Biến chứng mạn tính

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình bệnh đtđ trong 5 năm (1996 – 2000) tại khoa nội tiết bệnh viện bạch mai (Trang 40 - 43)

2. Phơng pháp nghiên cứu

4.6Biến chứng mạn tính

Sự ra đời của Insulin và các thuốc điều trị ĐTĐ đã hạ thấp tỷ lệ các bệnh nhân chết do ĐTĐ . Đời sống các bệnh nhân ĐTĐ kéo dài tạo điều kiện cho các

biến chứng mạn tính xuất hiện nh các biến chứng: Thận, mắt, bệnh tim mạch ,…

cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong chính ở bệnh nhân ĐTĐ .

4.6.1 Bệnh lý thận do ĐTĐ : 4.6.1.1 Ceton niệu:

Đây là dấu hiệu rất có giá trị báo trớc tình trạng hôn mê nhiễm toan ceton có thể xuất hiện nếu không điều trị kịp thời[]. Theo thống kê của chúng tôi thì tỷ lệ bệnh nhân có ceton trong nớc tiểu ở typ 1 là 25,2%, ở typ 2 là 10,9%. Theo kết quả trên cho thấy ceton niệu thờng gặp ở bệnh nhân typ 1 hơn và cũng phù hợp với[]. Còn ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có tỷ lệ ceton niệu là 10,9% là do bệnh nhân ĐTĐ typ 2 phần lớn vào viện kèm theo nhiều biến chứng : Nhiễm khuẩn tiết niệu, bệnh lý bàn chân , viêm phổi vì vậy tạo điều kiện cho ceton niệu xuất…

hiện.

4.6.1.2 Protein niệu:

Protein niệu trong bệnh ĐTĐ là dấu hiệu báo trớc của bệnh lý cầu thận. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ biến chứng protein niệu ở cả 2 typ không có sự khác biệt (typ 1 là 16,3%, typ 2 là 21,5%) cũng có kết quả tơng đồng nh nghiên cứu của Nguyễn Kim Lơng là 23,07%[] .Tỷ lệ có biến chứng suy thận của chúng tôi là 4,8%, kết quả này không có sự khác biệt mang tính thống kê với Nguyễn Kim Lơng là 7,98%. Tỷ lệ có biến chứng có HCTH là 4,1% ở typ 1 và 1,4% ở typ 2. Điều này cho thấy tuy HCTH gặp nhiều ở typ 1 hơn typ 2 nhng điều quan trọng hơn là biến chứng HCTH ở bệnh nhân ĐTĐ không phải là hiếm gặp so với điều trị trớc kia nhng cho thấy biến chứng thận là biến chứng rất hay gặp phù hợp với thời gian bị bệnh và khả năng quản lý đờng huyết ở bệnh nhân ĐTĐ .Trong bệnh án không làm đợc Micro-albumin niệu , nếu làm đợc thì tỷ lệ bệnh lý cầu thận do ĐTĐ còn cao hơn nhiều.

4.6.2 Biến chứng mắt:

Biến chứng mắt là 1 trong những biến chứng nặng khiến bệnh nhân phải vào viện. Từ năm 1877 Mackenzie đã phát hiện các phình mao mạch và xuất huyết võng mạc ở bệnh nhân ĐTĐ []. Qua nghiên cứu của chúng tôi, biến chứng

mạc do ĐTĐ chiếm 11,2%. Tỷ lệ biến chứng mắt của chúng tôi cũng không khác nhiều so với nghiên cứu của Đỗ Trung Quân là 32,9%[] và nghiên cứu của Nguyễn Hải Thuỷ là 30,8%[]. Riêng về tỷ lệ bệnh võng mạc ở bệnh nhân ĐTĐ thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Thái Hồng Quang là 20%[].

4.6.2 Cao huyết áp:

Theo nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ bệnh nhân bị CHA chung cho cả 2 typ là 17,5%. Còn theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Đào thì tỷ lệ này là 29,7%[]. Sự khác nhau này có thể là do số lợng bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi (2500 bệnh nhân ) và của Nguyễn Thị Bích Đào (111 bệnh nhân )[] là khác nhau. Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng mạch vành của chúng tôi là 9,9%, có kết quả tơng đồng với nghiên cứu của Nguyễn Hải Thuỷ là 10,3%[]. Chúng tôi nhận thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng suy tim và suy vành ở bệnh nhân ĐTĐ có tỷ lệ tơng đơng nhau.

4.7 Các biến chứng nhiễm trùng:

Bệnh nhân ĐTĐ thờng dễ bị nhiễm trùng và khi bị nhiễm trùng bệnh th- ờng rất nặng. Bệnh nhân ĐTĐ rất nhậy cảm với các nhiễm trùng, nhng một số nhiễm trùng thờng hay gặp hơn nh : nhiễm trùng da, viêm phổi, nhiễm trùng bàn chân…

4.7.1 Biến chứng da:

Tổn thong da là hậu quả của rối loạn chuyển hoá kéo dài ở bệnh nhân ĐTĐ. Đây là một biến chứng không nguy hiểm nên ít đợc chú ý[]. Theo kết quả của chúng tôi thì nhiễm trùng da là 6,5%, ở bệnh nhân typ 1 là 14,3%, còn typ 2 là 5,2%. Nh vậy có thể thấy nhiễm trùng da hay gặp ở bệnh nhân typ 1 hơn.

4.7.2 Biến chứng bàn chân:

Bàn chân ĐTĐ là nguyên nhân thờng gặp nhất khiến bệnh nhân phải vào viện do nhiễm trùng và tổn thơng mạch máu và thần kinh[]. Theo thống kê của chúng tôi thì biến chứng chân của bệnh nhân ĐTĐ typ 1 là 2,8%, ở typ 2 là 4,2%, không có sự khác biệt giữa 2 typ. Trong nghiên cứu của Nguyễn Hải Thuỷ là 1,63%, nh vậy có sự tơng đồng giữa 2 kết quả. Trong các biến chứng về bàn chân thì nổi trội hơn là biến chứng loét và hoại tử khô (1,7 và 1,0%), ở bệnh

nhân ĐTĐ typ 1 và typ 2 không thấy có sự khác biệt (1,4 và 1,8 %, 1,4 và 0,7%). Còn biến chứng hoại tử ớt và cắt cụt chủ yếu ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 (0,9 và 0,8 %), không thấy ở bệnh nhân typ 1.

4.7.3 Lao phổi

Lao phổi là 1 biến chứng thờng gặp ở bệnh nhân mắc bênh ĐTĐ. Lao phổi làm bệnh ĐTĐ nặng lên và ảnh hởng rất lớn tới khă năng kiểm soát đờng huyết với bệnh nhân này. Đặc điểm lao phổi ở bệnh nhân ĐTĐ là thờng tiến triển nặng , nhanh , và ít triệu chứng lâm sàng[]. Chúng tôi thấy tỷ lệ đó là 5,5%, cũng tơng đồng kết quả với Đỗ Trung Quân là 2,9% []. Tỷ lệ lao phổi bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là 5,0% , không có sự khác biệt nhiều với kết quả của Nguyễn Thị Bích Đào là 8,1% [].

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình bệnh đtđ trong 5 năm (1996 – 2000) tại khoa nội tiết bệnh viện bạch mai (Trang 40 - 43)