Phân tích tình hình sử dụng từng loại VLĐ tại công ty

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh phụ tùng xe máy ôtô showa việt nam (Trang 37 - 43)

Ô TÔ SHOWA VIỆT NAM

2.2.3Phân tích tình hình sử dụng từng loại VLĐ tại công ty

Xét về mặt hình thái, vốn lưu động trong Công ty tồn tại dưới bốn dạng chính đó là tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho, TSLĐ khác. Để có cái nhìn tốt hơn về tình hình sử dụng vốn lưu động trong Công ty ta tiến hành

phân tích tình hình sử dụng từng loại VLĐ.

2.2.3.1. Phân tích tình hình sử dụng tiền mặt của công ty:

Tiền mặt trong doanh nghiệp có tính thanh khoản cao, nó đáp ứng kịp thời các nhu cầu trước mắt của Công ty như: nhu cầu mua sắm hàng hóa, vật tư, nguyên, nhiên liệu phục vụ, thanh toán các chi phí cần thiết đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra bình thường và liên tục. Vì vậy việc dự trữ tiền mặt là cần thiết và tất yếu. Tuy nhiên khi dự trữ tiền mặt, mỗi doanh nghiệp cần tính toán mức dự trữ hợp lý nhất, đảm bảo đủ lượng tiền mặt cần thiết. Việc dự trữ quá nhiều sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.

Nhìn vào bảng kết cấu VLĐ của công ty (bảng 2.2) ta thấy qua các năm 2007, 2008 vốn lưu động tồn tại dưới dạng tiền mặt chiếm tỷ lệ nhỏ. Năm 2007, tỷ lệ tiền mặt chiếm 5.16 % trong tổng VLĐ. Năm 2008, tỷ lệ tiền mặt trong tổng vốn lưu động giảm xuống chỉ còn 3.6 %. Đến năm 2009 tiền mặt của Công ty đã tăng lên, chiếm 7.66 % trong tổng VLĐ. Như vậy, nhìn chung tỷ trọng tiền mặt trong tổng vốn lưu động tăng đáng kể trong năm 2009, điều này sẽ giúp cho Công ty thuận lợi trong việc đáp ứng nhu cầu hàng ngày và thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên điều này cũng chứng tỏ Công ty đã không tận dụng được nguồn vốn cho đầu tư, gây ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì tiền mặt tồn quỹ không sinh lợi.

Bảng 2.4:Tình hình dự trữ tiền mặt qua các năm.

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tiền 3,233,635,264 2,457,662,179 5,706,767,406

1. Tiền 3,233,635,264 2,457,662,179 5,706,767,406

2. Các khoản tương đương tiền 0 0 0

2.2.3.2. Phân tích tình hình các khoản phải thu của công ty:

Nhìn vào bảng kết cấu vốn lưu động (bảng 2.2) ta thấy các khoản phải thu chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng giá trị vốn lưu động. Năm 2007 các khoản phải thu chiếm 38.71 % trong tổng vốn lưu động, năm 2008, các khoản phải thu của Công ty tăng lên 41.47%. Năm 2009 các khoản phải thu giảm xuống chỉ còn 42.82 % trong tổng vốn lưu động. Các khoản phải thu có xu hướng tăng dần cho thấy hoạt động quản trị các khoản phải thu cần được quan tâm hơn, đặc biệt trong năm 2009, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao chứng tỏ hoạt động tiêu thụ của công ty đã được đẩy mạnh, nhưng mặt khác lại cho ta thấy nguồn vốn của công ty đang bị chiếm dụng, điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty .Để hiểu rõ hơn về tình hình các khoản phải thu của công ty ta có thể xem xét bảng sau:

Bảng 2.5: Tình hình các khoản phải thu của công ty

ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Các khoản phải thu 1. Phải thu khách hàng 2. Trả trước người bán 3.PT nội bộ NH 4. Phải thu khác Năm 2007 Giá trị 24,277,848,386 7,944,293,424 12,873,434,496 0 3,460,120,466 Tỷ lệ 100.00 32.72 53.03 0 14.25 Năm 2008 Giá trị 27,936,350,800 11,570,566,768 12,878,606,266 0 3,487,177,766 Tỷ lệ 100.00 41.42 46.10 0 12.48 Năm 2009 Giá trị 31,892,683,733 12,959,269,149 15,402,234,318 0 3,531,180,266 Tỷ lệ 100.00 40.63 48.29 0 11.07

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy năm 2007, các khoản phải thu là 24,277,848,386 đồng, nhưng đến 2008 các khoản phải thu lên đến 27,936,350,800 đồng. Năm 2009 các khoản phải thu của Công ty là 31,892,683,733 đồng.

Trong các khoản phải thu thì tỷ trọng các khoản trả trước người bán chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 45 %. Tỷ trọng của các khoản trả trước người bán này ổn định qua các năm. Năm 2007 các khoản trả trước người bán chiếm 53.03 % trong tổng các khoản phải thu. Năm 2008 tỷ lệ các khoản trả trước người bán đạt 46.10% trong tổng các khoản phải thu. Năm 2009, tỷ lệ các khoản trả trước người bán trong tổng các khoản phải thu lại giảm chỉ còn 48.29 %.

Các khoản phải thu khách hàng cũng chiếm tỷ trọng khá cao, năm 2007 chiếm 32.72% trong tổng số các khoản phải thu, năm 2008 là 41.42%, còn năm 2009 là 40.63%.

Tổng các khoản trả trước người bán và phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng rất lớn. Năm 2007 là 85.75%, năm 2008 là 87.52%, năm 2009 là 88.92%.

Các khoản phải thu nội bộ và phải thu khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Như vậy các khoản phải thu của công ty tăng qua các năm, điều này chứng tỏ hoạt động tiêu thụ của công ty được đẩy mạnh.

2.2.3.3. Phân tích tình hình hàng tồn kho của công ty:

Hoạt động dự trữ hàng tồn kho là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sự an toàn khi có biến cố bất thường xảy ra, hay dự trữ tăng thêm để đáp ứng nhu cầu thị trường khi cần thiết.

Để hiểu rõ hơn về tình hình hàng tồn kho của Công ty trong những năm gần đây ta có thể xem xét bảng sau:

Bảng 2.6: Tình hình hàng tồn kho của Công ty

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Hàng tồn kho 34,874,295,803 100.00% 36,697,163,57 2 100.00% 36,708,346,070 100.00% 1. NVL tồn kho 15,902,678,886 45.60% 19,765,092,30 0 53.86% 18,302,781,351 49.86% - NVL chính 9,593,918,775 27.51% 16,117,394,24 1 43.92% 11,273,133,078 30.71% - NVL phụ 6,308,760,111 18.09% 3,647,698,059 9.94% 7,029,648,272 19.15% 2. Công cụ, dụng cụ 7,728,143,950 22.16% 6,308,242,418 17.19% 7,459,135,921 20.32% 3. CPhí SXKD DD 9,489,295,888 27.21% 8,565,117,978 23.34% 7,906,977,743 21.54% 4. Thành phẩm 1,621,654,755 4.65% 1,405,501,365 3.83% 2,048,325,711 5.58% 5. Hàng hóa 132,522,324 0.38% 649,539,795 1.77% 991,125,344 2.70%

(Nguồn: Trích từ bảng cân đối tài khoản 2007 – 2009)

Căn cứ vào bảng kết cấu vốn lưu động (bảng 2.2) ta thấy: trong cơ cấu VLĐ của Công ty , hàng tồn kho chiếm tỷ trọng không nhỏ. Năm 2007, giá trị hàng tồn kho của Công ty chiếm 29,04 % trong tổng vốn lưu động. Năm 2008 tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng vốn lưu động có sự giảm sút, hàng tồn kho chiếm 29,00 %. Và đến năm 2009 hàng tồn kho giảm chỉ còn 18,37 %.

Qua các năm 2007, 2008 tỷ trọng hàng tồn kho có sự biến động nhưng sự biến động này quá nhỏ, nhìn chung tỷ trọng hàng tồn kho của Công ty tương đối ổn định. Tình trạng này thì sẽ dẫn đến ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.Đến năm 2009 thì Công ty đã có nhiều biện pháp để giải phóng lượng HTK. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trọng lớn trong hàng tồn kho. Năm 2007 nguyên vật liệu tồn kho chiếm 45,60 % giá trị hàng tồn kho, năm 2008 con số này là 53,86 %, đến năm 2009, tỷ trọng nguyên vật liệu trong hàng tồn kho giảm còn 49,86 %. Tỷ trọng nguyên vật liệu trong hàng tồn kho khá cao, tuy nhiên, với đặc điểm là một doanh nghiệp sản xuất, hoạt động sản xuất lại mang tính mùa vụ, thì tỷ trọng nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất như trên là một điều hợp lý.

Chiếm tỷ trọng nhỏ hơn hàng tồn kho là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2007, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm 27,21 %

hàng tồn kho, nhưng đến 2008, chi phí này chỉ chiếm 23,34 %. Đến 2009, tỷ trọng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm xuống chiếm 21,54 % trong tổng giá trị hàng tồn kho. Việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là một nhân tố quan trọng góp phần làm giảm giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

2.2.3.4. Phân tích tình hình sử dụng tài sản lưu động khác:

Tài sản ngắn hạn khác trong Công ty chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng vốn lưu động của Công ty, dao động từ 2 % đến 5% trong tổng vốn lưu động của Công ty .

Nhìn vào bảng kết cấu vốn lưu động của công ty (bảng 2.2) ta có thể thấy tài sản ngắn hạn khác của Công ty có sự biến động qua các năm. Năm 2007 tài sản lưu động khác của Công ty đạt 331,630,792 đồng, nhưng đến 2008, tài sản lưu động khác của Công ty đã có sự giảm sút chỉ còn 273,432,792 đồng. Đến năm 2009, tài sản lưu động này lại giảm về 0 đồng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh phụ tùng xe máy ôtô showa việt nam (Trang 37 - 43)