- Tổn thất chung: Tổn thất chung gây ra bởi hoặc do hậu quả của hành động tổn thất chung, đó là sự hi sinh một số ít quyền lợi của chủ hàng,
1.2.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hiểm hàng hả
về bảo hiểm hàng hải
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàm chứa các mối quan hệ bảo hiểm. Đó là những mối quan hệ phức tạp giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm; giữa các tổ chức bảo hiểm với nhau; giữa tổ chức bảo hiểm với các tổ chức kinh tế, xã hội khác và Nhà nước. Các mối quan hệ này không chỉ bó hẹp trong phạm vi từng quốc gia mà rộng khắp trên phạm vi quốc tế. Những mối quan hệ đó được điều chỉnh bằng luật pháp của các quốc gia và cả những nguồn luật mang tính chất quốc tế và khu vực.
Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm là tên gọi chung của các văn bản pháp lý, án lệ, tiền lệ có đối tượng điều chỉnh là quan hệ bảo hiểm tạo thành một hệ thống pháp luật hướng tới một chuẩn mực điều chỉnh các quan mối quan hệ bảo hiểm.
Pháp luật về bảo hiểm hàng hải ra đời từ rất sớm. Vào khoảng ba, bốn thế kỷ trước công nguyên, luật buôn bán đường biển Ru-tơ giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động buôn bán đường biển ở Địa Trung Hải. Trong luật này có quy định về "tổn thất chung trên biển". Sau thế kỷ 14, theo đà phát triển của hoạt động buôn bán đường biển cũng như sự phồn vinh của hoạt động bảo hiểm hàng hải ở châu Âu đã dần xuất hiện những luật lệ về hoạt động hàng hải, trong đó gồm cả nội dung của luật pháp về bảo hiểm. Theo đà phát triển của thương mại quốc tế và sự tiến bộ về giao thông quốc tế các văn bản luật liên quan đến buôn bán quốc tế liên tục ra đời và phát triển.
Pháp lệnh Bacelona - Tây Ban Nha năm 1435 đã công bố Quy tắc bảo hiểm hàng hải và thủ tục bồi thường tổn thất. Pháp luật này cho đến nay được coi là "Luật bảo hiểm hàng hải lâu đời nhất trên thế giới". Năm 1523, Phơ-ru- lông-sa (người Italia) đã tổng kết cách làm của bảo hiểm hàng hải trước đây và đặt ra điều lệ tương đối hoàn chỉnh, đồng thời quy định mẫu đơn bảo hiểm
tiêu chuẩn. Sau đó ở thành phố Antwerp của Bỉ, Amstecrdam của Hà Lan đã lập ra tòa án bảo hiểm hàng hải để xét xử những vụ tranh chấp về bảo hiểm.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và giao lưu thương mại quốc tế, tại một số nước phát triển ở Tây Âu, luật bảo hiểm hàng hải được ban hành và đó là nền tảng pháp lý quan trọng cho các đạo luật bảo hiểm hàng hải ở các quốc gia ngày nay.
Luật bảo hiểm hàng hải ra đời sớm nhất tại Italia, đó là luật bảo hiểm hàng hải Căng-sô-ra-đô. Sau đó, pháp lệnh về hoạt động hàng hải do nhà vua nước Pháp Louis 14 ban hành năm 1681 có 6 chương quy định về bảo hiểm. Luật bảo hiểm hàng hải của Anh ra đời năm 1906 đã có ảnh hưởng sâu rộng đối với luật bảo hiểm hàng hải của các nước trên thế giới.
Tại Việt Nam ngày 30-6-1990, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật hàng hải (sau đây gọi là Bộ luật hàng hải 1990). Đây là một bộ luật có quy mô lớn với nhiều chế định phức tạp, được ban hành trong thời kỳ đổi mới đất nước. Bộ luật hàng hải 1990 ra đời đã góp phần điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động hàng hải. Trong Bộ luật hàng hải 1990 có 41 điều quy định về bảo hiểm hàng hải (từ Điều 200 đến Điều 240 chương XVI). Nội dung chủ yếu của các điều luật này ngoài phần quy định chung còn có những phần như: giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm; chuyển giao quyền theo hợp đồng bảo hiểm hàng hải; bảo hiểm bao; thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải; đòi người thứ ba bồi thường tổn thất; từ bỏ đối tượng bảo hiểm; thanh toán tiền bồi thường…
Sau Bộ luật hàng hải, tại kỳ họp thứ 8, khóa X, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm. Luật kinh doanh bảo hiểm là văn bản luật chuyên ngành bảo hiểm đầu tiên, luật này điều chỉnh các quan hệ trong kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam trong đó có cả bảo hiểm hàng hải. Hai đạo luật quan trọng này, cùng với các văn bản
dưới luật khác đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động bảo hiểm hàng hải Việt Nam nói chung, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển biển nói riêng.
Sau 15 năm ban hành, Bộ luật hàng hải 1990 đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của hoạt động vận tải biển và ngoại thương. Mặc dù vậy, trong bối cảnh giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, trình độ khoa học kỹ thuật phát triển ngày càng cao, các hình thức hợp tác kinh tế, phương thức chuyển giao ngày càng đa dạng, phong phú, luật pháp quốc tế về hàng hải, thương mại và bảo hiểm có những thay đổi đòi hỏi Bộ luật hàng hải cũng phải thay đổi là một tất yếu.
Xuất phát từ lý do này, ngày 14/6/2005 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật hàng hải Việt Nam mới, thay thế Bộ luật hàng hải năm 1990 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2006 (sau đây gọi là Bộ luật hàng hải 2005). Kế thừa và phát triển các quy định về bảo hiểm hàng hải trong Bộ luật hàng hải 1990, trong Bộ luật hàng hải 2005, có 37 điều quy định liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải.