- Tổn thất chung: Tổn thất chung gây ra bởi hoặc do hậu quả của hành động tổn thất chung, đó là sự hi sinh một số ít quyền lợi của chủ hàng,
3.2.2.1. Tạo ra tính thống nhất giữa Luật kinh doanh bảo hiểm và Bộ luật hàng hải Việt Nam trong quy định về bảo hiểm trùng
Bộ luật hàng hải Việt Nam trong quy định về bảo hiểm trùng
Vấn đề bảo hiểm trùng được quy định trong Điều 44 Luật kinh doanh bảo hiểm như sau:
1. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.
2. Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản [4]. Trong khi đó, tại Điều 234 Bộ luật hàng hải Việt Nam lại quy định:
1. Trường hợp có hai hoặc nhiều đơn bảo hiểm do người được bảo hiểm, người đại diện của người được bảo hiểm giao kết về cùng đối tượng bảo hiểm và cùng một rủi ro hàng hải mà tổng số tiền bảo hiểm vượt quá giá trị bảo hiểm thì người được bảo hiểm được coi là đã bảo hiểm vượt quá giá trị bằng cách bảo hiểm trùng
2. Trong trường hợp bảo hiểm trùng quy định tại khoản 1 điều này thì tất cả những người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường trong phạm vi giá trị bảo hiểm và mỗi người chỉ chịu trách nhiệm tương ứng với số tiền bảo hiểm mà mình đã nhận bảo hiểm [2].
Nghiên cứu quy định về bảo hiểm trùng trong Luật kinh doanh bảo hiểm và Bộ luật hàng hải Việt Nam đặt ra ba vấn đề cần được giải quyết:
Vấn đề thứ nhất: Sự khiếm khuyết và sơ hở trong quy định bảo hiểm
trùng trong Luật kinh doanh bảo hiểm.
Thật vậy, theo Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam, để được gọi là bảo hiểm trùng chỉ cần có đủ ba dấu hiệu, đó là:
-Cùng một đối tượng bảo hiểm;
-Đối tượng được bảo hiểm bởi hai hợp đồng bảo hiểm trở lên;
-Các hợp đồng bảo hiểm có cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Theo định nghĩa bảo hiểm trùng trong Bộ luật hàng hải, để được gọi là bảo hiểm trùng cần có đủ bốn dấu hiệu, đó là:
-Cùng một đối tượng bảo hiểm;
-Đối tượng được bảo hiểm bởi hai hợp đồng bảo hiểm trở lên;
-Các hợp đồng bảo hiểm có cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm;
-Tổng số tiền bảo hiểm của các hợp đồng vượt quá giá trị bảo hiểm. Như vậy, so sánh với định nghĩa về bảo hiểm trùng trong Bộ luật hàng hải, định nghĩa bảo hiểm trùng trong luật kinh doanh bảo hiểm còn thiếu quy định về tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng phải lớn hơn giá trị bảo hiểm.
Sự khiếm khuyết trong định nghĩa bảo hiểm trùng trong Luật kinh doanh bảo hiểm sẽ nảy sinh một vấn đề trong thực tiễn là không có một ranh giới nào để phân biệt bảo hiểm trùng với đồng bảo hiểm và bảo hiểm giá trị gia tăng và dẫn tới một sơ hở trong luật. Để làm rõ điều này, xin đưa ra một ví dụ minh họa. Chẳng hạn, một người có một tài sản trị giá 100 triệu đồng, được bảo hiểm đồng thời bằng hai hợp đồng bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm A và doanh nghiệp bảo hiểm B với số tiền bảo hiểm lần lượt là 20 triệu đồng và 30 triệu đồng. Giả sử xảy ra một tổn thất 50 triệu đồng thuộc trách nhiệm bồi thường của cả hai doanh nghiệp bảo hiểm. Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật kinh doanh bảo hiểm thì rõ ràng đây là bảo hiểm
trùng và như vậy, theo khoản 2 điều này thì các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải bồi thường như sau:
-Doanh nghiệp bảo hiểm A bồi thường = 50 tr x (20 tr: 50 tr) = 20 triệu đồng
-Doanh nghiệp bảo hiểm B bồi thường = 50 tr x (30 tr: 50 tr) = 30 triệu đồng
Tổng số tiền bồi thường của hai doanh nghiệp bảo hiểm là 50 triệu đồng. Sự sơ hở trong luật được thể hiện trong ví dụ trên là ở chỗ người được bảo hiểm nhận được tổng số tiền bồi thường là 50 triệu đồng trong khi lẽ ra họ chỉ được nhận số tiền bồi thường là 25 triệu đồng với cách tính toán bồi thường theo quy tắc tỷ lệ đối với các hợp đồng bảo hiểm dưới giá trị tương ứng là:
-Doanh nghiệp bảo hiểm A bồi thường = 50 tr x (20tr: 100 tr) = 10 triệu đồng.
-Doanh nghiệp bảo hiểm B bồi thường = 50 tr x (30tr: 100 tr) = 15 triệu đồng.
Vấn đề thứ hai: Sự không rõ ràng trong điều 234 Bộ luật hàng hải Việt
Nam về cách giải quyết bồi thường trong trường hợp bảo hiểm trùng.
Quy định tại khoản 2 Điều 234 Bộ luật hàng hải Việt Nam, mỗi người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm tương ứng với số tiền bảo hiểm mà mình đã nhận bảo hiểm trong trường hợp bảo hiểm trùng là thiếu rõ ràng. Điều này sẽ dẫn tới khó khăn trong việc vận dụng của các doanh nghiệp bảo hiểm trong thực tiễn kinh doanh bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.
Vấn đề thứ ba: Trong thực tế, nhiều trường hợp bảo hiểm trùng xảy ra
do bên mua bảo hiểm có chủ ý từ trước với mong muốn trục lợi trong quan hệ bảo hiểm. Đây là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp bảo hiểm quan tâm và thức tế họ đã tốn không ít công sức, tiền bạc vào việc phát hiện và hạn chế hành vi trục lợi kiểu này. Tuy nhiên, cố gắng của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng
không thể đủ để làm lành mạnh hóa quan hệ giữa các bên trong hợp đồng bảo hiểm nếu thiếu sự hậu thuẫn của Nhà nước bằng công cụ luật pháp. Với góc độ như vậy, thiết nghĩ các quy định của pháp luật bảo hiểm Việt Nam trong Luật kinh doanh bảo hiểm và Bộ luật hàng hải còn thiếu một khoản quy định về chế tài sử dụng trong trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm có đủ bằng chứng chứng minh rằng việc tham gia bảo hiểm trùng xuất phát từ ý đồ trục lợi của bên mua bảo hiểm.
Từ ba vấn đề đặt ra trên đây, chúng tôi xin đưa ra các kiến nghị sau:
Thứ nhất: Sửa đổi khoản 1 điều 44 Luật kinh doanh bảo hiểm theo
hướng bổ sung thêm một dấu hiệu nữa của bảo hiểm trùng là tổng số tiền bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm phải lớn hơn giá trị bảo hiểm. Điều này không những tạo ra sự thống nhất giữa Luật kinh doanh bảo hiểm với Bộ luật hàng hải, tạo ra sự chặt chẽ trong định nghĩa bảo hiểm trùng trong Luật kinh doanh bảo hiểm mà còn giúp phân biệt rõ ràng giữa bảo hiểm trùng với đồng bảo hiểm và bảo hiểm giá trị gia tăng.
Thứ hai: Sửa đổi khoản 2 Điều 234 Bộ luật hàng hải Việt Nam theo
cách quy định rõ ràng về trách nhiệm bồi thường của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm trong bảo hiểm trùng là xác định số tiền bồi thường của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm trên cơ sở tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm của từng đơn bảo hiểm và tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các đơn bảo hiểm. Sửa đổi này giúp cho việc vận dụng trong thực tiễn được thuận lợi hơn và tránh tranh chấp có thể xảy ra giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm.
Thứ ba: Bổ sung thêm khoản 3 trong Điều 44 Luật kinh doanh bảo
hiểm và Điều 234 Bộ luật hàng hải Việt Nam quy định về việc các doanh nghiệp bảo hiểm được phép từ chối bồi thường trong trường hợp chứng minh được ý đồ man trá, trục lợi của bên mua bảo hiểm trong bảo hiểm trùng. Quy định này hoàn toàn phù hợp với pháp luật bảo hiểm của các nước phát triển và
có tác dụng ngăn ngừa, răn đe các hành vi trục lợi bảo hiểm thông qua việc cố ý tham gia bảo hiểm tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm của người mua bảo hiểm.