Khái niệm, phân loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đƣờng biển quốc tế

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển quốc tế (Trang 40)

- Tổn thất chung: Tổn thất chung gây ra bởi hoặc do hậu quả của hành động tổn thất chung, đó là sự hi sinh một số ít quyền lợi của chủ hàng,

2.1.1 Khái niệm, phân loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đƣờng biển quốc tế

VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƢỜNG BIỂN QUỐC TẾ

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƢỜNG BIỂN QUỐC TẾ BẰNG ĐƢỜNG BIỂN QUỐC TẾ

2.1.1 Khái niệm, phân loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đƣờng biển quốc tế bằng đƣờng biển quốc tế

Khái niệm hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Điều 567 Bộ luật dân sự 2005 và Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Tuy nhiên, đây chỉ là khái niệm chung về hợp đồng bảo hiểm. Cả hai đạo luật trên đều không quy định về bất kỳ hợp đồng bảo hiểm cụ thể nào. Do đó, để đi đến khái niệm về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế, trước hết luận văn bắt đầu bằng khái niệm hợp đồng bảo hiểm hàng hải được đề cập tại Điều 224 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005.

1. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng. Rủi ro hàng hải là những rủi ro liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc các rủi ro khác được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có thể mở rộng theo những điều kiện cụ thể hoặc theo tập quán thương mại để bảo vệ quyền lợi

của người được bảo hiểm đối với những tổn thất xảy ra trên đường thuỷ nội địa, đường bộ hoặc đường sắt thuộc cùng một hành trình đường biển [2].

Từ khái niệm hợp đồng bảo hiểm trong Bộ luật dân sự; Luật kinh doanh bảo hiểm và khái niệm hợp đồng bảo hiểm hàng hải trong Bộ luật hàng hải nói trên, có thể hiểu: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người mua bảo hiểm và người bảo hiểm, theo đó người mua bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm còn người bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra cho hàng hóa được bảo hiểm trong suốt hành trình được bảo hiểm.

Thông thường, hành trình được bảo hiểm bắt đầu từ kho của người bán (người xuất khẩu) đến kho của người mua (người nhập khẩu). Như vậy, ngoài hành trình trên biển, hàng hóa còn được bảo hiểm cả trên quãng đường vận chuyển bộ từ kho người bán đến cảng bốc hàng và từ cảng dỡ hàng đến kho của người mua.

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế thường được chia thành hai loại là hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao.

Hợp đồng bảo hiểm chuyến là hợp đồng bảo hiểm cho một lô hàng trên một chuyến hành trình từ địa điểm này đến địa điểm khác. Đây là loại hợp đồng "tường minh" nhất bởi lẽ những thông tin về đối tượng bảo hiểm như: tên hàng, số lượng xếp xuống tàu, đặc điểm nhận biết, giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm... cũng như những thông tin về phương tiện vận chuyển, hành trình như: tên tàu, chủ tàu, cảng xếp hàng, ngày xếp hàng... đều được thể hiện rõ trong hợp đồng bảo hiểm.

được bảo hiểm gửi đi hoặc nhận được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). Hợp đồng bảo hiểm bao thường áp dụng cho các khách hàng nhập khẩu thường xuyên với khối lượng hàng hóa lớn từ nhiều cảng, nhiều nơi trên thế giới hay với lô hàng lớn, vận chuyển giao hàng nhiều lần. Khác với hợp đồng bảo hiểm chuyến, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm bao có nhiều thông tin liên quan đến hợp đồng người bảo hiểm chưa được biết. Chính vì lẽ đó mà hợp đồng bảo hiểm bao được coi là một dạng hợp đồng nguyên tắc trong đó các bên thỏa thuận các điều khoản làm cơ sở cho việc tính giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm tương ứng với những điều kiện bảo hiểm, phương thức thanh toán phí, cam kết về phương tiện chuyên chở... Với mỗi chuyến hàng bên mua bảo hiểm phải có nghĩa vụ cung cấp những thông tin mà bên bảo hiểm yêu cầu và theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm, bên bảo hiểm phải cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng chuyến hàng mà bên mua bảo hiểm nhập (xuất).

Trong thực tiễn kinh doanh, do mang lại nhiều lợi ích và ưu thế hơn so với hợp đồng bảo hiểm chuyến nên hợp đồng bảo hiểm bao luôn được các doanh nghiệp bảo hiểm khuyến khích áp dụng. Hợp đồng bảo hiểm bao phù hợp đối với những khách hàng có khối lượng hàng hóa nhập, xuất lớn trong năm. Hợp đồng bảo hiểm bao được ký kết và thực hiện trên tinh thần thiện chí.

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển quốc tế (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)