giao thông và dân dụng.
2.1 Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp
2.1.1 Đối tượng tính giá thành:
Công tác tính giá thành là một công cụ kinh tế quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất cũng như tình hình tổ chức quản lý sản xuất ở các doanh nghiệp xây lắp, nhằm đảm bảo tính chính xác, tính đúng giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản lý theo dõi được tình hình sản xuất thi công, tình hình quản lý và sử dụng chi phí, từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời ngăn chặn những khoản chi phí phát sinh không hợp lý. Để thực hiện tốt công tác tính giá thành thì cần phải xác định đối tượng tính giá thành chính xác.
Tại Xí nghiệp Xây dựng giao thông và dân dụng, đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp cũng đồng thời là đối tượng để tập hợp chi phí sản xuất đó chính là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao và khối lượng công việc hoàn thành theo giao đoạn quy ước.
2.1.2 Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành của Xí nghiệp là khi công trình hoàn thành, sau khi tiến hành kiểm kê giá trị dở dang cuối kỳ. Khi công trình hoàn thành bàn giao thường vào cuối mỗi quý, hai bên tiến hành nghiệm thu và thanh toán
2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Trong xây dựng, sản phẩm dở dang là các công trình, hạng mục công trình đang thi công dở dang, chưa hoàn thành, hoặc khối lượng công tác xây lắp dở dang trong kỳ chưa được chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán. Xác định sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất trong kỳ cho khối lượng sản phẩm làm dở dang cuối kỳ theo những nguyên tắc nhất định.
Do đặc điểm thi công các công trình xây dựng có giá trị lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công dài nên để phù hợp với yêu cầu quản lý và kỳ hạch toán việc tính giá trị sản phẩm dở dang ở Xí nghiệp Xây dựng giao thông và dân dụng được xác định bằng phương pháp kiểm kê vào cuối mỗi quý. Trong biên bản kiểm kê ghi rõ khối lượng sản phẩm dở dang thuộc đối tượng xây lắp nào và mức độ hoàn thành như thế nào. Tuỳ thuộc vào phương thức thanh toán, khối lượng công tác xây lắp hoàn thành giữa chủ đầu tư và Xí nghiệp mà kế toán Xí nghiệp lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp:
+ Nếu quy định các công trình, hạng mục công trình áp dụng hình thức thanh toán toàn bộ khi công trình hoàn thành thì tổng chi phí sản xuất từ khi thi công đến thời điểm xác định chính là chi phí sản xuất dở dang thực tế. Hình thức này chủ yếu áp dụng cho những công trình vừa và nhỏ.
+ Nếu quy định các công trình, hạng mục công trình thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì sản phẩm dở dang là các giai đoạn xây lắp chưa hoàn thành. Khối lượng công việc không được chủ đầu tư thanh toán là khối lượng sản phẩm dở dang
toán
cuối kỳ. Chi phí của khối lượng xây lắp (KLXL) dở dang cuối kỳ lúc này được xác định dựa trên đơn giá dự toán theo CT:
Chi phí thực tế của KLXL dở dang cuối kỳ = Chi phí thực tế của KLXL dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế của KLXL phát sinh trong kỳ x Giá trị dự toán của KLXL dở dang cuối kỳ Giá trị dự toán của
KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ
+ Giá trị dự toán của KLXL dở dang cuối kỳ
Đối với công trình thuỷ điện Huội Quảng được thực hiện bàn giao công trình hoàn thành theo từng điểm dừng kỹ thuật. Dựa trên giá thành dự toán đã ký kết và công thức tính như trên kế toán Xí nghiệp tiến hành tính toán giá trị KLXL dở dang cuối kỳ.
Quý IV/2010 công trình nhà máy thuỷ điện Huội Quảng có các số liệu sau: - Chi phí thực tế KLXL dở dang đầu quý IV: 139.734.605 đồng
- Chi phí thực tế KLXL phát sinh trong quý IV: 1.086.091.988 đồng - Giá trị dự toán KLXL hoàn thành bàn giao trong quý IV: 1.278.974.000 - Giá trị dự toán KLXL dở dang cuối quý IV: 120.468.200
Dựa vào công thức trên kế toán tính được chi phí thực tế của KLXL dở dang cuối quý IV công trình đường vào Nhà máy thuỷ điện Huội Quảng - Sơn La như sau:
Chi phí thực tế của KLXL dở dang cuối kỳ = 139.734.605 + 1.086.091.988 x 120.468.200 1.278.974.000 + 120.468.200 = 105.522.846 (đồng)
2.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
Xuất phát từ đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp là công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư và đơn vị thi công, Xí nghiệp Xây dựng giao thông và dân dụng đã áp dụng phương pháp tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình theo phương pháp trực tiếp (hay còn gọi là phương pháp giản đơn). Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí phát sinh ở công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình và được xác định theo công thức sau: Giá trị thực tế khối
lượng xây lắp hoàn thành bàn giao = Chi phí thực tế của KLXL dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế của KLXL phát sinh trong kỳ - Chi phí thực tế của KLXL dở dang cuối kỳ Đối với công trình đường vào Nhà máy thuỷ điện Huội Quảng - Sơn La giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao quý IV/2010 được tính như sau:
Giá thành công trình đường vào
thuỷ điện Huội Quảng - Sơn La = 139.734.605 + 1.086.091.988 - 105.522.846 = 1.120.303.747 (đ)
toán
1. Tác dụng
Bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp dùng để theo dõi và tính giá thành sản phẩm xây lắp từng công trình, hạng mục công trình trong từng kỳ hạch toán.
2. Cơ sở lập
Căn cứ vào Sổ chi tiết TK 154 kỳ này để ghi số liệu vào Bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp
3. Kết cấu và phương pháp lập
- Cột A: Ghi số thứ tự các công trình - Cột B: Ghi tên các công trình
- Cột 1: Ghi chi phí dở dang đầu kỳ của các công trình
- Cột 2, 3, 4, 5: Ghi số tiền theo từng khoản mục chi phí trong kỳ gồm chi phí NVLTT, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. - Cột 6: Ghi tổng số tiền các khoản mục chi phí trong kỳ. Cột 6 = Cột 1 + Cột 2 +Cột 3 - Cột 7: Ghi chi phí dở dang cuối kỳ của các công trình
- Cột 8: Ghi giá thành sản xuất sản phẩm trong kỳ
toán
DIỄN GIẢI SỔ NHẬT KÝ CHUNG
1. Tác dụng
Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó, thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi Sổ Cái.
Số liệu ghi trên Sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái
2. Cơ sở lập
Căn cứ vào Hoá đơn GTGT, Phiếu thu, Phiếu chi, Bảng kê nhập (xuất) vật tư Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương nhân công thuê ngoài, Bảng thanh toán tiền lương khối biên chế, Bảng thanh toán tiền lương Đội, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Căn cứ vào Nhật trình chạy máy, Bảng tính khấu hao TSCĐ, Bảng kê chi phí thuê máy thi công, Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài,
3. Kết cấu và phương pháp lập
- Cột A, B: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
Ví dụ: Ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ là 31/10 - Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của chứng từ kế toán.
Ví dụ: Xuất kho nhiên liệu sử dụng MTC công trình thuỷ điện Huội Quảng - Cột C: Ghi số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, Tài khoản ghi Có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng.
Ví dụ: Số hiệu các tài khoản theo định khoản kế toán tương ứng với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh gồm TK 621, TK 152.
- Cột 1,2: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Nợ, Có
Ví dụ: Số tiền phát sinh bên Nợ TK 621 là 32.947.000 đồng Số tiền phát sinh bên Có TK 152 là 32.947.000 đồng
- Cuối trang sổ, cộng số phát sinh luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ ghi số cột trang trước chuyển sang.
toán
* Tác dụng:
Sổ Cái TK 621 là sổ kế toán tổng hợp dùng để theo dõi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của tài khoản tổng hợp “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” trong niên độ kế toán. Tài khoản 621 được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên Sổ Cái TK 621 đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán.
* Cơ sở lập:
Căn cứ vào Sổ Nhật ký chung kế toán tiến hành phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào Sổ Cái TK 621
*. Kết cấu và phương pháp lập:
- Cột A, B: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ
VD: Căn cứ PXK xuất cho công trình nhà máy thủy điện Huội Quảng – Sơn La ghi số hiệu dùng để ghi sổ: PXK09.02
Ngày, tháng lập của chứng từ kế toán để ghi sổ là 30/11
- Cột C: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ phát sinh
VD: Xuất kho xi măng Chiềng Sinh PCB30 Sơn La CT Huội Quảng T11/2010
- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng với TK 621 VD: Số hiệu TK đối ứng với TK 621 là TK 152
- Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có của TK 621 theo từng nghiệp vụ kinh tế.
VD: Số tiền xuất kho xi măng Chiềng Sinh PCB30 Sơn La được ghi vào cột 1 là 134.550.000 đồng.
- Dòng cộng phát sinh: ghi tổng số tiền phát sinh trong kỳ của TK 621 từ cột 1, cột 2 VD: Tổng số tiền phát sinh chi phí NVL trực tiếp trong Quý IV của Xí nghiệp XD
giao thông và dân dụng là 2.098.137.846 đồng
toán
* Tác dụng:
Sổ Cái TK 622 là sổ kế toán tổng hợp dùng để theo dõi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của tài khoản tổng hợp “Chi phí nhân công trực tiếp” trong niên độ kế toán. TK 622 được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên Sổ Cái TK 622 đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán.
* Cơ sở lập:
Căn cứ vào Sổ Nhật ký chung kế toán tiến hành phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp vào Sổ Cái TK 622
* Kết cấu và phương pháp lập:
- Cột A, B: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
VD: Ngày của chứng từ dùng để ghi sổ công trình nhà máy thủy điện Huội Quảng – Sơn La là 31/12
Số hiệu chứng từ 31.10/12
- Cột C: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ phát sinh
VD: Xác định lương công trình Huội Quảng – Sơn La tháng 10/2010
- Cột D: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng với TK 622
VD: Số hiệu tài khoản đối ứng với TK 622 là TK 334
- Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có của TK 622 theo từng nghiệp vụ kinh tế.
VD: Số tiền phát sinh bên Nợ công trình nhà máy thuỷ điện Huội Quảng – Sơn La của TK 622 là 67.011.000 đồng
- Dòng cộng phát sinh: Cộng tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ của từng cột 1, cột 2.
VD: Tổng chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong Quý IV của Xí nghiệp XD giao thông và dân dụng là: 827.992.100 đồng
toán
* Tác dụng:
Sổ Cái TK 623 là sổ kế toán tổng hợp dùng để theo dõi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của tài khoản tổng hợp “Chi phí sử dụng máy thi công” trong niên độ kế toán. TK 623 được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên Sổ Cái TK 623 đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán.
* Cơ sở lập:
Căn cứ vào Sổ Nhật ký chung kế toán tiến hành phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến chi phí sử dụng máy thi công vào Sổ Cái TK 623
* Kết cấu và phương pháp lập:
- Cột A, B: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
VD: Ngày, tháng lập của chứng từ kế toán để ghi sổ công trình đường vào nhà máy thủy điện Huội Quảng – Sơn La là 31/10
Số hiệu ghi sổ 05.10/10
- Cột C: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ phát sinh
VD: Xuất kho nhiên liệu sử dụng máy thi công CT Huội Quảng
- Cột D: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng với TK 623
VD: Số hiệu tài khoản đối ứng với TK 623 là TK 152
- Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có của TK 623 theo từng nghiệp vụ kinh tế.
VD: Số tiền phát sinh bên Nợ của TK 623 là 32.947.000 đồng
- Dòng cộng phát sinh: Ghi tổng số tiền phát sinh cột 1, cột 2
VD: Tổng chi phí sử dụng máy thi công trong Quý IV/2010 của Xí nghiệp XD giao thông và dân dụng là 217.710.042 đồng
toán
* Tác dụng:
Sổ Cái TK 627 là sổ kế toán tổng hợp dùng để theo dõi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của tài khoản tổng hợp “Chi phí sản xuất chung” trong niên độ kế toán. TK 627 được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên Sổ Cái TK 627 đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán.
* Cơ sở lập:
Căn cứ vào Sổ Nhật ký chung kế toán tiến hành phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến chi phí sản xuất chung vào Sổ Cái TK 627
* Kết cấu và phương pháp lập:
- Cột A, B: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
VD: Căn cứ vào các Hóa đơn GTGT ghi số hiệu dùng để ghi sổ của công trình nhà máy thủy điện Huội Quảng – Sơn La là: 31.12/12
Ngày tháng dùng để ghi sổ: 31/12
- Cột C: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ phát sinh
VD: Thanh toán tiền điện nước, điện thoại Quý IV/2010 công trình thuỷ điện Huội Quảng
- Cột D: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng với TK 627
VD: Số hiệu tài khoản đối ứng với TK 627 là TK 111
- Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có của TK 627 theo từng nghiệp vụ kinh tế.
VD: Số tiền phát sinh thanh toán tiền điện nước, điện thoại được ghi vào cột 1 là 3.320.000 đồng
- Dòng cộng phát sinh: Ghi tổng phát sinh theo cột 1, cột 2
VD: Tổng chi phí sản xuất chung trong Quý IV/2010 của Xí nghiệp XD giao thông và dân dụng là 359.311.000 đồng.
toán
* Tác dụng:
Sổ Cái TK 154 là sổ kế toán tổng hợp dùng để theo dõi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của tài khoản tổng hợp “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” trong niên độ kế toán. TK 154 được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên Sổ