ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG NHẬN DIỆN CỦA EXIMBANK
3.1.1 Xu hướng thay đổi của môi trường kinh doanh ngành tài chính ngân hàng
thâu tóm Sacombank” tạo ra những luồng dư luận trái chiều không tích cực về Eximbank.
2.3.3.2 Đánh giá khai thác hệ thống nhận diện trong các hoạt động khác.
- Trong hoạt động quản lý: Các chi nhánh của Eximbank chưa được hướng dẫn thực hiện hay được trang bị một hệ thống nhận diện thương hiệu chuẩn hóa, thống nhất trong toàn hệ thống mà vẫn diễn ra sự tùy tiện, sai khác do hoạt động quản lý vẫn chưa gắn liền với hoạt động khai thác, sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu. Hoạt động quản lý bằng các văn bản, giấy tờ, tài liệu của ngân hàng cũng chưa sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu một cách đồng bộ, các yếu tố nhận diện thương hiệu trên các mẫu giấy tờ chưa được đầu tư kỹ lưỡng về mặt thiết kế, sử dụng còn đơn giản và ít tinh tế. Sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu trong quản lý cũng thể hiện ý thức về thương hiệu của người lãnh đạo.
PHẦN 3
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNGNHẬN DIỆN CỦA EXIMBANK NHẬN DIỆN CỦA EXIMBANK
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1 Xu hướng thay đổi của môi trường kinh doanh ngành tài chính ngânhàng hàng
Trước năm 1990, ở Việt Nam các nhà quản trị ngân hàng ít hoặc không quan tâm đến hoạt động xây dựng thương hiệu. Họ không giới thiệu gì về sản phẩm dịch vụ của mình như: các tài khoản thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, các khoản cho vay hay cho thuê két sắt…Tòa nhà ngân hàng được xây dựng theo kiến trúc vững chãi để khẳng định tầm quan trọng và sự kiên cố của ngân hàng với công chúng; trang trí nội thất cũng không có dáng vẻ hiện đại và các nhân viên ngân hàng cung hiếm khi nở nụ cười với khách hàng vì lối suy nghĩ ngân hàng là người ban ơn.
Sau năm 1990, môi trường hoạt động của ngân hàng cạnh tranh ngày càng cao, thúc đẩy các ngân hàng áp dụng quảng cáo, khuyến mãi, các hình thức tặng quà, quay số dự thưởng…để thu hút khách hàng. Từ sau năm 2000 tại Việt Nam, các ngân hàng nhận ra rằng nếu chỉ sử dụng các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi để thu hút khách hàng thì chưa đủ vì khách hàng đến nhưng không ở lại, không trung thành với ngân hàng thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ không đảm bảo trong dài hạn. Do đó các chú trọng đào tạo, huấn luyện, giáo dục nhân viên về thái độ và kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng, họ phải học cách nở nụ cười khi tiếp xúc với khách hàng. Những rào chắn tại quầy giao dịch của ngân hàng cũng được dỡ bỏ. Trang trí nội thất của ngân hàng cũng được thay đổi theo hướng thân thiện với khách hàng hơn.
Với sự nhận thức vai trò thiết yếu của thương hiệu trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, một số NHTM hàng đầu ở Việt Nam đã đẩy mạnh công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu, bước đầu tạo được thương hiệu riêng, đặc thù gắn với các sản phẩm và thế mạnh riêng có. Chẳng hạn, Eximbank với những sản phẩm có chất lượng cao trong thanh toán nội địa và quốc tế; BIDV với tín dụng phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ bản; ; Sacombank, ACB với các dịch vụ liên quan đến vàng và ngoại tệ, Agribank với bề dày trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn v.v…
Hai năm trở lại đây, ngành tài chính ngân hàng được coi là ngành sôi động nhất trong việc xây dựng thương hiệu khi hàng loạt các ngân hàng, định chế tài chính tiến hành thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới : như VIBank, SeaBank, DongA bank…và cả ngân hàng nước ngoài ANZ. Bên cạnh các ngân hàng kể trên hàng loạt các ngân hàng khác trong đó có BIDV, TechcomBank cũng đang ráo riết chuẩn bị giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới. Điều đó cho thấy các ngân hàng đều rất chú trọng đến việc cải thiện và tái tạo sức sống cho hình ảnh thương hiệu để chiếm lĩnh tình cảm và lòng tin nơi khách hàng nhằm đạt vị thế cạnh tranh cao hơn trên thị trường.