IV. CHẨN ĐOÁN CƠ CẤU PHANH
b. Với hệ thống phanh có trợ lực chân không
• Các hư hỏng xuất hiện trong hệ thống trợ lực thường là:
- Hỏng van một chiều nối giữa nguồn chân không và xi lanh trợ lực, - Van mở trợ lực bị mòn, nát, hở,
- Màng cao su bị thủng, - Hệ thống bị hở,
- Dầu phanh lọt vào xi lanh, - Tắc, bẹp do sự cố bất thường,
- Nguồn chân không bị hỏng (trên động cơ phun xăng, hay động cơ diesel).
- Hành trình tự do của bàn đạp bị giảm nhỏ, - Hiệu quả cường hóa không còn.
• Phương pháp chẩn đoán
- Nổ máy đạp phanh ba lần đạt được hành trình đồng nhất,
- Khi động cơ không làm việc, đo hành trình tự do, đặt chân lên bàn đạp phanh, giữ nguyên chân trên bàn đạp, nổ máy, bàn đạp phanh có xu hướng thụt xuống một đoạn nhỏ nữa chứng tỏ hệ thống cường hóa làm việc tốt, nếu không hệ thống có hư hỏng,
- Đo lực đặt trên bàn đạp tới khi đạt giá trị lớn nhất, so với giá trị tiêu chuẩn, khi lực bàn đạp lớn chứng tỏ hệ thống có hư hỏng ở phần nguồn chân không (máy hút chân không hỏng, hở đường ống chân không tới xi lanh cường hóa) hay van một chiều. Khi lực bàn đạp tăng quá cao chứng tỏ hệ thống cường hóa bị mất hiệu quả,
- Khi làm việc có hiện tượng mất cảm giác tại bàn đạp phanh: có giai đoạn quá nặng hay quá nhẹ (hẫng chân phanh) chứng tỏ van cường hóa sai lệch vị trí hoặc hỏng (mòn, nở, nát đế van bằng cao su),
- Khi phanh có hiện tượng mất hết cảm giác tại bàn đạp phanh, muốn rà phanh mà không được, chứng tỏ van một chiều bị kẹt, vị trí van cường hóa bi sai lệch,
- Trên động cơ xăng có chế hòa khí khi bị hở đường chân không, có thể dẫn tới không nổ máy được, hay động cơ không có khả năng chạy chậm, - Bộ cường hóa làm việc tốt khi dừng xe, tắt máy, hiệu quả cường hóa còn
duy trì được trong 2,3 lần đạp phanh tiếp theo.
2. Đối với hệ thống phanh khí nén
Hệ thống phanh khí nén ngoài việc đo đạc các thông số chung ở trên còn cần thiết phải:
- Xác định sự rò rỉ khí nén trước và sau van phân phối, - Tắc đường ống dẫn,
- Kẹt các van làm mất hiệu quả dẫn khí, - Hư hỏng các màng xi lanh,
- Bơm khí nén không đủ khả năng làm việc.
- Kiểm tra sự rò rỉ qua việc xuất hiện tiếng khí nén lọt qua khe hở hẹp trước và sau lúc đạp phanh.
- Độ kín kít của hệ thống có thể phát hiện lúc dừng xe, tắt máy, đồng hồ chị thị áp suất phải duy trì được áp suất trong một thời gian dài nhất định, khi có hiện tượng tụt nhanh áp suất chứng tỏ hệ thống bị rò, kể cả khi hệ phanh tay liên động qua hệ khí nén.
- Kiểm tra sự hoạt động của các cơ cấu cam quay tại khu vực bánh xe.
• Các hư hỏng trong máy nén khí là:
- Mòn buồng nén khí: xéc măng, piston, xi lanh, - Mòn, hở van một chiều,
- Mòn hỏng bộ bạc, hoặc bi trục khuỷu, - Thiếu dầu bôi trơn,
- Trùng dây đai kéo,
- Kẹt van điều áp của hệ thống.
• Các hư hỏng trên có thể phát hiện thông qua các biểu hiện sau: - Kiểm tra điều chỉnh độ trùng của dây đai kéo bơm hơi, - Xác định lượng và chất lượng bôi trơn,
- Áp suất khí nén thấp do kẹt van hoặc máy nén khí bị mòn, hỏng,
- Thường xuyên xả nước và dầu tại bình tích lũy khí nén, theo dõi lượng dầu xả ra để xem xét khả năng làm việc của máy nén, nếu lượng dầu nhiều quá mức thì cần tiến hành kiểm tra chất lượng của máy nén khí. Khi tiến hành phanh liên lực (3 lần) độ giảm áp suất cho phép không được vượt quá (0,8 ÷1,0) KG/cm2 (xem trên đồng hồ đo áp suất của ô tô), tương ứng với động cơ làm việc ở chế độ chạy không tải.
- Nghe tiếng gõ trong quá trình bơm hơi làm việc.
• Kiểm tra điều chỉnh các bộ phận của máy nén khí
- Kiểm tra, điều chỉnh độ căng của dây đai dẫn động máy nén khí, - Kiểm tra, điều chỉnh van điều chỉnh áp suất.
Trên hệ thông phanh có dòng phanh cho rơ moóc việc xác định cũng như trên, song khối lượng công việc tăng lên nhiều.
3. Đối với hệ thống phanh thủy lực khí nén
Trên ô tô tải thường sử dụng hệ thống phanh thủy lực khí nén: cơ cấu phanh làm việc nhờ thủy lực, điều khiển nhờ khí nén.
Khi chẩn đoán cần tiến hành các công việc cho hệ thông phanh thủy lực và các công việc cho phần hệ thống phanh khí nén. Ngoài ra còn cần tiến hành các công việc sau: