5.5.1. Guốc phanh bị dính dầu:
Để khắc phục hiện tượng này phải rửa sạch bằng xăng. Sau đó dung bàn chải sắt đánh lại , điều chỉnh lại mức dầu cho đúng quy định.
5.5.2. Hành trình điều khiển của đòn tay phanh quá lớn:
Do điều chỉnh đòn điều chỉnh không đúng quy định.
Để khắc phục hiện tượng này phải điều chỉnh lại đòn điều khiển đúng quy định.
5.5.3. Phanh ăn đột ngột
Đặt lò xo không đúng.
Đòn điều khiển phanh tay không có hành trình tự do.
Để khắc phục hiện tượng này phải điều chỉnh lại đòn điều khiển tay và đặt lại lò xo.
5.5.4. Không cố định được đòn điều khiển phanh tay:
Thanh kéo của bộ phận định vị bắt không chặt. Bộ phận định vị bị hỏng.
Quạt khía bị hỏng.
Để khắc phục hiện tượng này phải kiểm tra thanh kéo, bộ phận định vị và chỉnh lại. Nếu răng quạt khía bị quá mòn thì thay mới.
KẾT LUẬN CHUNG
Trong thời gian ngắn em được giao nhiệm vụ thiết kế hệ thống phanh xe con gồm có: Cơ cấu phanh, dẫn động phanh, trợ lực phanh, em đã cố gắng sưu tầm tài liệu và vận dụng kiến thức đã được học tập để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Qua tính toán thấy rằng các cụm thiết kế đều đảm bảo về thông số làm việc và đủ bền.
Trong quá trình làm đồ án, với thời gian có hạn nhưng bản thân em đã có cố gắng tìm hiểu thực tế và giải quyết các nội dung kĩ thuật hợp lý. Đây là bước khởi đầu quan trọng giúp cho em có thể nhanh chóng tiếp cận với ngành công nghiệp ô tô hiện nay của nước ta. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy, và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn, góp phần nhỏ bé vào nhu cầu sử dụng ô tô ở Việt Nam hiện nay.
Một lần nữa em xin cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy Phạm Huy Hường cùng các thầy trong môn ôtô đã giúp em hoàn thành đồ án này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng thiết kế tính toán ô tô – PGS.TS. Nguyễn Trọng Hoan – Lưu hành nội bộ - Năm 2009.
2. Tài liệu đào tạo TEAM giai đoạn 2 tập 13- Hệ thống phanh – TOYOTA.
3. Hướng dẫn thiết kế hệ thống phanh ô tô máy kéo - Dương Đình Khuyến – Năm 1995.
4. Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí tập 1 và tập 2 – Trịnh Chất và Lê Văn Uyển – Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2007.
5. Bài giảng dung sai – PGS.TS.Ninh Đức Tốn – Trường đại học Bách khoa Hà Nội – Năm 2000.