3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Trong quá trình nghiên cứu để thu thập số liệu chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn của Nguyễn Nghĩa Thìn (2004) [20] và Hoàng Chung (2008) [7].
3.3.1.1. Điều tra theo tuyến
Căn cứ vào diện tích, địa hình các khu vực nghiên cứu, chúng tôi lập các tuyến điều tra (TĐT). Tuyến đi được xác định theo hướng vuông
góc với đường đồng mức . Độ rộng
quan sát và ghi chép của tuyến là 4m, cắt ngang qua các điểm nghiên cứu. Cự ly giữa 2 tuyến từ 50 - l00m tuỳ theo địa hình cho phép. Chúng tôi tiến hành thu thập mẫu (mẫu thực vật, mẫu đất) theo tuyến đó. M u thực vật lấy được dùng để xác định thành phần loài, dạng sống. Ngoài phần trên mặt đất ở một số loài còn lấy cả phần dưới mặt đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31
3.3.1.2. Điều tra nghiên cứu theo ô tiêu chuẩn
Trong các quần xã nghiên cứu chúng tôi lập các ô tiêu chuẩn (OTC), diện tích OTC là 100m2
(10m X 10m) cho tất cả các nghiên cứu.
Trong OTC chúng tôi tiến hành lập các ô dạng bản (ODB) với kích thước 4m2
(2mx 2m) được bổ trí ở các góc OTC, trên đường chéo OTC, tồng diện tích ODB phải đạt ít nhất bằng 1/3 diện tích OTC.
Trong mỗi ô tiêu chuẩn và ô dạng bản chúng tôi xác định tên loài, kiểu dạng sống và tiến hành thu mẫu vật nếu chưa xác định được tên loài. Trong ô tiêu chuẩn tiến hành đo chiều cao của các loài cây gỗ. Những cây có chiều cao dưới 4m được đo bằng thước sào, có chia vạch đến cm. Những cây cao từ 4m trở lên đo bằng thước Blumeleiiss, đo theo nguyên tắc lượng giác.
Độ che phủ được đánh giá bằng mắt, là tỷ lệ % diện tích đất bị thảm thực vật che phủ.