Phương pháp hạch toán kế toán phải thu khác

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác kế toán các khoản phải thu tại tổng công ty đầu tư xây dựng cầu đường – công ty cổ phần (Trang 29 - 97)

- Bù trừ phải thu với phải trả trong nội bộ của cùng một đối tượng

1.2.4.5.Phương pháp hạch toán kế toán phải thu khác

Sơ đồ 1.4. Phương pháp hạch toán khoản phải thu khác

1.2.5.Kế Toán Tạm Ứng- 141

Nguyên tắc giao tạm ứng và tài khoản sử dụng:

Tạm ứng là những khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho cán bộ CNV để mua hàng hoá, trả chi phí, đi công tác v.v...

- Người nhận tạm ứng phải là cnv làm việc tại doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số tiền đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng khoản tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được duyệt.

- Khi hoàn thành công việc được giao người nhận tạm ứng phải quyết toán toàn bộ tiền nhận tạm ứng theo chứng từ gốc (theo từng lần, từng khoản). khoản chênh lệch giữa số đã tạm ứng và số đã sử dụng phải nộp lại quỹ hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng.

- Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết cho từng đối tượng nhận tạm ứng, ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần, từng khoản.

Kế toán thanh toán tạm ứng sử dụng tài khoản 141 - tạm ứng.

1.2.5.1. Chứng từ kế toán

- Giấy đề nghị tạm ứng

-Phiếu thu -Phiếu chi

-Báo cáo thanh toán

-Các chứng từ gốc: hóa đơn mua hàng, biên lai cước vận chuyển.

1.2.5.2. Sổ kế toán và quy trình ghi sổ kế toán

1.2.5.3.Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 141” Tạm ứng”

TK này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của doanh nghiệp cho người lao động trong đơn vị và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó.

Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 141 Sổ chi tiết TK 141 hợp chi tiếtBảng tổng

1.2.5.4.Phương pháp hạch toán Tạm ứng

TK 141

Dư đầu kỳ:xxx TK152,153,156,211,213 Mua vật tư hàng hóa

TK111,112 TSC Đ, bằng tiền tạm ứng

Tạm ứng cho CBNV TK 121,128,221,228,222

Bằng tiền mặt, TBNH Đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn

Bằng tiền tạm ứng TK 627, 642,241 Các khoản chi phí được chi bằng

tiên tạm ứng TK 334,111 Tạm ứng chi không hết nộp lại quỹ trừ vào lương

Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh có Dư cuối kỳ: xxx

Sơ đồ 1.5. Phương pháp hạch toán các khoản tạm ứng

Nợ Tk 141 “Tạm ứng” Có

- Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động của doanh nghiệp.

- Các khoản tạm ứng đã được thanh toán.

- Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các khoản vật tư sử dụng không hết nhập lại kho.

Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Số dư: Số tạm ứng chưa thanh toán

1.3. Các phương pháp ghi sổ

1.3.1. Các loại sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Sổ Cái

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký - Sổ Cái.

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

Sơ đồ: 1.6.Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái

- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất,

phiếu nhập…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

- Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng (trong quý) kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái.

1.3.2.Hình thức kế toán Nhật ký chung

- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt; - Sổ Cái;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Sơ đồ 1.7.Hình thức kế toán Nhật ký chung

Nhìn vào sơ đồ trên, có thể thấy trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung được thực hiện theo các bước sau:

- Hàng ngày: Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi

đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: Cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

1.3.3.Loại sổ kế toán theo Hình thức Chứng từ ghi sổ

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ;

- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; - Sổ Cái;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Sơ đồ 1.8.Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Nhìn vào sơ đồ trên, ta thấy trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ được thực hiện theo các bước sau:

- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.

- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.4.Hình thức kế toán trên máy vi tính

Hình thức kế toán trên máy vi tính bao gồm các sổ kế toán sau: Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không bắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

Sơ đồ 1.9.Hình thức kế toán trên máy vi tính

- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

- Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CẦU ĐƯỜNG-CTCP

2.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY 2.1.1. Lịch sử hình thành

Chủ tịch Hội đồng quản trị : Ông Nguyễn Văn Bình Tổng giám đốc điều hành : Ông Bùi Khắc Lượng Phó tổng giám đốc : Ông Nguyễn Ngọc Hà Phó tổng giám đốc : Ông Tạ Quang Diệp

Trụ sở đặt tại: 311 đường Bà Triệu - P. Hàm Rồng - TP Thanh hoá. Điện thoại : 037 960 609, Fax: 037 960 910.

Điện thoại phòng kế toán: 0373 960 608

Tổng công ty đầu tư XD Cầu đường – CTCP (sau đấy gọi tắt là Công ty). Được chuyển đổi theo quyết định số 2322 QĐ/CT ngày 18 tháng 7 năm 2003 của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá. Tiền thân của Công ty Cầu Thanh Hóa được thành lập theo QĐ số 162 QĐ-TCUB ngày 28/4/1976 của Uỷ ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa. Được thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước "Công ty cầu Thanh Hóa" tại Quyết định số 1342 CT-UBTH ngày 31/10/1992 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa theo tinh thần Nghị định số 388-HĐBT Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

Thực hiện việc sắp xếp chuyển đổi DNNN sang công ty cổ phần theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần. Từ tháng 1/2004 theo Quyết định của UBND tỉnh Thanh Hoá công ty Cầu Thanh Hoá được chuyển đổi thành Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Cầu đường Thanh Hoá.

Từ 10/2009 công ty chuyển đổi mô hình hoạt động và thay đổi tên thành: Tổng Công ty đầu tư XD Cầu đường – CTCP.

2603000101 ngày 18 tháng 9 năm 2003 của Giám đốc Sở kế hoạch Đầu tư Thanh Hoá.

2.1.2. Quá trình phát triển của công ty :

Trong những năm đầu mới thành lập,công ty có gặp nhiều khó khăn: Nguồn vốn kinh doanh còn hạn hẹp, chưa nhận đựợc nhiều hợp đồng, chỉ nhận được các công trình trong tỉnh nhà, các công trình công ty nhận thi công có vốn đầu tư nhỏ, gặp nhiều khó khăn về tài chính trong việc huy động vốn khi thi công các công tŕnh cùng một lúc.

Tuy nhiên với sự quản lý tốt của Ban lãnh đạo công ty luôn đưa ra chỉ tiêu đảm bảo chất lượng công trình, đảm bảo tiến độ thi công đạt yêu cầu về mỹ thuật và uy tín là những chỉ tiêu hàng đầu. Nên công ty đã tạo được mối quan hệ tốt với các chủ đầu tư, nhận thi công được nhiều công trình. Cho đến nay, công ty hoạt động rộng khắp các huyện, thị trong và ngoài tỉnh. Hiện Tổng công ty đang đứng vững và ngày càng phát triển.

Tổng công ty đầu tư XD Cầu đường – CTCP được thành lập từ năm 1976 đến nay. Hơn 35 năm xây dựng và trưởng thành đơn vị không ngừng phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, không những tham gia xây dựng các công trình trong tỉnh, mà còn vươn ra thi công các công trình ở tỉnh ngoài, như các công trình ở tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Nghệ an...

Trong những năm Tổng công ty đầu tư xây dựng Cầu đường – CTCP tham gia xây dựng đường Hồ Chí Minh; xây dựng dự án nâng cấp đường quốc lộ 217 (cầu Chiềng Trám, cầu Hón La, cầu Làng Tô, cầu Làng Chơn, cầu Tử Niêm,..); cầu Ngọc Lẫm, cầu Cảnh, cầu Vạy, cầu Hón Khó quốc lộ 15A, cầu Mục Sơn quốc lộ 15A, cầu Chuồng, cầu Han, cầu Long An, Đồng Tháp, đường vào Đền thờ Lê Hoàn, đường Tân Kỳ, cầu La Sơn quốc lộ 1A Huế, cầu Trại Quảng Thắng...nhiều dự án cầu đường khác với kinh phí các dự án trên hàng chục tỷ đồng; xây dựng các khu nhà tái định cư của dự án đường Hồ Chí Minh và nhiều công trình xây dựng dân dụng cũng như các công trình hạ tầng đô thị, thuỷ lợi khác.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại Tổng công ty

Được sự quan tâm giúp đỡ của ngành chủ quản, ngân hàng đầu tư, các ban ngành liên quan và UBND Tỉnh Công ty đã chuyển trụ sở văn phòng Công ty từ huyện Đông Sơn về thành phố Thanh Hoá, thuận lợi cho việc giao dịch, thông tin chỉ đạo thi công. Các thiết bị thi công từng bước được tăng cường và hiện đại hoá. Tập thể ban lãnh đạo công ty và CBCNV toàn Công ty là một khối đoàn kết thống nhất quyết tâm xây dựng Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng cầu đường Thanh Hoá thành một công ty mạnh của ngành. Và hình thức sản xuất của Tổng công ty bao gồm:

- Xây dựng các công trình giao thông, bến cảng.

- Xây dựng các công trình thuỷ lợi; xây dựng dân dụng. - Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, khu công nghiệp. - Sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng. - Kinh doanh thiết bị.

- Kinh doanh thương mại du lịch.

2.1.4.Mô hình tổ chức của Tổng công ty

(Nguồn phòng tổ chức hành chính)

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.4.1.Mô hình bộ máy quản lý:

- Hội đồng quản trị: Là đơn vị tối cao quyết định mọi hoạt động của công ty.

- Tổng giám đốc: Là người có quyền lực cao nhất sau Hội đồng quản trị , quyết định mọi vấn đề trong công ty và chịu trách nhiệm về tất cả việc điều hành sản xuất kinh doanh của công ty trước Hội đồng quản trị và pháp luật Việt Nam.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác kế toán các khoản phải thu tại tổng công ty đầu tư xây dựng cầu đường – công ty cổ phần (Trang 29 - 97)