III. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ_GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.
2. Giải pháp và kiến nghị.
a. Nghiệp vụ thị trường mở thực chất là hoạt động của NHTW trên thị trường mở để tác động đến lượng tiền cung ứng trong từng thời kì. Ở giai đoạn đầu, thành viên thị trường mở chủ yếu là các tổ chức tín dụng là phù hợp. Tuy nhiên, các tổ chức này chưa thực sự cần đến thị trường mở để điều tiết vốn khả dụng của mình và NHNN cũng chưa có biện pháp thích hợp chỉ huy nghiệp vụ này. Các tổ chức tín dụng chưa đầu tư nhiều vào các giấy tờ có giá ngắn hạn. Các NHTM quốc doanh được vay theo chỉ định nên có nhiều lợi thế trong giao dịch trên thị trường mở nhờ được vay với giá rẻ để mua giấy tờ có giá có lãi suất lợi hơn. Các NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, quỹ tín dụng ít có ưu thế này. Điều này không kích cầu tín dụng, tạo sự phân biệt đáng kể trên thị trường. Như thế, để cho các tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh tham gia vào thị trường mở một cách thực sự thì NHNN phải tạo cho họ một sự bình đẳng, tức là giảm cho vay theo chỉ định, phân biệt rõ ràng tín dụng chính sách và tín dụng thương mại.
b. Đa dạng hoá trên thị trường:
Hàng hoá trên thị trường mở hiện nay còn rất ít ỏi và khan hiếm. Cần phải có các loại giấy tờ có giá ngắn hạn có độ thanh khoản cao, bảo đảm quản lý dễ dàng, đáp ứng yêu cầu điều hành nghiệp vụ thị trường mở nhanh, chính xác. Cần bổ sung vào cơ cấu hàng hoá các tín phiếu kho bạc có thời
hạn dưới một năm, các loại chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, chấp phiếu ngân hàng... Tuy nhiên, về lâu dài có thể mở rộng thị trường không chỉ gồm giấy tờ ngắn hạn mà có cả những giấy tờ có giá trung và dài hạn miễn là chúng có độ thanh khoản cao. Nghiệp vụ thị trường mở phải được sự hỗ trợ tích cực của thị trường chứng khoán làm tăng tính lỏng của chứng khoán trên thị trường, kích thích đầu cơ chứng khoán. Tình trạng đầu cơ chứng khoán vừa làm thay đổi dự trữ chứng khoán của các chủ thể kinh tế, vừa làm biến động vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Trong điều kiện biến động vốn khả dụng như vậy các ngân hàng buộc phải tìm đến thị trương mở để duy trì thanh khoản và nghiệp vụ thị trường mở sẽ sôi động hơn.
c. Về phương thức giao dịch:
Phương thức giao dịch phù hợp nhất với nghiệp vụ thị trường mở là mua bán có kỳ hạn, mà NHTW là người chủ động quyết định mua bán với số lượng bao nhiêu , thời gian nào, theo phương thức nào tuỳ theo yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kì. Việc đấu thầu lãi suâts hay khối lượng phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ. NHTW muốn can thiệp trực tiếp vào lãi suất thì đấu thầu khối lượng khi báo dự trữ không thay đổi, biểu hiện có sự trì trệ trong lưu thông tiền tệ thì phương thức giao dịch sẽ là mua hoặc bán hẳn giấy tờ có giá. Ngoài nghiệp vụ mua hoặc bán hẳn dễ dàng cho phép sửa sai bằng cách đảo ngược giao dịch. Nếu dự báo cho thấy dự trữ thay đổi thất thường, để hạn chế sai sót trong việc cung ứng tiền, phương thức giao dịch được áp dụng có thể là mua bán có kì hạn nhằm làm tăng hoặc giảm tạm thời một lượng tiền nhất định trong một thời gian mua bán.
Cần tăng số lượng phiên giao dịch trong tháng, từ 10 ngày 1 phiên xuống còn 7 ngày một phiên rồi 5 ngày, 3 ngày và tương lai là 1 ngày. Dù khối lượng giao dịch còn ít nhưng việc tăng cường số lượng phiên giao dịch sẽ gây sự chú ý cho các thành viên và lôi cuốn họ tham gia.
d. Hiện đại hoá hệ thống thanh toán và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng:
Để nghiệp vụ thị trường mở hoạt động hiệu quả cần trang bị hệ thống thanh toán và quản lý hiện đại. Có sự liên kết giữa NHNN và các tổ chức tín dụng thành viên nhằm đảm bảo thực hiện các giao dịch từ khi công nhận thành viên đăng ký chữ ký điện tử, thông báo mời thầu, đăng ký giấy tờ có giá, xét thầu... cho đến khâu thanh toán chứng khoán và thông báo các báo cáo. Mặt khác, cần phải nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn của các nhân viên ngân hàng và các tổ chức tín dụng để việc sử dụng nghiệp vụ thị trường mở ngày càng chính xác và phổ biến hơn.
e. Cần phải xem xét các điều kiện áp dụng nghiệp vụ thị trường mở:
Nghiệp vụ thị trường mở cung với nghiệp vụ tái chiết khấu và dự trữ bắt buộc tạo nên hệ thông các công cụ điều hành gián tiếp của chính sách tiền tệ. Khi áp dụng các công cụ này, điều kiện cần thiết là cầu tiền phải nhạy cảm với lãi suất. Nếu công chúng thờ ơ với mức lãi suất thì nghiệp vụ thị trường mở không đạt được kết quả.
Khi lãi suất tăng, công chúng và doanh nghiệp phản ứng nhanh với mức lãi suất mới sẽ thu hẹp cầu tiền. Họ cắt giảm các khoản vay làm giảm cung tiền từ đó vốn khả dụng của ngân hàng tăng lên, các ngân hàng buộc phải thực hiện nghiệp vụ mua. Ngược lại, khi lãi suất giảm xuống, các ngân hàng cho vay nhiều hơn và tình trạng thiếu vốn khả dụng sẽ buộc họ phải thực hiện nghiệp vụ bán trên thị trường mở.
Việc tái cấp vốn của NHNN cho các ngân hàng cần phải được lựa chọn giữa một trong hai nghiệp vụ: nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn. Nếu áp dụng cả hai nghiệp vụ cùng một lúc thì dễ dàng triệt tiêu nhau.
KẾT LUẬN
Nghiệp vụ thị trường mở của NHNN Việt Nam là hoạt động hoàn toàn mới mẻ cả về lý luận và nội dung hoạt động đối với Việt Nam. Điều kiện phát huy và điều hành nghiệp vụ thị trường mở là điều không dễ dàng. Nghiệp vụ thị trường mở là một trong những công cụ tái cấp vốn của NHTW và có thể nói nó là một công cụ tái cấp vốn có hiệu quả nhất của chính sách tiền tệ. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ gián tiếp của Chính sách tiền tệ thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá giữa NHTW và các chủ thể có liên quan nhằm tác động trực tiếp tới lượng tiền cung ứng và gián tiếp tới lãi suất trên thị trường vốn ngắn hạn. Để nghiệp vụ thị trường mở thực sự phát huy hiệu quả thì cần phải có các yếu tố cần thiết như số lượng và chất lượng các giấy tờ có giá, các thành viên tham gia thị trường, cơ chế giao dịch, sự phối kết hợp giữa các công cụ của chính sách tiền tệ cũng như giữa các thị trường và các tổ chức có liên quan. Hiên nay việc áp dụng nghiệp vụ thị trường mở trong việc điều hành chính sách tiền tệ ở nước ta là hợp lý, phù hợp với sự phát triển kinh tế khi xu thế hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Vì thị trường mở bước đầu mới đi vào hoạt động nên nó chưa thực sự sôi động và cần phải có những biện pháp hỗ trợ để nó trở thành công cụ đầy “quyền lực” của Chính sách tiền tệ.
Em hi vọng rằng trong những năm tới, việc áp dụng nghiệp vụ thị trường mở sẽ được áp dụng rộng rãi và thu được kết quả cao. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Ngọc Đức đã hướng dẫn em thực hiện đề tài này và mong nhận đưọc ý kiến chỉ bảo của các thầy cô !