Thực trạng của hoạt động thị trường mở ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG NGÂN HÀNG - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 26 - 28)

III. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ_GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.

1. Thực trạng của hoạt động thị trường mở ở Việt Nam.

Nghiệp vụ thị trường mở bắt đầu vận hành vào 12/7/2000, ghi nhận việc chuyển điều hành chính sách tiền tệ từ công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp của NHNN Việt Nam. Quy chế hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở được ban hành theo quyết định số 85/2000/QĐ_NHNN14 ngày 9/3/2000. Qua gần nửa năm hoạt động, ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở đã có những chỉ đạo sát sao đối với hoạt động của thị trường do đó đã khắc phục được phần nào khó khăn trong thời gian đầu vận hành. Thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở là các tổ chức tín dụng, NHNN bao gồm 15 thành viên là Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam, Ngân hàng công thương Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, NHTM cổ phần Đông á, Ngân hàng Chinfon, NHTM cổ phần Sài Gòn Thương tín, NHTM cổ phần các doanh nghiệp, NHTM cổ phần Phương Nam, NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, NHTM cổ phần quân đội, NHTM cổ phần Tân Việt, ABN AMRD Bank, Công ty tài chính bưu điện.

Tuy chưa phải số nhiều, song số lượng các tổ chức tín dụng này đã đại diện cho các tổ chức tín dụng hiện có ở Việt Nam. Qua các phiên giao dịch,

số thành viên tham gia dự thầu là nhỏ, phiên giao đông nhất có 5 thành viên dự thầu, thấp nhất là một thành viên. Trong đó các NHTM quốc doanh tham gia dự thầu và trúng thầu là chủ yếu, còn các tổ chức tín dụng khác hầu như chưa tham gia dự thầu. Khối lượng giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở từ 12/7/2000 đến 15/11/2000 của Ngân hàng công thương Việt Nam là 810,420 tỷ đồng; của Ngân hàng NN & PTNTlà 16,670 tỷ đồng; Ngân hàng ngoại thương Việt Nam là 228,390 tỷ đồng; Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là 393,390 tỷ đồng.

Về hàng hoá giao dịch, theo quy chế hiện hành thì chỉ có các giấy tờ có giá ngắn hạn mới được mua bán ở thị trường mở, song cho đến nay, chỉ có tín phiếu kho bạc và tín phiếu NHNN được mua bán. Tín phiếu NHNN được mua bán nhiều nhất với số lượng 1070 tỷ/ 1.448,500 tỷ đồng. Tín phiếu kho bạc nhà nước chỉ có 378,500 tỷ đồng nếu tính theo giá thị đến hạn thanh toán. Như vậy, hàng hoá thị trường mở là khá đơn điệu và chỉ tập ở các NHTM quốc doanh.

Về phương thức giao dịch, các phiên giao dịch vừa qua chỉ áp dụng phương pháp mua bán hẳn với tín phiếu NHNN, phương thức mua có kỳ hạn đối với tín phiếu kho bạc nhà nước, còn phương thức bán hẳn ít được thực hiện và đặc biệt phương thức bán có kỳ hạn chưa được thực thi. Tính đến ngày 15/11/2000, doanh số trúng thầu ở hình thức mua hẳn ở 13 phiên giao dịch là 480 tỷ đồng, doanh số mua có kỳ hạn là 418,50 tỷ đồng, doanh số bán hẳn là 550 tỷ đồng. Phương thức đấu thầu thường là đấu thầu lãi suất.

Như vậy, qua gần 1 năm hoạt động thị trường mở vẫn chưa thực sự xứng đáng với tầm quan trọng của nó. Số thành viên đăng ký giao dịch là 20 nhưng mới chỉ có 6 thành viên chính thức giao dịch. Các tổ chức tín dụng chưa thường xuyên tham gia vào các phiên giao dịch cách nhau 10 ngày/lần, tạo quang cảnh khá buồn tẻ ở từng phiên giao dịch. Hàng hoá giao dịch ở thị trường mở chỉ dừng lại ở giấy tờ có giá ngắn hạn và tâpj trung vào hai loại tín phiếu là tín phiếu NHNN và tín phiếu kho bạc. Phương thức giao dịch chỉ là mua bán hẳn, chưa áp dụng mua bán có kỳ hạn. Về khối lượng giao dịch,

bình quân mỗi phiên đạt gần 100 tỷ VND. Nếu so sánh khối lượng bình quân của từng phiên giao dịch với một vài chỉ tiêu kinh tế khác ta sẽ thấy được ảnh hưởng của nghiệp vụ thị trường mở đối với nền kinh tế. Thật vậy, tính đến cuối năm 2000,tổng phương tiện thanh toán đạt 178.000 tỷ VND; tổng dự trữ tín dụng của hệ thống ngân hàng đạt khoảng 104.000 tỷ VND. Như vậy, khối lượng mỗi phiên giao dịch trên thị trường mở là quá nhỏ bé nếu không muốn nói là không đáng kể so với tổng lượng tiền tệ, tín dụng nền kinh tế. Vì vậy những tác động và iệu quả của nghiệp vụ thị trường mở tới chính sách tiền tệ chưa sâu rộng và thiết thực. Vậy cần làm thế nào để nâng cao hiệu quả tác động của nghiệp vụ thị trường mở tới chính sách kinh tế.

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG NGÂN HÀNG - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w