Tuyển chọn các chủng VSV có khả năng phân giải cellulose

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn cơ chất hữu cơ để sản xuất phân hữu cơ vi sinh cho cây chè Shan tại tỉnh Yên Bái (Trang 43 - 45)

1. Nghiên cứu tuyển chọn bộ chủng giống cho sản xuất chế phẩm vi sinh

1.1.Tuyển chọn các chủng VSV có khả năng phân giải cellulose

Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè an toàn tại tỉnh Yên Bái” đã phân lập, tuyển chọn một bộ chủng vi sinh vật phân giải cellulose từ mẫu đất, mẫu phân bón hữu cơ (compost), từ rác thải. Kế thừa các kết quả nghiên cứu của đề tài và từ bộ chủng VSV phân giải cellulose tiến hành sang lọc và lựa chọn bộ chủng giống vi sinh vật có khả năng phân giải cellulose mạnh nhất để xử lý các nguyên liệu hữu cơ thánh cơ chất cho sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

Bằng phương pháp xác định hoạt tính CMC-aza (Williams, 1983) và phương pháp xác định khả năng phân giải lignocellulose, đã tuyển chọn được 7 chủng có khả năng phân giải cellulose từ yếu đến mạnh, bao gồm 2 chủng vi khuẩn (V2 4); 3 chủng xạ khuẩn (X1, X2, X3) và 3 chủng nấm (N1, N3, N7) có hoạt tính phân giải cellulose mạnh nhất. Kết quả được trình bày trong bảng sau:

Bảng 7: Khả năng phân giải cellulose của các chủng VSV tuyển chọn

STT Ký hiệu chủng Nguồn gốc Đường kính VPG cellulose (D-d,mm) 1 V1 Đất 16 2 V2 Compost 28 3 V3 Đất 17 4 V4 Compost 29 5 X1 Đất 21 6 X2 Compost 30 7 X3 Compost 31

35 8 X4 Đất 13 9 N1 Đất 21 10 N2 Đất 18 11 N3 Compost 24 12 N4 Đất 15 13 N5 Đất 19 14 N6 Đất 16 15 N7 Đất 20

Kết quả bảng 7 cho thấy, trong số 7 chủng vi sinh vật có hoạt tính phân giải cellulose cao có 2 chủng xạ khuẩn đường kính vòng phân giải cao đạt từ 30 – 31 mm. Mặc dù các chủng nấm có hoạt tính phân giải cellulose cao nhưng chúng thường sinh bào tử trong các đống ủ, các bào tử có thể phát tán ra ngoài gây khó kiểm soát nên không sử dụng để làm chế phẩm. Vi khuẩn có 2 chủng V2, V4 có đường kính vòng phân giải cellulose đạt từ 28 mm và 29 mm.

Như vậy đề tài lựa chọn 4 chủng (X2, X3, V2 và V4) để tiến hành những nghiên cứu tiếp theo.

Vì thành phần chính của những nguồn nguyên liệu mà đề tài lựa chọn là cellulose (chiếm trên 40%) nên để tiếp tục đánh giá khả năng phân giải cellulose của các chủng VSV tuyển chọn đề tài đã chọn rơm rạ để nghiên cứu mức độ phân giải cellulose của 4 chủng VSV tuyển chọn.

Bằng việc xác định mức độ giảm khối lượng của mẫu rơm rạ được xử lý VSV phân giải cellulose so với mẫu rơm rạ không bổ sung VSV sau thí nghiệm. Khối lượng rơm sau ủ được tính toán thông qua việc loại trừ các phần rơm bị mủn do VSV phân giải.

36

Bảng 8: Tỷ lệ giảm khối lượng rơm trong bình ủ ở 37 0

C sau 7 ngày

TT Mẫu ủ Tỷ lệ giảm khối lượng so với mẫu đối chứng

(%) 1 V2 12,3 ± 0,32 2 V4 10,3 ± 0,05 3 X2 10,2 ± 0,26 4 X3 9,8 ± 0,15 9 Mẫu đối chứng - (-): không so sánh

Kết quả bảng 8 cho thấy, bổ sung đơn lẻ các chủng VSV tuyển chọn vào bình ủ rơm rạ đã có hiệu quả làm giảm khối lượng rơm trong bình so với mẫu đối chứng không bổ sung VSV, tỷ lệ giảm khối lượng so với mẫu đối chứng đều lớn hơn 9,8%. Từ đó cho thấy, cả 4 chủng VSV lựa chọn đều là các chủng tiềm năng để sản xuất chế phẩm vi sinh vật phân giải cenllulose.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn cơ chất hữu cơ để sản xuất phân hữu cơ vi sinh cho cây chè Shan tại tỉnh Yên Bái (Trang 43 - 45)