Điều tra nguồn than bùn và phụ phẩm nông nghiệp tại tỉnh Yên Bá i

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn cơ chất hữu cơ để sản xuất phân hữu cơ vi sinh cho cây chè Shan tại tỉnh Yên Bái (Trang 29 - 33)

5.1. Than bùn

Than bùn được hình thành do sự tích tụ và phân huỷ không hoàn toàn tàn dư thực vật trong điều kiện yếm khí xảy ra liên tục.

Quá trình này diễn ra tại các vùng trũng ngập nước. Các vùng đất ngập nước là những vùng có năng suất sinh học cao, điều kiện phát triển của thực vật rất thuận lợi. Tuy nhiên, lớp thổ nhưỡng tại các vùng này luôn trong điều kiện yếm khí; do đó, mặc dù sinh khối các loài cỏ sống trên mặt nước tăng nhanh, nhưng quá trình phân giải xác thực vật lại xảy ra chậm và không đạt tới giai đoạn vô cơ hoá dẫn đến tích luỹ hữu cơ. Tiếp theo cỏ là lau, lách, cây bụi, cây thân gỗ thay thế, kết hợp với quá trình kiến tạo địa chất, quá trình bồi tụ, lắng đọng phù sa đã chôn vùi kể cả cây thân gỗ, làm cho hữu cơ tích tụ thành các lớp và tạo thành than bùn.

Than bùn đã qua sàng và nghiền phân loại, đáp ứng cho tiêu chuẩn sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh với các tiêu chuẩn như sau:

Than bùn loại 1: hữu cơ: 30-35%, màu sắc: đen than, độ mịn: qua sàng 3,5mm, độ ẩm: 20-30%

21

Than bùn loại 2: hữu cơ: 17-25%, màu sắc: đen nhạt lẫn nâu, độ mịn: qua sàng 3,5mm, độ ẩm: 20-30%

Than bùn loại 3: hữu cơ: nhỏ hơn 16%, màu sắc: nâu đen, độ mịn: qua sàng 5mm, độ ẩm 20-35%.

Than bùn Phù Nham – xã Phù Nham, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái có cấu tạo mỏ gồm hai lớp: Lớp 1 dài 820m rộng 300m, dày 0,3 - 1,3m, lớp than bùn có chiều dày 0,5 - 1,5m. Tổng trữ lượng ước tính 104.000 tấn. Tại đây điều kiện giao thông tương đối thuận lợi trong quá trình khai thác. Ngoài ra các vỉa than nâu, than lửa dài phân bố ven sông Hồng, sông Chảy.

Bảng 3: Một số chỉ tiêu chất lượng của than bùn Phù Nham, Yên Bái

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị đo Kết quả

1 pHKCl % 4,3 2 A.Humic % 13,8 3 Hữu cơ % 19,3 4 N % 0,5 5 P2O5 % 0,39 6 K2O % 0,064 7 CaO % 0,033 8 MgO % 0,07 9 A.Humic/Hữu cơ % 0,72

Tóm lại: với các kết quả phân tích thí nghiệm nêu trên và đối chiếu với các chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu than bùn theo Tiêu chuẩn Việt Nam: TC01:2003-TVN, TCVN 173:1995 (ISO 1171-1981) thì than bùn Phù Nham, Yên Bái đạt các yêu cầu về nguyên liệu làm phân vi sinh theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

22

5.2. Nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp

a. Nguồn phụ phẩm trồng trọt

Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhẵm nâng cao năng suất, chất lượng chè an toàn tại tỉnh Yên Bái” đã tiến hành khảo sát, đánh giá về số lượng và chất lượng nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp tại các huyện Văn Chấn, Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2011. Kết quả rthu được là lượng phế phụ phẩm hàng năm: tại Văn Chấn khoảng 65.151 tấn phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, thân lá ngô, lạc, đậu tương) và tại Trấn Yên là khoảng 34.290 tấn phế phụ phẩm nông nghiệp. Kết quả này cho thấy đây là nguồn một nguyên liệu hữu cơ tại chỗ có giá trị cho sản xuất các loại phân hữu cơ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, làm giảm chi phí sản xuất, hạn chế được ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, đồng thời hướng nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững và an toàn.

Bảng 4: Phân tích thành phần hóa học của PPP tại tỉnh Yên Bái năm 2011

Loại PPP Thành phần hóa học (%) OC N P2O5 K2O Lúa 42,62 0,48 0,08 1,14 Ngô 47,99 1,10 0,71 2,06 Lạc 43,72 1,75 0,35 0,75 Đậu tương 45,94 1,47 0,52 0,45

* Nguồn: Viện Thổ nhưỡng nông hóa- Kết quả phân tích các mẫu phế phụ phẩm nông (rơm rạ, thân lá ngô, lạc, đậu tương) và chất thải chăn nuôi dạng rắn tại huyện Văn Chấn và Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Qua kết quả phân tích thành phần hóa học của phế phụ phẩm cho thấy, hàm lượng mùn ở các loại phế phụ phẩm đều cao. Hàm lượng đạm tổng số khá cao, cao nhất là lạc 1,75%, của lúa đạt mức trung bình 0,48 %. Trung bình lân trong cây trồng dao động trong khoảng 0,2% (rơm, rạ) đến 0,6% (Cây họ đậu), kết quả phân tích các mẫu PPP tại tỉnh Yên Bái cho thấy, lân tổng số trong các cây nghiên cứu đều đạt ở mức từ trung bình đến khá. Hàm lượng kali trong

23

thân lá lúa và ngô cao nhưng hàm lượng này trong thân lá đậu tương và lạc lại ở mức trung bình.

Nếu sử dụng toàn bộ lượng rơm rạ và thân lá ngô để bón cho cây trồng thì không những chỉ cung cấp nguồn hữu cơ cải tạo đất mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng cho đất. Lượng dinh dưỡng từ rơm rạ và thân lá ngô cung cấp cho cây trồng hàng năm là 27,19 tấn N; 12,95 tấn P2O5; 46,72 tấn K2O. Lượng dinh dưỡng nguyên chất đó tương đương với lượng phân bón là 46,45-59,11 tấn urea; 64,62-80,94 tấn supelân và 67,45-77,87 tấn KCl. Với giá phân bón hiện nay, thì hàng năm lượng dinh dưỡng cung cấp từ rơm rạ và thân lá ngô trị giá 1,32-1,58 tỷ đồng.

b. Nguồn phụ phẩm chăn nuôi

Phế thải chăn nuôi là chất bài tiết của vật nuôi cùng thức ăn thừa và nước vệ sinh, tồn tại dưới dạng rắn, lỏng hoặc hỗn hợp. Thành phần chủ yếu của phế thải chăn nuôi là các hợp chất hữu cơ và nước, trong đó các hợp chất hữu cơ khi phân hủy tạo thành các loại khí gây ô nhiễm như CO2, H2S, NH3, N2O, CH4….Phế thải chăn nuôi đồng thời chứa nhiều vi sinh vật có khả năng gây bệnh dịch cho người, động và thực vật. Đã từ lâu phế thải chăn nuôi được sử dụng như một nguồn phân bón có vai trò tích cực trong sản xuất nông nghiệp do hàm lượng cao của hữu cơ và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây và đất trồng.

Song song với việc khảo sát nguồn phế phẩm trồng trọt thì đề tài “Nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhẵm nâng cao năng suất, chất lượng chè an toàn tại tỉnh Yên Bái” cũng tiến hành điều tra, khảo sát và đánh giá tình hình sử dụng nguồn chất thải chăn nuôi. Kết quả thu được là: huyện Văn Chấncó khoảng 610.800 tấn chất thải chăn nuôi dạng rắn/ngày, huyện Trấn Yên có khoảng 360.685 tấn chất thải chăn nuôi dạng rắn/ngày. Kết quả này cũng cho thấy, nguồn chất thải rắn trong chăn nuôi cũng có thể là một nguồn cơ chất cho sản xuất phân bón.

24

Thành phần hoá học của các loại phân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Loại gia súc, thức ăn gia súc, độ tuổi gia súc, tình trạng sức khoẻ…. Kết quả phân tích các mẫu phân của các loại gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Yên Bái được thể hiện trong bảng 5.

Bảng 5: Thành phần hoá học của một số loại phân gia súc, gia cầm

Loại vật nuôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phần hoá học của một số loại phân gia súc, gia cầm

H20 (%) N (%) P2O5 (%) K2O (%) CaO (%) MgO (%)

Lợn 82,0 0,80 0,41 0,26 0,009 0,10 Trâu, bò 83,1 0,29 0,17 1,00 0,35 0,13 Ngựa 75,7 0,44 0,35 0,35 0,15 0, 12 Cừu 68,0 0,60 0,20 0,20 0,02 0,24 Gà 56,0 1,63 0,54 0,85 2,4 0,74 Vịt 56,0 1,00 1,10 0,62 1,7 0,35

Kết quả phân tích cho thấy, nhìn chung hàm lượng đạm và lân cao trong phân lợn và hàm lượng này tương đối thấp ở các loại phân trâu, bò và cừu. Hầu hết các loại phân gia súc đều có các thành phần trung lượng từ thấp đến trung bình, nhưng ở các loại phân gia cầm thành phần dinh dưỡng đa lượng (N, P2O5, K2O) và trung lượng (CaO và MgO) đều cao. Điều này cho thấy, trong sản xuất phân bón hữu cơ chúng ta nên chú ý các loại phân gia cầm tuy lượng ít nhưng lại giàu dinh dưỡng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn cơ chất hữu cơ để sản xuất phân hữu cơ vi sinh cho cây chè Shan tại tỉnh Yên Bái (Trang 29 - 33)