Về biện pháp để hạ giá thành sản phẩm:

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thủy sản số 5 (Trang 56 - 57)

IV. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY:

9. Về biện pháp để hạ giá thành sản phẩm:

Đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu rất quan trọng nhằm tăng lợi nhuận, tạo tích lũy cho doanh nghiệp, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới quy trình công nghệ nhằm tăng sức cạnh tranh trong nền kinh tế. Để hạ giá thành sản phẩm, công ty cần có những biện pháp cụ thể phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ của mình. Qua thời gian nghiên cứu tại công ty, em xin đề xuất một số biện pháp nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm như sau:

+ Tiết kiệm chi phí nguyên liệu, vật liệu: sự biến động giá nguyên vật liệu thủy hải sản sẽ gây nhiều khó khăn cho việc sản xuất của công ty do thiếu hụt nguyên liệu đầu vào và làm gia tăng chi phí nguyên vật liệu. Cho nên để phân xưởng luôn hoạt động ổn định và tiết kiệm chi phí nguyên liệu, vật liệu thì công ty cần chủ động hơn về nguyên vật liệu đầu vào. Công ty cần có chính sách nghiên cứu chu kỳ biến động giá cả, quy luật cung cầu của thị trường để có thể thu mua nguyên vật liệu vào những thời điểm thích hợp nhằm tránh những biến động về giá cả của thị trường và đáp ứng nhu cầu sản xuất. Bên cạnh đó, công ty cần có những nhà cung cấp thân thiết, đáng tin cậy để có thể đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cả về số lượng lẫn chất lượng.

+ Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ cho phù hợp để tránh lãng phí hay thất thoát xảy ra nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các định mức tiêu hao NVL phải được xây dựng chặt chẽ và sát với thực tế. Việc lập định mức tiêu hao còn có thể giúp công ty định luợng về nguồn tiền mua nguyên vật liệu. Từ đó, công ty sẽ có kế hoạch cụ thể trong việc mua và dự trữ đầy đủ các loại vật liệu và giúp công ty tiết kiệm được một khoảng chi phí khi có sự biến động giá theo hướng có lợi. Công ty cũng cần có những chính sách khen thưởng đối với các tổ sản xuất, các công nhân trong các công đoạn sản xuất có thành tích sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu và xử phạt đối với những hành vi gây lãng phí nguyên vật liệu.

+ Nâng cao năng suất sử dụng TSCĐ: có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng để nâng cao công suất sử dụng và kéo dài tuổi thọ của TSCĐ.

+ Tổ chức đào tạo tay nghề, nâng cao trình độ kỹ thuật cho những công nhân vận hành máy móc thiết bị. Đối với những máy móc thiết bị đã cũ cần có biện pháp thanh lý để mua sắm những máy móc mới thay thế, lúc đó mới nâng cao được chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động: công nhân vận hành trên dây chuyền phải thường xuyên được đào tạo tay nghề, sắp xếp lao động ở các tổ, các công đoạn sản xuất hợp lý không để dư thừa gây lãng phí lao động. Quản lý lao động chặt chẽ tránh mọi biểu hiện đi muộn về sớm, công nhân có ý thức kỷ luật kém, bỏ ca sản xuất…

+ Qua việc quan sát thực tế tại phân xưởng sản xuất cho thấy bộ phận quản lý tại đây luôn giám sát, theo dõi quá trình sản xuất của công nhân. Cho nên để ưu điểm ngày càng

phát huy thì công ty cần có sự kiểm tra đột xuất quá trình sản xuất và nhanh chóng đưa ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời cách thức tổ chức quản lý tại phân xưởng.

+ Thực hành tiết kiệm các chi phí như: điện, nước…góp phần hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thủy sản số 5 (Trang 56 - 57)

w