Những nét mới trong luật doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN ĐỐI VỚI SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 26 - 27)

Công cuộc đổi mới kinh tế đã thừa nhận khu vực tư nhân là một bộ phận cấu thành nên nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhằm đảm bảo và khuyến khích hoạt động của khu vực này, năm 1990, Quốc hội đã thông qua luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty, hai luật này có hiệu lực đến hết năm 1999. Trong suốt 10 năm đó, luật này đã có tác dụng rất lớn đối với hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân. Điều đó thể hiện rõ trong tình hình đầu tư của khu vực này như đã phân tích trong phần II. Với mục đích huy động hơn nữa tiềm năng của khu vực tư nhân, từ ngày 1/1/2000, luật doanh nghiệp mới bắt đầu được đưa vào thực thi. So với luật cũ, Luật doanh nghiệp có những nét đổi mới cơ bản sau:

Một là, thủ tục thành lập doanh nghiệp đã được đơn giản hoá rất nhiều. Đây là bước đột phá về cải cách hành chính. Thủ tục xin phép thành lập nay đã được đơn giản hoá thành đăng kí kinh doanh, thời gian đăng kí

kinh doanh giảm từ 3 tháng xuống còn 7 ngày, chi phí giảm từ 10 triệu xuống 500 ngàn đồng, hơn 150 loại giấy phép được bãi bỏ... Quy định này phù hợp với quan điểm của nhà nước được nêu trong Hiến pháp “công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư tư nhân được thực hiện một cách đầy đủ.

Hai là, quyền sở hữu được nâng lên tầm vóc cao hơn. Nếu như hai luật cũ chỉ quy định chủ thể kinh doanh có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất (Điều 4 Luật doanh nghiệp tư nhân và Điều 5 Luật công ty) thì nay, theo Điều 7 Luật doanh nghiệp: “Doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình”.

Ba là, phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng hơn. Danh mục ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp không còn bị hạn chế. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trước đây không được trực tiếp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu thì nay có quyền kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu và được khuyến khích bằng những ưu đãi về thuế.

Bốn là, quyền tự chủ của doanh nghiệp được thực sự tôn trọng. Trong hoạt động đầu tư kinh doanh, doanh nghiệp có quyền chủ động lựa chọn hình thức huy động vốn đầu tư, chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư. Trong quan hệ giao dịch, doanh nghiệp có quyền chủ động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng. Doanh nghiệp có quyền thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh...

Những thay đổi nói trên thể hiện sự phù hợp với những điều kiện mới trong sự phát triển của nền kinh tế nước ta, đáp ứng được những yêu cầu bức xúc của động lực phát triển, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Luật doanh nghiệp trang bị cho chủ doanh nghiệp đầy đủ nội lực, tư duy và sách lược để thích ứng với tiến bộ khoa học công nghệ và tính cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN ĐỐI VỚI SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w