Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ta đánh giá trên hai mặt là nguyên giá tài sản cố định và giá trị còn lại của nó. Giữa 2 chỉ tiêu trên việc đánh giá trên giá trị còn lại của tài sản cố định sẽ phản ánh thực chất hơn việc đánh giá trên nguyên giá tài sản cố định.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định đợc đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu nhng phổ biến là các chỉ tiêu sau:
Tổng doanh thu *Sức sản xuất của TSCĐ = ---
Giá trị bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng giá trị bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Lợi nhuận thuần *Sức sinh lời của TSCĐ = --- Giá trị bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng giá trị bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
Chỉ tiêu giá trị bình quân TSCĐ có thể tính theo nguyên giá hoặc giá trị còn lại của TSCĐ và bằng: (Giá trị TSCĐ đầu năm + Giá trị TSCĐ cuối năm) chia 2.
Dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 1997,1998 ta có bảng sau:
bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu Đầu năm 98 Cuối năm 98
* Doanh thu thuần (1) 23 633 588 130 27 314 062 682 *Lợi nhuận thuần (2) 561 863 940 1 239 252 067 * Nguyên giá bình quân TSCĐ (3) 13 421 749 641 13 983 388 948 *Bình quân GTCL của TSCĐ (4) 9 815 390 587 10 595 121 039
*Sức sản xuất TSCĐ (1/3) 1.69 2.03
*Sức sinh lời TSCĐ (2/3) 0.04 0.09
*Sức sản xuất GTCL của TSCĐ (1/4) 2.23 2.78 *Sức sinh lời GTCL của TSCĐ (2/4) 0.05 0.12
Qua bảng phân tích trên ta thấy cả nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định trong năm 1998 đều tăng hơn so với năm 1997, đồng thời việc tăng nguyên giá thấp hơn việc tăng của trích khấu hao. Mặc dù theo phân tích thì tỷ suất đầu t là ổn định đã chứng tỏ Công ty rất chú trọng thu hồi vốn, để tái đầu t vào tài sản cố định, nhằm hiện đại hoá sản xuất. Vì vậy khả năng sinh lời, sức sản xuất của nguyên giá và giá trị còn lại tài sản cố định đều tăng cụ thể là:
Năm 1997 cứ 1 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định tạo ra 1.69đồng doanh thu. Năm 1998 cứ 1 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định tạo ra đợc 2.03 đồng doanh thu. Vậy sức sản xuất của tài sản cố định tăng 0.34 đồng (16.9%) đồng thời sức sinh lời của nguyên giá bình quân tài sản cố định cũng tăng: 0.09 - 0.04 = 0.05 đồng hay 55%
Cùng với nguyên giá bình quân tài sản cố định thì sức sản xuất giá trị còn lại của tài sản cố định cũng tăng cụ thể là: 2.78 - 2.23 = 0.55 đồng hay 19.7%
Sức sinh lời của giá trị còn lại tài sản cố định tăng:
0.12 - 0.05 = 0.07 đồng hay 58%
Qua phân tích trên việc Công ty đầu t vào tài sản cố định là phù hợp, song Công ty sử dụng cha hết công xuất tài sản hiện có của Công ty.