- Định kỳ tổ công nợ lập biên bản đối chiếu công nợ để thấy được tình hình thanh toán công nợ của khách hàng.
- Trước khi ký hợp đồng kinh tế với bất cứ khách hàng nào cũng cần xem xét tình hình tài chính của khách hàng và trong hợp đồng phải có những điều khoản ràng buộc rõ ràng để giải quyết nhanh chóng những trường hợp tranh chấp sau này.
- Đối với khách ngoại thì yêu cầu ký quỹ mở L/C, đối với khách hàng trong nước ứng trước tiền hàng. (% tuỳ vào sự thoả thuận trong hợp đồng và cũng tuỳ vào uy tín của từng khách hàng).
- Công ty thường xuyên gởi giấy báo xác nhận công nợ đến con nợ nhằm nhắc nhở đối phương thanh toán nợ cho công ty.
- Đối với từng phương thức thanh toán công ty áp dụng : + Phương thức thanh toán nước ngoài :
* Phương thức chuyển tiền (TTR) : do phương thức này không ràng buộc người bán và người mua lại với nhau nên công ty sẽ gặp nhiều rủi ro khi thanh toán bằng phương thức này như người mua đã nhận hàng nhưng từ chối thanh toán. Biện pháp : ký kết với khách hàng thân thuộc, đáng tin cậy, hoặc có thể áp dụng đối với những hợp đồng nhỏ.
* Phương thức L/C : trước khi tiến hành giao hàng công ty phải kiểm tra kỹ nội dung trong L/C, nếu có vấn đề phải nhanh chóng chỉnh sửa cho phù hợp, tránh tình trạng người mua từ chối thanh toán.
* Bằng tiền mặt : dễ dẫn đến rủi ro người mua chiếm dụng vốn, có thể nhận hàng mà không đưa tiền. Biện pháp : giao hàng giao tiền phải tiến hành song song, áp dụng hình thức thanh toán này với khách hàng lâu năm, đáng tin cậy của công ty. * Chuyển khoản : do người mua trong nước vẫn còn thói quen thanh toán bằng tiền mặt và do hệ thống ngân hàng VN chưa liên thông, nên để tránh tình trạng không thu được tiền, công ty phải yêu cầu ứng trước một khoản tiền (tuỳ thoả thuận) và yêu cầu khách hàng thanh toán qua Ngân hàng có mối liên hệ với Ngân hàng của công ty.