III -Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty may Chiến Thắng
1. Đối tượng, phương pháp, kỳ tính giá thành sản phẩm
Trong loại hình sản xuất gia công hàng may mặc, đơn giá gia công sản phẩm đã được phía khách hàng và công ty bàn bạc, thoả thuận, nhất trí xác định và được ghi vào trong hợp đồng từ trước khi bắt đầu quá trình sản xuất.
Có thể nói rằng, đơn giá gia công sản phẩm là thước đo, là chuẩn mực để công ty đánh giá hiệu quả của công tác sản xuất kinh doanh, hiệu quả của công tác quản lý các yếu tố chi phí sản xuất … Bởi lẽ, nếu làm tốt công tác quản lý các yếu tố chi phí sản xuất, chi phí sản xuất được sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích thì giá thành thực tế sản phẩm có thể ít hơn đơn giá gia công đã ký với khách hàng. Chính điều này sẽ đem lại lợi ích cho công ty
Việc quản lý giá thành theo đơn giá gia công ở công ty may Chiến Thắng là hoàn toàn đúng đắn, hợp lý trong điều kiện cụ thể và mang tính thực tiễn cao.
Cũng giống như xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, việc xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác tính giá thành sản phẩm ở bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào.
Do đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ của công ty nên công ty xác định đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành nhập kho
Chu kỳ sản xuất ngắn nên định kỳ hàng tháng, công ty tổ chức tính giá thành sản phẩm. Kỳ tính giá thành của công ty là hàng tháng. Việc xác định kỳ tính giá thành của công ty là đúng đắn, phát huy khả năng kiểm tra, giám đốc của kế toán đối với các yếu tố chi phí sản xuất, phát hiện kịp thời các trường hợp gây thất thoát, lãng phí chi phí để từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp.
Để phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành,và yêu cầu quản lý của công ty, phương pháp tính giá thành được áp dụng là phương pháp trực tiếp giản đơn. Cuối tháng, căn cứ vào báo cáo sản phẩm hoàn thành nhập kho, chi phí sản xuất đã tập hợp được để tính giá thành sản phẩm.
2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ở công ty may Chiến Thắng
Sản phẩm làm dở cuối kỳ của công ty may Chiến Thắng bao gồm các loại như:
- Dở dang dạng nguyên liệu(chưa cắt hoặc cắt chưa đồng bộ)
- Sản phẩm làm dở dang dạng bán thành phẩm cắt(chưa may xong) - Sản phẩm làm dở dang dạng bán thành phẩm may( chưa là)
- Sản phẩm làm dở dang dạng bán thành phẩm là( chưa đóng gói, đóng hòm) Do ở công ty may Chiến Thắng thực hiện việc tính lương theo chế độ khoán sản phẩm, tức là quỹ lương của phân xưởng được tính trên cơ sở số lượng sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn chất lượng nhập kho. Chính chế độ tính lương này đã khuyến khích các phân xưởng vì lợi ích bản thân mình có biện pháp tổ chức sản xuất hợp lý nhằm tạo ra số sản phẩm đạt chất lượng lớn nhất.
Vì vậy, sản phẩm làm dở cuối kỳ của công ty may Chiến Thắng không có hoặc có rất ít không đáng kể, công ty không tổ chức công tác đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ
3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở công ty may Chiến Thắng
Cuối tháng, do trong tháng không đánh giá sản phẩm làm dở nên tổng giá thành sản phẩm được xác định bằng tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng Kế toán căn cứ vào báo cáo sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng, các chi phí sản xuất đã tập hợp được để tính giá thành sản phẩm theo công thức:
Ví dụ: Trong tháng 1 năm 2001ở phân xưởng 1-TC sản xuất hàng nga với các mã khác nhau Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C 105 Giá thành đơn vị sản phẩm Tổng giá thành sản phẩm Tổng số lượng ho n th nh trong kà à ỳ =
Kế toán căn cứ vào các bảng phân bổ và tính toán như đã trình bầy ở trên để ghi vào dòng giá thành mã sản phẩm Karl vào các cột tương tự như:
Căn cứ vào “bảng kê phụ liệu xuất kho tính vào giá thành”(biểu số 3) có Chi phí nguyên vật liệu phụ: 3.143.000đ
Căn cứ vào “bảng phân bổ tiền lương và BHXH cho sản phẩm”(Biểu số7) Chi phí tiền lương công nhân sản xuất : 15.579.292đ
Chi phí BHXH của công nhân sản xuất : 1.495.467đ
Căn cứ vào “bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho sản phẩm”(Biểu số 15)
Chi phí sản xuất chung: 19.048.681đ
Tổng giá thành sản phẩm mã Karl – Nga là: 39.266.440
Các mã hàng khác cũng được tính tương tự như vậy
Số liệu này còn được thể hiện trong bảng tính giá thành sản phẩm trên “Bảng tính giá thành của công ty” (Biểu số 20)
Biểu số 20:
Công ty may chiến thắng Phòng kế toán – tài vụ Bảng tính giá thành sản phẩm Tháng 1 năm 2001 Hãng Mã SP Số lượn Vật liệu phụ Chi phí NCTT Tiền lương BHXH Nga Karl 1004 3143000 1557929 2 149546 7 1904868 1 3926644 0 39110 Nga Gaby 604 7927319 760949 9692672 1838094 0 30432 Bắc Hà 2093 3.200 2581191 0 247770 3 3156002 5 5984963 8 18703 Đông Anh C11 140 2229832 214043 2726399 5170274 36930 Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C 106 Giá thành đơn vị sản phẩm Karl- Nga 39.266.440 1004 39.110đ = =
Hưng Yên G2004 5 929 2397000 1422498 7 136546 7 1739278 3 3538023 7 38084 Hưng Yên G2004 9 515 7744940 743442 9469679 1795806 1 34870 Woosung Mẫu 110 6288920 603678 7689414 1458201 2 132563 …. …. …. …. …. …. …. …. …. Ngày 14 tháng 2 năm 2001
Người lập biểu Kế toán trưởng
IV. Phân tích chỉ tiêu chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị tạI công ty may chiến thắng
Ơ công ty may Chiến Thắng việc phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản trị. Trong phạm vi doanh nghiệp, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho từng mặt hàng giúp cho nhà quản lý đánh giá đúng hiệu quả sử dụng vốn của các bộ phận. Trên cơ sở phân tích giúp doanh nghiệp thấy được những khoản mục hợp lý và bất hợp lý, từ đó có những biện pháp thưởng phạt vật chất đối với từng bộ phận, cá nhân nhằm làm cho công tác quản lý chi phí ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả.
1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm.
Để cung cấp những thông tin khái quát về tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm trong kỳ, việc đầu tiên mà công ty tiến hành là đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành thành sản phẩm.
Cụ thể vào tháng 1 năm 2001 như sau
Bảng phân tích tổng giá thành ZSLHH Mã sản phẩm Q1 Zđ. vị Tổng ZSLHH ảnh hưởng đến Z Z0 Z1 Q1Z0 Q1Z1 Karl 1004 35.000 39.110 35.140.000 39.266.440 4.126.440
Chênh lệch tuyệt đối = 39.266.440– 35.140.000= 4.126.440
Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C 107 Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch giá thành sản phẩm 39.266.440 35.140.000 111.7% 100 x = =
Như vậy, so với kế hoạch Zđ. vị sản phẩm tăng 1 lượng = 4.110đ/ áo dẫn đến tổng ZSLHH trong tháng 1 năm 2001 tăng lên 1 lượng tuyệt đối là 4.126.440đ hay tăng lên 1 lượng tương đối là 11,7%. Vậy công ty đã không hoàn thành kế hoạch
2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch CP/1000đ SLHH
Việc không thực hiện được kế hoạch hạ ZSP của công ty cũng chưa kết luận được tốt hay chưa tốt. Vì vậy, việc phân tích này sẽ giúp cho công ty biết được để có 1000đ giá trị SLHH thì đã bỏ ra bao nhiêu chi phí để sản xuất tiêu thụ sản phẩm
Bảng phân tích CP/1000đ SLHH Mã sản phẩm Q Zđ.vị Gđ.vị ∑ZSLHH ∑giá trị SLHH Q0 Q1 Z0 Z1 G0 G1 Q0Z0 Q1Z0 Q1Z1 Q0G0 Q1G0 Q1G1 KARL 1004 1004 35000 39110 35000 35000 3514000 0 3514000 0 3926644 0 3514000 0 3514000 0 3514000 0
Vậy kế hoạch đề ra để tạo ra 1000đ SLHH CP bỏ ra là 1000đ
Vậy trên thực tế để tạo ra 1000đ SLHH CP bỏ ra là 1117đ
→ F1 – F0 = + 117
Trên thực tế, tại công ty vào tháng 1 năm 2001đã không thực hiện được kế hoạch làm cho chi phí 1000đ SLHH thực tế đã tăng lên so với kế hoạch là 117đ
Đê tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này, cần thiết phải đi sâu xem xét tình hình biến động của từng khoản mục chi phí
3. Phân tích tình hình biến động các khoản mục chi phí
Tại công ty may Chiến Thắng, kỳ tính giá thành là tháng nên em lấy số liệu tổng giá thành kế hoạch và thực tế của mã Sp Karl – hàng nga
Bảng phân tích khoản mục chi phí
Khoản mục CP Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Tuyệt đối % Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C 108 1000 1000 35140000 35140000 1000 0 0 0 0 0 = × = × = ∑ ∑ G Q Z Q F 1117 1000 35140000 39266440 1000 1 1 1 1 1 = × = × = ∑ ∑ G Q Z Q F
CPNVL trực tiếp 2401500 3143000 741500 30 CPNC trực tiếp 16604669 17074759 470090 2.9
CPSX chung 16133831 19048681 2914850 18
Cộng 35140000 39266440
a) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Như đã nghiên cứu về loại mặt hàng gia công cho khác hàng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là do bên khách hàng chuyển sang. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định cũng có thể bên đặt gia công không cung cấp đầy đủ phụ liệu hoặc nhờ công ty mua hộ( theo thoả thuận của hợp đồng). Chi phí NVL phụ trực tiếp chi ra để sản xuất 1004 sản phẩm mã karl – hàng Nga tăng so với kế hoạch một số tuyệt đối là 741500đ và số tương đối là 30% nguyên nhân là do các mặt hàng này chưa có sự cạnh tranh, ít có cơ sở sản xuất nên giá bán có cao lên đôi chút
b) Chi phí nhân công trực tiếp
Khoản mục này trong tháng 1/ 2001 đã tăng lên so với kế hoạch là 470090đ. Lý do là công ty đã mở rộng thêm sản xuất, nhận thêm 110 công nhân may máy công nghiệp , cùng với chế độ tiền lương được trợ cấp thêm cho công nhân cũng là yếu tố làm tăng khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
c) Chi phí sản xuất chung
Trong tháng, khoản mục này giảm được đáng kể so với kế hoạch đặt ra là 2914850đ. Nguyên nhân là do sự sắp xếp lại và tinh giảm bộ máy QLPX gọn nhẹ, hợp lý hơn
Trong quá trình thực tập về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty may Chiến Thắng, em nhận thấy có nhiều mã hàng mà giá thành đơn vị sản phẩm mã hàng đó cao hơn đơn giá gia công sản phẩm mà công ty nhận được ( ví dụ mã hàng Karl- Hàng nga)
Như vậy, xét về mặt hiệu quả kinh tế, ta có thể nói rằng việc gia công mã hàng trên không đem lại hiệu quả hay công ty bị lỗ khi gia công hàng đó. Song trên thực tế không hẳn như vậy vì trong quá trình sản xuất, số nguyên phụ liệu mà công ty tiết kiệm được trong quá trình sản xuất mã hàng đó là khá lớn. Việc tiết kiệm nguyên phụ liệu này công ty không thực hiện tính trừ làm giảm giá thành sản xuất.
Phần thứ 3:
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạI công ty may chiến thắng–tổng công ty dệt may việt nam
I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG
Ơ công ty may Chiến Thắng, do đã nhận thức được tính cấp bách, sự cần thiết và tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sản xuất trong điều kiện nền kinh tế thị trường có cạnh tranh gay gắt nên công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng như công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm rất được quan tâm chú ý và nhận được sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo. Nhờ vậy, kể từ khi nguyên vật liệu được đưa về nhập kho cho đến khi sản phẩm sản xuất hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng đem nhập kho chờ xuất giao cho khách hàng luôn được theo dõi và quản lý chặt chẽ.Việc vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế thị trường cùng với việc cải tiến bộ máy quản lý, đổi mới dây chuyền công nghệ…đã tạo ra cho công ty một vị trí vững chắc trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Trong sự phát triển chung của công ty, bộ phận kế toán thực sự là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý doanh nghiệp.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức thành một phòng kế toán bao gồm 1 kế toán trưởng, 1 kế toán phó, 7 nhân viên kế toán và 1 thủ quỹ. Đây là một bộ máy gọn nhẹ, không cồng kềnh, lãng phí như trước. Để đạt được điều này thì mỗi nhân viên trong phòng đều phải cố gắng nỗ lực nhiều trong công việc để kiêm nghiệm phần hành được giao phó
Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức sổ Nhật ký – chứng từ và kết hợp tính toán trên máy vi tính. Đây là hình thức tiên tiến đảm bảo cho hệ thống kế toán của công ty thực hiện tốt được những chức năng, nhiệm vụ trong quản lý tổ chức kinh doanh. Việc tính toán được tiến hành có sự trợ giúp của máy tính đã giúp cho việc xử lý các chứng từ một cách nhanh chóng, đảm bảo cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời cho quản lý. Bên cạnh đó, phòng kế toán đã sử Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C 110
dụng hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán khá đầy đủ theo quy định chung của Bộ tài chính và đảm bảo phù hợp với hoạt động kế toán tại doanh nghiệp, đã tạo ra được mối quan hệ lẫn nhau giữa các phần hành trong toàn bộ hệ thống kế toán công ty. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ, sổ sách ở phòng kế toán với các nhân viên hạch toán kinh tế ở các phân xưởng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng chính xác.
Việc phân cấp trong quản lý các yếu tố chi phí sản xuất đã giúp cho từng bộ phận sản xuất, từng tổ sản xuất phát huy được tính tự chủ trong sản xuất, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Cũng từ đây, nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng vào trong sản xuất mà điển hình là ở các phân xưởng đã lập “phiếu theo dõi bàn cắt” nên đã phản ánh được một cách chính xác từng loại vải tiêu hao thực
tế cho từng mã hàng, giảm được lãng phí nguyên liệu do hạch toán sai như trước đây
Việc thực hiện chế độ khoán quỹ lương theo tổng sản lượng thực tế đối với các phân xưởng thực sự đã kích thích được công nhân sản xuất quan tâm đến kết quả và chất lượng lao động của mình, thúc đẩy tăng năng suất lao động của từng phân xưởng nói riêng và của toàn công ty nói chung. Công ty không chỉ giao khoán lương cho phân xưởng mà còn định ra quy chế thưởng 20% giá trị nguyên vật liệu tiết kiệm. Điều này làm cho số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho nhanh chóng, hạn chế đến mức tối đa sản phẩm dở dang và giá trị nguyên vật liệu thu hồi tương đối lớn. Thực hiện được điều đó trong điều kiện hiện nay quả thật đã là một thành công rất lớn của công ty may Chiến Thắng
Tại công ty may Chiến Thắng, kỳ tính giá thành là 1 tháng đảm bảo việc cung cấp số liệu được kịp thời cho yêu cầu quản trị cuả công ty.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, những điều đã làm được khá thành