Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại công ty may chiến thắng – tổng công ty dệt may việt nam (Trang 34 - 99)

THÀNH SẢN PHẨM THEO KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC

1. Tại Mỹ

Chi phí được định nghĩa như một khoản hao phí bỏ ra để thu được một số của cải hoặc dịch vụ. Khoản chi phí này có thể là tiền mặt tiền mặt chi ra, dịch vụ hoàn thành,… được đánh giá căn cứ trên tiền mặt.

Chi phí được phân chia làm 2 loại chính: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất

Chi phí sản xuất gồm 3 bộ phận:

Chi phí vật liệu trực tiếp

Ch phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung trong phạm vi phân xưởng

Chi phí ngoài sản xuất bao gồm: chi phí tiếp thị và chi phí quản lý chung. Đây được xem là các khoản chi phí làm giảm lợi tức của một thời kỳ nào đó chứ không tạo ra giá trị sản phẩm nên được khấu trừ ra lợi tức của một thời kỳ mà chúng phát sinh. Khoản chi phí này được gọi là chi phí thời kỳ.

Giá thành về trình tự tính cơ bản kế toán Mỹ cũng có 2 cáh tập hợp chi phí tương tự như kế toán Việt Nam

_ Tập hợp chi phí theo hệ thống thường xuyên: tương tự như KKTX ở Việt Nam _ Tập hợp chi phí theo hệ thống định kỳ: tương tự như KKĐK ở Việt Nam. Trần Thị Khánh Linh - Kế Toán 39C 45

2. Tại Cộng Hoà Pháp

Chi phí được hiểu là toàn bộ số tiền doanh nghiệp bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định. Thuộc về chi phí gồm

_ Tiền mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ SXKD _ Tiền thuê người làm

_ Khấu hao bất động sản và các chi phí khác phát sinh trong quá trình SXKD

Chi phí được chia làm 3 loại:

_ Chi phí kinh doanh thường: chi phí để sx sp, kinh doanh dịch vụ, bán hàng hoá. _ Chi phí tài chính: chi phí cho những hoạt động kinh doanh về vốn

_ Chi phí bất thường: những khoản chi phí phát sinh ngoài dự kiến

Giá thành: Bao gồm tât cả những khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt

động kinh doanh, không phân biệt chi phí đó thuộc loại nào. Trình tự hạch toán chi phí và tính giá thành như sau:

Bước một: Tính giá CPNVL mua vào, bao gồm giá mua và chi phí thu mua Bước hai: Tính giá chi phí sx, giá phí sx bao gồm giá phí NVL đưa vào sx và

các chi phí sx như CPNC, khấu hao động lực…

Bước ba: Tính giá phí tiêu thụ: tính các khoản chi phí bỏ ra nhằm phục vụ cho

quá trình tiêu thụ sản phẩm như vận chuyển , bốc dỡ, bao gói …

Bước bốn: tính giá thành sản phẩm

Giá thành sx = giá phí sx + giá phí tiêu thụ

Như vậy có thể thấy tuy các nước có sự diễn đạt khác nhau về nội dung của chi phí song thống nhất với nhau về bản chất của chi phí. Đối với chỉ tiêu giá thành, do sự khác biệt trong quan niệm về bản chất và chức năng của giá thành dẫn đến phạm vi của giá thành được xác định khác nhau. Về trình tự, tập hợp chi phí và tính giá thành nhình chung không có sự khác biệt đáng kể giữa hệ thống KT các nước

VIII . PHÂN TÍCH THÔNG TIN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng của hoạt động doanh nghiệp, đồng thời nó phản ánh và đo lường hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trần Thị Khánh Linh - Kế Toán 39C 46

Việc hạ giá thành không những chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là một trong những nhuồn tích luỹ chủ yếu của nền kinh tế. Việc phấn đấu hạ giá thành để nâng cao tích luỹ của doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở tiết kiệm các chi phí sản xuất theo các khoản mục bằng các kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí đối với việc cải tiến, tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, tổ chức hoàn thiện quy trình công nghệ, ứng dụng kỹ thuật mới … Bên cạnh đó, phải tăng cường các biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng cũng như các biện pháp kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Nó giúp cho các nhà doanh nghiệp có thể điều hành quản lý nội bộ và thích ứng với các yêu cầu của quản lý thị trường. Cụ thể việc phân tích này giúp cho các nhà quản trị xác định được giá bán, lợi nhuận, sản lượng hoà vốn, mức sản lượng để tối đa hoá lợi nhuận và giúp cho doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý, chính xác, kịp thời. Do việc phân tích mang lại ý nghĩa kinh tế, hiệu quả kinh doanh thiết thực như vậy, cho nên việc thực hiện công việc này là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp. Thông thường, với việc phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp thường dùng các chỉ tiêu sau:

 Chỉ tiêu tổng giá thành sản phẩm: Đây là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền của toàn bộ khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đã hoàn thành. Chỉ tiêu này dùng để phản ánh quy mô kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nếu dùng giá cố định để so sánh qua nhiều năm thì chỉ tiêu này còn phản ánh tốc độ sản xuất hàng hoá của doanh nghiệp. Với việc phân tích chỉ tiêu tổng giá thành sản xuất sản phẩm, các doanh nghiệp đánh giá được qui mô, kết quả hoạt động kinh doanh của mình và thông qua việc so sánh với mức doanh thu thu được sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định chính xác kết quả tài chính, tránh hiện tượng lãi giả, lỗ thật như trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Chỉ tiêu chi phí trên 1000đồng sản lượng hàng hoá: Chỉ tiêu này giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá khái quát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành bằng cách gắn sự thay đổi giá thành với chỉ tiêu giá bán.

Trần Thị Khánh Linh - Kế Toán 39C 47

Chỉ tiêu chi phí trên 1000 đồng sản lượng hàng hoá

Q.Z

Q. G

x 1000

Trong đó Q: sản lượng G: giá bán đơn vị Z: giá thành đơn vị

Như vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí trên 1000 đồng sản lượng hàng hoá là cơ cấu sản lượng, giá thành đơn vị và giá bán đơn vị. Việc phân tích này giúp cho doanh nghiệp xác định được mức ảnh hưởng của từng nhân tố tới chi phí trên 1000 đồng sản lượng hàng hoá và nguyên nhân tác động tới sự thay đổi đó, từ đó có những biện pháp thích hợp để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu suất kinh doanh.

 Chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm : Giá thành đơn vị sản phẩm phản ánh tổng số chi phí mà đơn vị sản phẩm phải gánh chịu trong kỳ sản xuất

Việc phân tích chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm giúp cho các doanh nghiệp xác định được ảnh hưởng của chi phí từng khoản mục đến giá thành đơn vị, từ đó có biện pháp điều chỉnh các khoản mục chi phí cho hợp lý hơn.

 Chỉ tiêu điểm hoà vốn : Phân tích điểm hoà vốn giúp nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động tích cực, xác định rõ vào lúc nào trong kỳ kinh doanh hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hoà vốn, từ đó doanh nghiệp có những biện pháp chỉ đạo tích cực để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao qua việc lựa chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ , tính toán các khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt lợi nhuận mong muốn.

Trần Thị Khánh Linh - Kế Toán 39C 48

Sản lượng hoà vốn Tổng chi phí cố định Giá bán đơn vị sản

phẩm Chi phí khả biến 1 đơn vị sản phẩm

=

_

Doanh số hoà vốn Tổng chi phí cố định

1 – chi phí biến đổi trong 1 đồng doanh thu

=

=

Thời gian hoà vốn Doanh số hoà vốn x 12 tháng Tổng doanh số cả năm Sản lượng để đạt được

mức lãi mong muốn

Tổng chi phí cố định + mức lãi mong muốn 1 – chi phí biến đổi trong 1 đồng doanh thu

Ngoài ra doanh nghiệp còn tiến hàhh phân tích một số các chỉ tiêu khác nhằm xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh với việc quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm như:

_ Phân tích các khoản mục chi phí chủ yếu. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Từ đó ta thấy được những ảnh hưởng cụ thể của các nhân tố tới giá thành thông qua việc so sánh giữa số thực tế với số kế hoạch để xác định được chênh lệch tuyệt đối. Việc phân tích này giúp cho nhà doanh nghiệp quản lý tốt hơn các khoản mục chi phí và do đó sẽ làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được năng lên

_ Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh =

Chỉ tiêu này được xác định cho từng thời kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Nếu so sánh ở phạm vi rộng thì kết quả đầu ra là tổng giá trị sản lượng trong kỳ còn đầu vào là tổng số vốn và chi phí. Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh không thể không xét đến lợi nhuận trong quan hệ với chi phí

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng chi phí hợp lý sẽ dấn đến tiết kiệm chi phí là cho chi phí đầu vào giảm và tất yếu hiệu qủa sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên, đây chính là cái đích mà doanh nghiệp cần đạt được.

Tóm lại: Tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu chiến lược của mọi doanh nghiệp, trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ giảm giá bán, tăng lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh về hàng hoá trên thị trường. Chính vì vậy, phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên nhiều góc độ bằng cách khác nhau là cần thiết giúp cho doanh nghiệp thấy rõ năng lực của mình.

Trần Thị Khánh Linh - Kế Toán 39C 49

Kết quả đầu ra Chi phí đầu vào

Phần thứ hai:

Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạI công ty may chiến thắng – tổng công ty dệt may vệt nam

I. đặc đIểm tình hình chung của công ty may chiến thắng

 Tên đơn vị: Công ty May Chiến Thắng

 Tên giao dịch: Chien Thang Garmen Company

 Tên viết tắt: CHIGAMEX

 Trụ sở chính: Số 10 – Thành Công – Ba Đình – Hà Nội

 Điện thoại:

 Fax:

Công ty May Chiến Thắng là một doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam, công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, tự chủ trong sản xuất kinh doanh và hạch toán kế toán độc lập. Công ty được nhà nước đầu tư với tư cách là chủ sở hữu. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là tổ chức sản xuất kinh doanh , nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng may mặc, thảm len phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, công ty có nghĩa vụ phải hoàn thành nhiệm vụ mà nhà nước giao cho. Đó là bảo toàn và phát triển nguồn vốn, phân phối theo kết quả lao động, bồi dưỡng và nâng cao trình độ của CBCNV, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho toàn thể mọi CBNV trong công ty.

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty may Chiến Thắng.

Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể khái quát làm ba giai đoạn sau:

a) Từ năm 1968 – 1975 – Ra đời và lớn lên trong khó khăn.

Ngày 2 tháng 3 năm 1968, trên cơ cở máy móc thiết bị và nhân lực của trạm may Lê Trực( thuộc công ty Gia công dệt kim vải sợi cấp I Hà Nội) và xưởng may cấp I(Hà Tây), Bộ nội thương quyết định thành lập Xí nghiệp may Chiến Thắng. Xí nghiệp có trụ sở tại số 8B phố Lê Trực, Hà Nội và giao cho Cục Vải sợi may mặc quản lý. Xí nghiệp có nhiệm vụ ban đầu là tổ chức sản xuất các loại quần áo, mũ vải, găng tay, áo da, áo dệt kim…theo chỉ tiêu kế hoạch của Cục Vải sợi may mặc cho các lực lượng vũ trang và trẻ em.

Tháng 5 năm 1971, Xí nghiệp May Chiến Thắng chính thức được chuyển giao cho Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý với nhiệm vụ mới là chuyên may hàng xuất khẩu , chủ yếu là loại quần áo bảo hộ lao động

b) Từ năm 1976 – 1986 – ổn định và từng bước phát triển sản xuất.

Trong thời kỳ này, hoà bình lập lại, việc gia công hàng xuất khẩu đã đi vào nề nếp, sản xuât đã ổn định và có nhiều tiến bộ, nhưng phong cách quản lý vẫn còn nặng nề bao cấp. Đến năm 1986, nhờ có bước chuyển căn bản trong cơ chế quản lý của nước ta nên Xí nghiệp đã chủ động khai thác các nguồn nguyên liệu để có thêm công ăn việc làm cho công nhân viên, đồng thời từng bước tiếp cận với thị trường nước ngoài để mở rộng thị thường xuất khẩu.

c) Từ năm 1986 đến nay: Đổi mới để phát triển bền vững.

Các nghị quyết của Đảng và quyết định 217/ HĐBT, luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được ban hành đã xoá bỏ các quản lý bao cấp, giúp Xí nghiệp phát huy quyền tự chủ và năng động của mình, ngoài những đơn đặt hàng được cấp trên giao làm theo chỉ tiêu của nhà nước, lãnh đạo của Xí nghiệp đã mạnh dạn tiếp cận với các thương gia nước ngoài để thực hiện phương thức gia công cho khách hàng nước ngoài như : Hồng Kông, Hàn Quốc…

Ngày 25/8/1992, Bộ Công nghiệp nhẹ có quyết định số 730/CNN – TCLĐ chuyển Xí nghiệp may Chiến Thắng thành Công ty May Chiến Thắng. Năm 1994, Xí nghiệp thảm len xuất khẩu Đống Đa được sát nhập vào Công ty theo QĐ số 290/QĐ - TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ. Trong thời kỳ này, Công ty đã liên tục đầu tư, hiện đại hoá, đổi mới thiết bị, nhà xưởng, hoàn thiện và đa dạng hoá công nghệ sẵn có, mở rộng mạng lưới kinh doanh và giới thiệu sản phẩm trong nước

Trong năm 2000, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công nghiệp, Tổng công ty dệt may Việt Nam, công ty đã hoàn thành việc chuyển cơ sở 8B Lê Trực thành Công ty May cổ phần Lê Trực

Sản phẩm chủ yếu của công ty may Chiến Thắng, gồm: Đồng phục, áo sơ mi nam nữ, bộ comlê, áo jacket, quần áo bò, các loại áo khoác, áo trẻ em, găng tay gôn, gang tay da…

Đến nay, tổng số lao động toàn công ty đã là 2700 người, trong đó 85% là nữ, 86 người có trình độ đại học, 46 người có trình độ trụng học về các chuyên môn Trần Thị Khánh Linh - Kế Toán 39C 51

nghiệp vụ, như: kinh tế tài chính, thương mại, xuất nhập khẩu, kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ…và trên 1.500 công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

Để có cái nhìn toàn diện hơn về Công ty May Chiến Thắng, ta có thể xem qua những con số mà công ty đã thực hiện được mấy năm gần đây:

Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 1998 1999 2000 1.Doanh thu bán hàng Đồng 57.878.293.935 63.889.926.466 52.804.287.73 2 2. Lợi nhuận Đồng 677.295.509 1.012.403.849 884.854.768 3. Nộp ngân sách Đồng 906.398.829 1.154.809.247 1.800.100.033 4.Thu nhập bình quân đ/người/thá ng 722.000 864.000 910.000 5. Số lao động Người 2741 2640 2560 6.Vốn kinh doanh Đồng 9.985.951.611 11.985.951.661 10.136.849.52 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do những thành tích đã đạt được trong nhiều năm liên tục, Công ty may Chiến Thắng đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý gồm:

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại công ty may chiến thắng – tổng công ty dệt may việt nam (Trang 34 - 99)