Tăng cường quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng, chống vi phạm và tội phạm có liên quan đến vấn đề

Một phần của tài liệu Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ theo luật hình sự Việt Nam (Trang 74)

trong đấu tranh phòng, chống vi phạm và tội phạm có liên quan đến vấn đề bình đẳng giới

Hiện nay, sự phối hợp giữa các ban ngành có liên quan nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình mặc dù đã có sự tập trung

chỉ đạo song hiệu quả phối hợp chưa cao, đôi khi còn hình thức. Phạm vi phối hợp còn hạn chế, thiếu đồng bộ, chưa sâu rộng, nhất là tại những nơi bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình ở mức cao. Chương trình, nội dung phối hợp chưa có tính chiến lược, thiếu sự kết nối hiệu quả, chủ yếu còn theo những công việc, hoạt động nhỏ lẻ, sự vụ.

Do đó, cần xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức, cán bộ quản lý Nhà nước về bình đẳng giới từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Tăng cường sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong việc thực hiện các quy định pháp luật về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần sớm kiện toàn tổ chức quản lý nhà nước về bình đẳng giới và các Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp. Phân bổ chỉ tiêu biên chế cho các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đảm bảo có ít nhất từ 2 đến 3 biên chế chuyên trách làm công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ.

Sau khi Luật bình đẳng giới có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 186/NĐ-CP ngày 25/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó thống nhất giao cho ngành lao động - xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Ở Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thành lập Vụ bình đẳng giới và nhanh chóng kiện toàn bộ máy cán bộ để tham mưu giúp Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước và triển khai thực hiện Luật bình đẳng giới. Các địa phương đã tiến hành sắp xếp lại tổ chức, bộ máy và hình thành đơn vị và cán bộ làm công tác bình đẳng giới trong các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008. Hiện nay, hầu hết các Sở lao động - thương binh và xã hội đã phân công cán bộ chuyên trách làm công tác này.

Ngày 22/8/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ủy ban quốc gia vì sự tiến

bộ của phụ nữ Việt Nam. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là Chủ tịch Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và Văn phòng giúp việc Ủy ban được đặt tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, ở cấp tỉnh, huyện và bộ, ngành vẫn còn lúng túng về mô hình tổ chức Ban vì sự tiến bộ phụ nữ do chưa có hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

Bên cạnh việc phối hợp với các cơ quan chức năng, các cơ quan Trung ương cần phối hợp tiến hành các biện pháp chính trị - xã hội cần thiết nhằm đảm bảo cho Luật bình đẳng thực sự đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả cao. Cần tạo điều kiện để phụ nữ tham gia vào toàn bộ quá trình phát triển xã hội từ bước hoạch định mục tiêu, chính sách đến bước thực hiện, đánh giá và điều chỉnh để đảm bảo thực hiện được mục tiêu bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Tiếp tục tiến hành lồng ghép giới, đánh giá tác động giới trong các chính sách, chương trình, đề án về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề… nhằm đảm bảo bình đẳng giới trong quá trình tổ chức thực hiện. Phát triển và nhân rộng các mô hình như "Mô hình lồng ghép phòng, chống bạo hành giới dựa vào cơ sở y tế và cộng đồng"; "Câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình" để có thể tư vấn, can thiệp và hỗ trợ có hiệu quả nhất đối với người bị bạo hành ở Việt Nam hiện nay.

Cần sớm xây dựng và ban hành bộ chỉ số đánh giá bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm tiến hành thống kê, theo dõi hằng năm để đánh giá sát thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam và tạo cơ sở cho việc xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật và dự toán ngân sách nhà nước.

Trong chính sách kinh tế, tài chính, chính sách ngân sách nhà nước và phân bổ nguồn tài chính cần ưu tiên tính đến yếu tố giới, phân bố theo mục tiêu nhằm đảm bảo lồng ghép giới trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sớm tiến hành việc phân bổ kinh phí cho các hoạt động về

bình đẳng giới. Ngoài việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ ngân sách, cần tranh thủ thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, hỗ trợ kỹ thuật trong và ngoài nước, bảo đảm thực hiện mục tiêu xã hội hóa công tác bình đẳng giới. Đồng thời, cần thực hiện lồng ghép giới vào trong quy trình dự toán ngân sách nhà nước hằng năm trình Quốc hội.

Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm học tập, chia sẻ kinh nghiệm triển khai thực hiện Luật bình đẳng giới và vận động nguồn lực hỗ trợ thực hiện các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Hiện nay, nền chính trị hiện đại ở Việt Nam được xây dựng theo phương châm "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" nhằm mục tiêu "độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội" và "Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Ngoài ra có thể mở rộng các quan hệ hợp tác giao lưu, vừa phù hợp với xu hướng thời đại, vừa chia sẻ, trao đổi được kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề về giới, đồng thời lại mở ra nhiều cơ hội học tập, làm việc cho phụ nữ. Tạo điều kiện trao đổi cởi mở các ý tưởng với phụ nữ, nâng cao tính minh bạch trong hoạch định chính sách. Trong khu vực Việt Nam cũng cần phải tích cực tham gia các hoạt động và các tổ chức đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em - những đối tượng dễ bị tổn thương và lợi dụng. Điển hình trong tiến trình phát triển ASEAN suốt 40 năm quan, việc thành lập ACWC đóng vai trò là cầu nối cho sự phát triển, tăng quyền năng và sự tham gia của phụ nữ và trẻ em Asean, giám sát địa vị và nâng cao quyền lợi của người phụ nữ, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, thu hẹp khoảng cách giới trong việc thực hiện Cương lĩnh hành động Bắc Kinh và Công ước Quốc tế xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.

Tăng cường quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) trong việc xử lý các tội phạm liên quan đến vấn đề bình đẳng giới. Quan hệ phối hợp giữa các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án là sự phối hợp trong công đấu tranh phòng, chống và

xử lý tội phạm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Thực tiễn hoạt động này trong thời gian qua cho thấy vẫn chưa có sự nhận thức đầy đủ về công tác này nên có lúc, có nơi sự phối hợp trên không được quan tâm. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác xử lý các tội phạm liên quan đến vấn đề bình đẳng giới các cơ quan tiến hành tố tụng cần tăng cường cơ chế phối hợp để từ đó đẩy mạnh hoạt động phối hợp nhằm hình thành một sức mạnh tổng hợp trong công tác điều tra, phát hiện, xử lý và ngăn ngừa loại tội phạm này. Các cơ quan tiến hành tố tụng trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phát hiện, xử lý tội phạm liên quan đến vấn đề bình đẳng giới. Tăng cường hơn nữa quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc phát hiện, xử lý các hành vi tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến bình đẳng giới. Căn cứ Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát) và các cơ quan, tổ chức có liên quan cần ban hành quy chế phối hợp liên ngành trong việc phát hiện, xử lý các hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật liên quan đến bình đẳng giới. Các cơ quan tiến hành trên tinh thần chủ động, trách nhiệm, đảm bảo nguyên tắc thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành theo quy định của pháp luật. Việc phối hợp phải thường xuyên, chặt chẽ, đảm bảo mọi hành vi phạm tội liên quan đến vấn đề bình đẳng giới đều được phát hiện, xử lý kịp thời đúng quy định của pháp luật. Các Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát là cơ quan tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố của các cá nhân, tổ chức, các ngành chuyển đến theo quy định Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành mình, các cơ quan, tổ chức có liên quan nhận được tin báo, tố giác về tội phạm liên quan đến vấn đề bình đẳng giới hoặc thông qua công tác chuyên môn nghiệp vụ phát hiện vi phạm có dấu hiệu tội phạm này thì phải chuyển ngay hồ sơ, tài liệu và kiến nghị khởi tố đến Cơ

quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát biết để tiến hành kiểm sát theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ theo luật hình sự Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)