Hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ theo luật hình sự Việt Nam (Trang 72)

Bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ là vấn đề quan tâm của hầu hết các quốc gia. Đồng thời bình đẳng giới cũng được quan tâm trong các chương trình, dự án phát triển hợp tác song phương và đa phương giữa các quốc gia. Sở dĩ cần phải thực hiện bình đẳng giới vì bình đa bảo đảm cho quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân của nam và nữ được thực hiện đầy đủ; đảm bảo không tồn tại bất cứ sự phân biệt đối xử trực tiếp hoặc gián tiếp nào đối với nam hoặc nữ tạo nên sự không công bằng và làm hạn chế sự phát triển, sự đóng góp tích cực của nam, nữ vào quá trình phát triển; xoá bỏ triểng cách giới thực tế trên tất cả các lĩnh vực; thúc đẩy quá trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo; giúp trẻ em gái và phụ nữ có địa vị bình đẳng, có cơ hội và điều kiện tham gia học tập, bồi dưỡng đầy đủ, tích lũy kiến thức về mọi mặt như trẻ em trai và nam giới; phát huy hết tiềm năng và hưởng lợi từ thành quả của sự phát triển gia đình và đất nước.

Với vai trò vô cùng to lớn đối với xã hội, việc bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ là hết sức cần thiết mà trong đó bảo vệ mạnh mẽ nhất là bằng pháp luật hình sự.

Tình hình tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ đang ngày càng diễn ra phổ biến mà không xử lý về hình sự được, chứng tỏ Điều 130 tồn tại nhưng không có hiệu lực thực tế. Một trong những nguyên nhân căn bản là tự thân nó chưa hoàn thiện. Trước thực trạng trên, một yêu cầu cấp bách được đặt ra đó là cần phải xây dựng, hoàn thiện quy định pháp luật về bình đẳng giới nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ.

Bộ luật hình sự cần phải xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới đồng thời xây dựng các quy định về các tội phạm và hình phạt đối với các hành vi phạm tội trên cơ sở giới nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Sau khi Luật bình đẳng giới ra đời và căn cứ vào những thực tiễn mới đang nảy sinh, việc nhìn nhận lại một số quy định của Bộ luật hình sự để cân nhắc, xem xét, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới là việc làm cần thiết. Một số vấn đề sau cần được lưu ý dưới góc độ giới khi sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan.

Theo tác giả, cần sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 130 Bộ luật hình sự cho thống nhất với Luật bình đẳng giới năm 2006, tránh tình trạng không thống nhất giữa các văn bản pháp luật của nhà nước vì quy định này chưa thể chế hóa nội dung của Luật bình đẳng giới. Hơn nữa, theo các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới thì việc quy định riêng cho phụ nữ như điều luật này là không cần thiết. Vì vậy, quy định này nên được sửa đổi theo hướng sửa đổi tội danh tại Điều 130 thành tội "xâm phạm quyền bình đẳng giới". Theo đó, nội dung của quy định về tội này có thể được xây dựng như sau: Người nào vì định kiến giới, dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở người khác tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Mặt khác, Bộ luật hình sự 1999 cần có một chương riêng hoặc một số điều luật cụ thể quy định rõ những hành vi bạo lực gia đình phải bị xử lý bằng hình sự, các dấu hiệu cơ bản của các tội về bạo lực gia đình cũng cần cụ thể, không nhất thiết phải có những dấu hiệu như "đã bị xử lý hành chính".

Để có cơ sở thực tiễn trong việc soạn thảo, xây dựng luật, Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, cần tổ chức nghiên cứu, rà soát và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình soạn thảo dự án luật; Lập báo cáo về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong

quá trình soạn thảo dự án luật. Đối với Ủy ban thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự cần bổ sung nội dung đánh giá về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình soạn thảo dự án luật vào báo cáo thẩm tra hoặc lập báo cáo thẩm tra bổ sung đánh giá về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình soạn thảo các dự án luật có liên quan như: luật hôn nhân gia đình, luật chống bạo hành, bạo lực, quyền về đất đai, luật lao động, quyền chính trị. Việc này sẽ tạo môi trường cho sự bình đẳng về cơ hội và quyền lực, hai yếu tố thiết yếu để đạt được bình đẳng giới trên các phương diện khác như giáo dục, y tế và tham gia chính trị.

Luật bình đẳng giới đã xác định trách nhiệm của Chính phủ trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay, hầu hết các dự án văn bản quy phạm pháp luật trình Quốc hội thông qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành đều do Chính phủ chủ trì soạn thảo, do vậy việc lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở giai đoạn soạn thảo, thẩm định là hết sức quan trọng.

Việc hoàn thiện quy định pháp luật tại Điều 130 Bộ luật hình sự cũng như các quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ trong các văn bản quy phạm pháp luật khác là vô cùng cấp thiết. Đó chính là cơ sở để thực thi pháp luật đồng thời phát huy được tối đa được hiệu quả của điều luật, tiến tới ngăn chặn, loại bỏ loại tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ theo luật hình sự Việt Nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)