MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu rối loạn nhịp thất trong suy tim (Trang 50 - 51)

Theo nghiên cứu của Hoàng Anh Tiến (2010) về “ Nghiên cứu vai trò của NT-ProBNP huyết tương và luân phiên sóng T điện tâm đồ trong tiên lượng bệnh nhân suy tim” đã đưa ra kết quả tỷ lệ rối loạn nhịp thất trên 82 bệnh nhân suy tim là ngoại tâm thu thất độ 1 theo Lown chiếm tỷ lệ cao nhất (16,67 %), ngoại tâm thu độ 5 chiếm tỷ lệ 1,52% và tỷ lệ ngoại tâm thu thất phát hiện trên holter ECG 24h chiếm tỷ lệ 30,49% bệnh nhân [3].

Theo nghiên cứu của Ponikowski và cộng sự (1996) về “ Nhịp tim, rối loạn nhịp và tử vong trong suy tim mạn” trên 50 bệnh nhân suy tim mạn, NYHA độ II- III, phân suất tống máu thất trái trung bình 19 ± 9% thì có đến 50% bệnh nhân có rối loạn nhịp thất ( đánh giá bằng Holter ECG 24h) và có mối liên quan với giảm phân suất

Theo nghiên cứu của Chakko CS và cộng sự (1985) về “Loạn nhịp thấttrongsuy tim nặng: Tỷ lệ mắc, ý nghĩavà hiệu quả củaliệu phápchống loạn nhịp” trên 43 bệnh nhân đang điều trị suy tim. Ngoại tâm thu thất xuất hiện chiếm tỷ lệ 88% và 51% bệnh nhân có cơn nhịp nhanh thất ngắn [21].

Theo nghiên cứu của Doval HC, Nul DRvà cộng sự (1996) về“Nhịp nhanh thấtkhông bền bỉtrongsuy tim nặng. Dấu hiệu độc lập liên quan với sự gia tăngtỷ lệ đột tử.Nghiên cứu GESICA-GEMA” trên 516 bệnh nhân đánh giá bằng holter 24 giờ và theo dõi 2 năm. Trong 2 năm theo dõi, 87(50,3%) bệnh nhân (trong 173 bệnh nhân)có cơn nhịp nhanh thất không bền bỉ và 106(30,9%) bệnh nhân(trong 343 bệnh nhân) không có cơn nhịp nhanh thất là tử vong. Ngoại tâm thu thất nguy hiểm hoặc nhịp nhanh thấtcó thể dự đoán có ý nghĩa tỷ lệ tử vong(RR=10.1, 95% CI(1,91-52,7) p <0,01)) [27].

5. KẾT LUẬN

1. Rối loạn nhịp thất khá phổ biển ở bệnh nhân suy tim. Rối loạn nhịp thất không có triệu chứng và có triệu chứng là một biến chứng thường xuyên và đây là yếu tố dự báo tiên lượng độc lập cho đột tử do tim ở bệnh nhân suy tim. Rối loạn nhịp thất trong suy tim có thể có nhiều cơ chế khác nhau.Cần phải nắm rõ các cơ chế này để ứng dụng trong điều trị.

2. Độ phân tán QT, biến thiên nhịp tim, điện thế muộn, luân phiên sóng T là phương tiện có vai trò phân tầng nguy cơ tim mạch.

3.Cần kết hợp các phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc trong điều trị rối loạn nhịp thất trong suy tim.

Một phần của tài liệu rối loạn nhịp thất trong suy tim (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)