0
Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Một số bài học từ mô hình và quá trình hình thành và phát triển quỹ ở các nước

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ TẠI VIỆT NAM (Trang 32 -38 )

III – GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ TẠI VIỆT NAM

1. Một số bài học từ mô hình và quá trình hình thành và phát triển quỹ ở các nước

các nước .

Có thể rút ra nhiều bài học cho việc hình thành và phát triển công ty quản lý quỹ cũng như quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt nam qua kinh nghiệm của các thị trường chứng khoán trên thế giới. Song tất cả các kinh nghiệm đưa ra đều phải được rút ra từ tiến trình phát triển của các thị trường chứng khoán chứ không phải từ những cái đang tồn tại tại các thị trường, bởi vì sẽ là rất khập khiễng khi áp dụng những thực tế hoạt động của quỹ đầu tư tại các nước mà nền kinh tế thị trường đã phát triển một

cách hoàn toàn và đồng bộ và thị trường chứng khoán có lịch sử lâu đời và phát triển ở mức độ rất cao như thị trường chứng khoán Mỹ, Anh. Tuy nhiên, bất kỳ thị trường nào từ khi thời điểm hình thành ban đầu cũng đều có những nét phát triển tương đồng nhau. Và các bài học dưới đây chính là những nét chung, có thể áp dụng trong điều kiện cụ thể của thị trường chứng khoán còn sơ khai tại nước ta.

-Về tiến trình hình thành quỹ đầu tư tại các nước : Các tác nhân trên thị

trường chứng khoán là các công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán hình thành đồng thời, thậm chí có thể trước khi thị trường chứng khoán chính thức ra đời. Khác biệt với các định chế tài chính trung gian nói trên, các loại hình quỹ đầu tư tập thể ở hầu hết các nước đều hình thành sau khi thị trường chứng khoán đã có một thời gian phát triển nhất định. Có thể giải thích nhận định trên dưới nhiều giác độ. Sự đa dạng của các loại công cụ tài chính cũng như tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư trên bất kỳ thị trường chứng khoán nào mới cũng là những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành của các quỹ đầu tư. Một nguyên nhân khác xuất phát từ chính các nhà đầu tư. Khi thị trường chứng khoán mới hình thành, các nhà đầu tư thường có tâm lý tự mình tham gia đầu tư. Khi thị trường chứng khoán đã phát triển ở một mức độ nhất định, với sự xuất hiện của nhiều loại hàng hoá đa dạng trên thị trường, người đầu tư không chuyên nghiệp khó có thể đảm bảo hiệu quả đầu tư của mình do không có đủ trình độ phân tích, dự đoán khuynh hướng và biến động trên thị trường, điều mà chỉ có các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp mới có thể làm được.

-Về mô hình của quỹ đầu tư: không thể nói mô hình nào, mô hình quỹ

đầu tư dạng công ty hay dạng hợp đồng (tín thác) có ưu thế hơn. Có thể nhận thấy rõ một điểm nổi bật qua tham khảo mô hình quỹ đầu tư của các nước là đối với các thị trường lâu đời, cả hai mô hình đều hình thành từ ban đầu tuy hình thái quỹ của từng thị trường phát triển cũng không hoàn toàn giống nhau. Việc áp dụng mô hình quỹ nào phụ thuộc vào điều kiện và

môi trường phát triển cũng như hệ thống pháp luật của từng nước khác nhau. Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển ở mức độ cao, hệ thống các văn bản pháp luật đồng bộ thì việc áp dụng cả hai mô hình quỹ đầu tư góp phần tạo ra cơ chế hình thành và phát triển các quỹ đầu tư tập thể một cách linh hoạt, tạo ra sự cạnh tranh giữa các định chế đầu tư nhắm cung cấp cho khách hàng các sản phẩm đầu tư đa dạng, đồng thời thích ứng với sự biến động không ngừng của thị trường tài chính trong khuynh hướng tự do hoá và toàn cầu hoá. Đối với các thị trường mới nổi, do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, các quỹ đầu tư hầu hết hình thành theo mô hình quỹ dạng hợp đồng và chỉ chuyển sang kết hợp phát triển đồng thời mô hình quỹ đầu tư dạng công ty khi thị trường đã phát triển tới một mức độ nhất định.

-Hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động của ngành quỹ đầu tư: Có thể

thấy rằng tại tất cả các thị trường, quỹ đầu tư tập thể và công ty quản lý quỹ đầu tư đều có hệ thống văn bản pháp lý ở cấp độ cao nhất điều chỉnh là các bộ luật hoặc tối thiểu cũng là các chương lớn trong luật Chứng khoán của các nước. Quỹ đầu tư là loại định chế tài chính có cơ cấu tổ chức hoạt động tương đối phức tạp. Quỹ đầu tư tập thể hoạt động với hai vai trò trên thị trường: một nhà phát hành và một nhà đầu tư có tổ chức. Vấn đề cốt lỗi trong mục đích điều chỉnh loại hình định chế này của hệ thống pháp luật các nước chính là tính chất đại chúng của việc phát hành và việc bảo vệ quyền lợi của người uỷ thác tiền là những người đầu tư vào quỹ. Vì vậy, pháp luật liên quan trong lĩnh vực này đưa ra các quy định nhằm ngăn chặn những người không có trách nhiệm, không đủ các tiêu chí theo yêu cầu của pháp luật được tham gia quản lý quỹ đầu tư; phân định chức năng tiến hành đầu tư với chức năng giám sát hay quản lý hoạt động đầu tư, giúp cho người đầu tư có được hệ thống bảo đảm an toàn các khoản đầu tư của mình, tránh tình trạng móc ngoặc, vụ lợi của nhà quản lý quỹ phương hại tới công chúng đầu tư; quy định các giới hạn đầu tư giảm thiểu rủi ro cho

quỹ; các phương thức tính thu nhập và định giá tài sản không minh bạch việc phát hành. Cũng vì bản chất đặc biệt của loại hình này, bất kỳ thị trường nào từ thị trường phát triển tới các thị trường mới nổi, nhà nước đều có sự kiểm soát chặt chẽ hoạt động phát hành của các quỹ và hoạt động đầu tư quỹ của các tổ chức quản lý quỹ.

Về quy mô của các quỹ, nói chung ở tất cả các thị trường đều hình

thành các quỹ đầu tư từ quy mô nhỏ tới lớn. Sau đó các công ty quản lý quỹ sẽ hình thành một số lượng quỹ nhất định có sự định hướng và giám sát của Nhà nước. Các công ty quản lý quỹ theo mô hình này cũng đòi hỏi phải có mức vốn pháp định tương đối lớn và một cơ cấu sở hữu gồm các tổ chức tài chính lớn, hoặc là công ty con của một tổ chức tài chính lớn nhằm để thể hiện tiềm năng của công ty quản lý quỹ là tổ chức đứng ra huy động vốn lập quỹ cũng như tạo niềm tin cho công chúng khi đầu tư vào các quỹ do công ty quản lý.

Đối với các thị trường phát triển trong khuynh hướng toàn cầu hoá và tự do hoá thị trường tài chính hiện nay, sự tham gia của các tổ chức nước ngoài vào việc huy động vốn lập quỹ cũng như thành lập các tổ chức quản lý quỹ không chịu bất kỳ sự hạn chế nào. Tuy nhiên, đối với các thị trường mới nổi, do còn hạn chế về trình độ phát triển cũng như năng lực quản lý nên đều có giới hạn nhất định về mức độ tham gia của các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài vào các công ty quản lý quỹ cũng như tỷ lệ tham gia đầu tư vào các quỹ của nhà đầu tư nước ngoài.

Song ở rất nhiều nước, quỹ đầu tư ra đời không phải tự phát hành thành mà xuất phát từ định hướng phát triển của chính phủ từng nước, nhằmhình thành các định chế đầu tư có tổ chức, góp phần bình ổn hoạt động của thị trường chứng khoán nói chung.

2.Một số định hướng phát triển quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ

Trên cơ sở các bài học kinh nghiệm của các nước đã nêu và các thực trạng tồn tại ảnh hưởng tới sự hình thành các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán đã phân tích ở trên, dưới đây là một số định hướng phát triển ngành quỹ đầu tư, gồm một số nội dung chính sau đây:

+ Phát triển ngành quỹ đầu tư từng bước, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn phù hợp với quy mô và tiến trình phát triển của TTCK Việt Nam.

Việc phát triển các định chế trên theo quy mô từ nhỏ tới lớn là bước đi phù hợp vì bản thân quy mô thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung còn nhỏ, các công cụ tài chính chưa nhiều và đa dạng. Trong môi trường pháp lý chưa hoàn thiện như hiện nay, việc phát triển quỹ đầu tư từ quy mô nhỏ sẽ giúp các cơ quan quản lý kiểm soát được hoạt động của loại định chế đặc biệt này, bảo vệ được quyền lợi của những ngưòi đầu tư tham gia góp tiền vào quỹ. Thông qua hoạt động thực tế của các định chế này, các cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở để đưa ra các chính sách đinh hướng về mặt vĩ mô mang tính khả thi cũng như điều chỉnh khung pháp lý phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này

+ Thí điểm việc thành lập công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư.

Trong thời gian đầu, công ty quản lý quỹ sẽ được thành lập dưới dạng thí điểm với số lượng tối đa hai công ty. Việc thành lập thí điểm có những ưu điểm nhất định. Bản chất của quỹ đầu tư cho thấy tính xã hội hoá của hoạt động đầu tư. Dưới giác độ cuả người đầu tư, quỹ đầu tư cũng không khác gì so với các ngân hàng thương mại về phương diện góp vốn. Điểm khác biệt cơ bản giữa hoạt động tín dụng với hoạt động huy động vốn của quỹ đầu tư là các ngân hàng thương mại đảm bảo cho người đầu tư một tỷ lệ lãi nhất định và thông báo ngay khi khách hàng gửi tiền. Các quỹ đầu tư nhận tiền của khách hàng nhưng không cam kết chắc chắn một tỷ lệ sinh lời nào. Sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của công ty

quản lý quỹ đại diện cho quỹ hoàn toàn phụ thuộc vào uy tín, kinh nghiệm và trình độ chuyên viên của đội ngũ những người điều hành quỹ. Vì vậy, với số lượng công ty quản lý quỹ giới hạn trong các công ty thí điểm, các cơ quan quản lý Nhà nước có thể dễ dàng giám sát được hoạt động của công ty để điều chỉnh chúng theo các định hướng phát triển đã định, đồng thời hạn chế được tổn thất trong họat động đầu tư phương hại tới người đầu tư.

+ Mở rộng dần phạm vi hoạt động của công ty quản lý quỹ và đa dạng hoá cmục tiêu đầu tư của các quỹ

Đối với các quỹ đầu tư, việc định hướng chính sách đầu tư cho các quỹ trong từng giai đoạn cụ thể là việc cần thiết nhằm tạo ra các tiêu chí cho hoạt động đầu tư của các quỹ, giúp cho người đầu tư định hướng và đưa ra quyết định đầu tư vào các loại quỹ đầu tư khác nhau, tùy mức độ rủi ro mà mình có thể chấp nhận được. Trong điều kiện quy mô của thị trường chứng khoán hiện nay còn nhỏ, cần thiết hướng các quỹ đầu tư đầu tiên xây dựng các chính sách đầu tư phù hợp với quy mô và các định hướng phát triển trên thị trường, chủ yếu tập trung vào lập các quỹ cổ phiếu hoặc các quỹ cân đối. Sau đó trên cơ sở thực tiễn hoạt động của các quỹ, cho phép mở rộng việc lập các quỹ có chính sách đầu tư vào các đối tượng tài sản và công cụ tài chính khác.

+ Nghiên cứu việc phát triển quỹ theo mô hình công ty

Thực tế cho thấy bản thân thị trường chứng khoán Việt nam ra đời và phát triển sau rất nhiều so với các nước khác trên thế giới. Vì vậy, chúng ta có thể nghiên cứu, đánh giá cũng như vận dụng các kinh nghiệm phát triển của các nước để đẩy nhanh tốc độ phát triển của thị trường chứng khoán, góp phần vào việc huy động các nguồn vốn dài hạn, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, sớm hoà nhập vào tiến trình phát triển ngang bằng với các nước trong khu vực .

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ TẠI VIỆT NAM (Trang 32 -38 )

×