Xây dựng hệ thống trợ giúp xã hội dành cho NCCVCM

Một phần của tài liệu chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại xã tân thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình từ năm 2010 - 2013 (Trang 40 - 46)

“Trợ giúp xã hội là sự trợ giúp thêm bằng tiền hoặc các điều kiện và phương tiện sống thích hợp để đối tượng được giúp đỡ có thể phát huy khả năng, tự lo liệu cuộc sống của mình và gia đình, sớm hòa nhập với cộng đồng” (Từ điển Bách khoa Việt Nam, trang 641).

Theo đó, hệ thống trợ giúp xã hội dành cho NCCVCM là hệ thống các biện pháp hỗ trợ, chăm sóc, giúp đỡ NCCVCM để họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, vơi đi những lo âu, phiền muộn, được bù đắp cái thiếu hụt, được an ủi, động viên, được giáo dục, được khơi dậy sự tự tin và tiềm năng của bản thân.

Nhằm hướng vào việc xây dựng hệ thống trợ giúp xã hội phục vụ nhu cầu cho NCCVCM, nhân viên CTXH có vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ, tạo thuận lợi để huy động mọi nguồn lực sẵn có. Do vậy, nhà CTXH cần phải thường xuyên liên hệ, tìm kiếm sự hỗ trợ từ mọi tổ chức, thành phần dân cư trong cộng đồng từ đó tạo cơ sở cho việc lên kế hoạch trợ giúp hiệu quả, phân bổ và sử dụng nguồn quỹ đúng mục đích hướng đến mục tiêu ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe cho NCCVCM.

Việc huy động nguồn nhân lực, vật lực và tài lực xây dựng các cơ sở này có ý nghĩa thiết thực, hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu cho các nhóm đối tượng NCCVCM. Thực tế cuộc sống của NCCVCM cho thấy họ rất cần sự trợ giúp về dịch vụ nhà ở, chăm sóc sức khỏe, trung tâm y tế, giáo dục, các chương trình hỗ trợ kinh nghiệm, vốn sản xuất, phương tiện đi lại, sinh hoạt...

Như vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc thực hiện chính sách đối với NCCVCM, ta có thể phát triển hệ thống trợ giúp xã hội bao gồm các biện pháp và hoạt động cụ thể nhằm trợ giúp cho NCCVCM mọi mặt về vật chất, sức khỏe, giáo dục, tinh thần.

Bao gồm: Trợ giúp về xây nhà ở, nhà vệ sinh, cấp phát lương thực thực phẩm, sổ tiết kiệm, chương trình “Áo ấm tặng mẹ, áo lụa tặng bà”, hỗ trợ đồ dùng sinh hoạt, phương tiện đi lại, phương tiện sản xuất… Ngoài ra, vào những ngày lễ, tết, các tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh, các tấm lòng hảo tâm trực tiếp hỗ trợ, tặng quà cho gia đình chính sách.

Vai trò của nhà CTXH là liên hệ với các Trung tâm điều dưỡng, bảo trợ xã hội, các tổ chức từ thiện, các tổ chức hoạt động xã hội cùng các đơn vị, cá nhân trong cộng đồng nhằm tìm mọi nguồn lực cần thiết để xây dựng mạng lưới dịch vụ theo hướng đa dạng hóa và có chất lượng.

3.1.2.2. Về sức khỏe:

NCCVCM là những người đã cống hiến, hy sinh tính mạng của mình cho sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước. Trở về với đời thường, họ là những thương binh, bệnh binh, bị tàn tật, ốm yếu. Đó không chỉ là nỗi đau của chính bản thân họ mà còn là sự mất mát của cả gia đình họ. Trong khi hoàn cảnh kinh tế gia đình thiếu thốn, họ không đủ điều kiện chăm sóc và phục hồi sức khỏe, bệnh tật tái phát do không đủ khả năng chạy chữa đến cùng, họ hay luôn trông đợi vào các dịch vụ y tế miễn phí.

Do đó, việc cung cấp các dịch vụ về y tế kịp thời về khám chữa bệnh, điều trị, điều dưỡng, thuốc men, phương tiện đi lại… là cực kì cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả an sinh cho NCC.

3.1.2.3. Về giáo dục:

Cả cuộc đời của NCC gắn với chiến trường, nên thường thiếu những hiểu biết cần thiết để làm ăn trong cơ chế mới, hoàn cảnh gia đình khó khăn dẫn đến ít có khả năng đảm bảo vấn đề giáo dục cho con cái. Chính vì vậy, các chính sách, dịch vụ hỗ trợ về giáo dục là vô cùng quan trọng, không chỉ đối với gia đình NCC

mà còn ảnh hưởng đến nguồn nhân lực to lớn của đất nước.

Các dịch vụ hỗ trợ NCC trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo điều kiện, cơ hội học tập, nâng cao trình độ, nghề nghiệp cho các thành viên từ đó giúp họ và gia đình phát triển bền vững.

3.1.2.4. Về văn hoá, tinh thần:

NCCVCM là những người đã trải qua những nỗi đau mất mát, hy sinh người thân, nhiều người đã già yếu, cô đơn, thiếu vắng tình cảm của người thân, không ít rơi vào hoàn cảnh “yếu thế” trong xã hội. Hơn ai hết, họ rất cần sự giúp đỡ và chia sẽ, động viên của toàn cộng đồng xã hội.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội nói chung và xã Tân Thủy nói riêng đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho các đối tượng NCC như: thường xuyên thăm hỏi, tặng quà, động viên các gia đình chính sách thể hiện truyền thống đạo lý quý báu của dân tộc. Những năm gần đây dấy lên phong trào tặng nhà tình nghĩa, vườn tình nghĩa, phụng dưỡng bố mẹ liệt sỹ cô đơn, đỡ đầu con liệt sỹ mồ côi, phụng dưỡng BMVNAH... đã phát triển nhanh cả bề rộng lẫn bề sâu, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho các đối tượng NCCVCM.

Như vậy, có thể thấy rằng, hệ thống trợ giúp xã hội có vai trò quan trọng trong CTXH với NCCVCM, đáp ứng những nhu cầu về vật chất, tinh thần, điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc sức khỏe của họ. Ở nước ta hiện nay, hệ thống trợ giúp xã hội cho NCCVCM đang phát triển và phát huy tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Do vậy, củng cố, nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc thực hiện các chính sách ưu đãi đối với NCCVCM là vai trò và trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó nhân viên CTXH được đào tạo chuyên nghiệp là hạt nhân trong công tác lĩnh vực này.

3.2. Vai trò của nhân viên CTXH với vấn đề nâng cao hiệu quả việc thực hiện các chính sách ưu đãi NCCVCM

Công tác xã hội vận dụng kiến thức đã học nhằm xây dựng và thúc đẩy sự thay đổi của cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế để hướng tới sự bình đẳng và phát triển.

Vấn đề quan trọng của nhân viên CTXH trong vấn đề này là nắm được tình hình thực hiện các chính sách ưu đãi tại địa phương, những kết quả đạt được, những tồn tại và hạn chế trong quá trình thực hiện cũng như tìm hiểu nhu cầu của đối tượng NCC để từ đó đóng góp những ý kiến góp phần xây dựng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hiện chính sách ưu đãi.

Việc củng cố, nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc thực hiện các chính sách ưu đãi đối với NCCVCM là vai trò và trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó nhân viên CTXH được đào tạo chuyên nghiệp là hạt nhân trong công tác lĩnh vực này.

• Vai trò giáo dục, truyền thông

Nhân viên CTXH cần làm tốt vai trò giáo dục truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về vai trò và ý nghĩa của việc thực hiện các chính sách ưu đãi đối với NCCVCM. Nó có thể được thực hiện thông qua các buổi tuyên truyền, giáo dục truyền thông; tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện nhân ngày kỷ niệm 27/7... nhằm nâng cao nhận thức và tỏ lòng biết ơn của thế hệ con cháu đối với những NCCVCM, từ đó thấy được ý nghĩa của việc thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với NCC, góp phần động viên tinh thần các đối tượng.

• Vai trò người tư vấn

Tư vấn là một quá trình giao tiếp giữa người tư vấn: có chuyên môn, trình độ, kỹ năng và đối tượng dựa trên sự tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, nhằm

giúp đối tượng giải quyết vấn đề của mình một cách có hiệu quả. Trong giới hạn đề tài này, NVCTXH thực hiện vai trò tư vấn thông qua việc trao đổi với các đối tượng về các chính sách ưu đãi của Nhà nước, những chính sách nào họ được hưởng và nếu họ chưa được hưởng thì tư vấn cho họ cách làm các thủ tục, giấy tờ để được hưởng chế độ đảm bảo công bằng cho họ.

Khi thực hiện vai trò người tư vấn nhân viên CTXH sử dụng tiến trình CTXH cá nhân là chủ yếu để tư vấn, cung cấp kiến thức cho đối tượng NCC. Quá trình tư vấn muốn đạt hiệu quả cao thì nhân viên CTXH cần kết hợp các kỹ năng: kỹ năng quan sát, giao tiếp, vấn đàm… cùng với những kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm về vấn đề chính sách ưu đãi NCC.

Với vai trò nhà tư vấn, nhân vên CTXH cần trau dồi thường xuyên kiến thức kỹ năng về vấn đề mình tư vấn, trong quá trình làm việc phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, nhất là đảm bảo quyền riêng tư, bí mật, tôn trọng chấp nhận đối tượng. Tính bí mật sẽ được làm căn cứ tạo lòng tin, khi đã có lòng tin thì quá trình tư vấn diễn ra thuận lợi, tạo được sự tin cậy, cởi mở chân thành từ cả hai phía. Sự quan tâm, thu hút, kết quả của quá trình tư vấn là thước đo, tiêu chí đánh giá sự thành công của nhân viên CTXH.

• Vai trò kết nối

Nhân viên CTXH đóng vai trò là cầu nối giữa đối tượng NCC, gia đình đối tượng và các cơ quan liên quan đến việc thực hiện các chính sách ưu đãi cho NCC. Đồng thời nhân viên CTXH ủng hộ các dịch vụ mang lại lợi ích cho các nhân, nhóm, cộng đồng. Không chỉ kết nối bên trong mà nhân viên CTXH còn kết nối với các nguồn lực bên ngoài, các tổ chức phi chính phủ, các dự án hỗ trợ liên quan đến việc thực hiện các chính sách cho NCC. Mặt khác nhân viên CTXH sẽ tiến hành tìm hiểu, cùng đối tượng NCC phân tích các nguồn lưc sẵn có, chính việc kết hợp nguồn lực bên trong, bên ngoài và

các tài nguyên có sẵn, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách và đáp ứng nhu cầu của đối tượng NCC.

• Vai trò lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động

Nhân viên CTXH đóng vai trò là người lập kế hoạch can thiệp nhằm giúp đỡ đối tượng, khi đối tượng có vấn đề để cải thiện tình trạng hiện tại của bản thân.

Trên cơ sở xác định những khó khăn mà đối tượng đang gặp phải, những nhu cầu mà đối tượng mong muốn hướng đến, cùng với quá trình làm việc với đối tượng mà đưa ra kế hoạch phù hợp. Trong kế hoạch cần để cho đối tượng phát huy năng lực, nhân viên CTXH chỉ làm vai trò xúc tác, kế hoạch cần đưa rõ mục tiêu cụ thể, các phương án thay thế.

Một phần của tài liệu chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại xã tân thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình từ năm 2010 - 2013 (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w