Củng cố các thể chế chi phối hoạt động chính sách ưu đãi dành cho NCCVCM

Một phần của tài liệu chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại xã tân thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình từ năm 2010 - 2013 (Trang 37 - 40)

3.1.2. Củng cố các thể chế chi phối hoạt động chính sách ưu đãi dành cho NCCVCM NCCVCM

Trong hệ thống chính sách của Việt Nam nói chung và chính sách ưu đãi liên quan đến NCCVCM nói riêng đều có ba thể chế chi phối, đó là thể chế về chính sách, thể chế về tài chính, thể chế về tổ chức bộ máy và đội ngũ chuyên nghiệp. Tùy theo trình độ phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương và từng đối tượng cụ thể mà các thể chế này phát triển và hoàn thiện ở mức độ khác nhau. Do vậy, để xây dựng mạng lưới chính sách ưu đãi tốt nhất cho NCCVCM, việc quan trọng đầu tiên phải làm là phải đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm củng cố và hoàn thiện các thể chế liên quan đến NCCVCM.

3.1.2.1. Đối với thể chế về chính sách

Theo cuốn Đại từ Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, xuất bản năm 1998 thì chể chế được hiểu là “Những quy định, luật lệ của một

chế độ xã hội’’. Theo đó thì thể chế chính sách đối với NCCVCM là

những quy định, luật lệ của Nhà nước về NCC, nhằm đảm bảo an toàn cho các thành viên trong xã hội, trước các nguy cơ rủi ro.

Để có những chính sách tốt nhất trợ giúp cho các đối tượng NCCVCM, trước hết cần thường xuyên bổ sung, hoàn chỉnh các chính sách, văn bản pháp luật theo hướng cụ thể, xác định rõ ràng đối tượng, cơ chế, quy trình thực hiện và quản lý.

Thứ hai, tận dụng mọi tiềm năng và thế mạnh của địa phương để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng về Ưu đãi NCCVCM: “Đảm bảo cho gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình so với người dân trên địa bàn cư trú’’ và “Ưu đãi xã hội phải gắn với tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội’’.

Thứ ba, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Pháp lệnh Ưu đãi NCCVCM. Đặc biệt, quản lý chặt chẽ thực hiện quy trình tiếp nhận, xác nhận, xét duyệt, giải quyết chế độ và quản lý hồ sơ đối tượng tránh gian lận, kê khai sai lý lịch để được hưởng chế độ của một số đối tượng.

Thứ tư, các chính sách ưu đãi cần thực hiện dựa trên nhu cầu thực sự và thiết yếu của NCCVCM và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời phải đảm bảo tính khách quan, rõ ràng, minh bạch, có cơ chế quản lý và xử phạt nghiêm minh đối với các hiện tượng làm trái pháp luật hay chậm trễ trong việc thực thi và giải quyết chế độ cho đối tượng.

Thứ năm, dựa vào quy mô, cơ cấu đối tượng tại địa phương, xã cần phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan để triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi phù hợp với từng nhóm đối tượng NCCVCM.

Thứ sáu, tăng cường công tác vận động mọi cá nhân, tổ chức, các đoàn thể cùng giúp đỡ NCCVCM, đảm bảo cho họ cuộc sống “yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần”, nhất là với các BMVNAH, NCC già cả, neo đơn cần vận động các tổ chức nhận phụng dưỡng, thường xuyên động viên thăm hỏi, tặng quà...

3.1.2.2. Đối với thể chế về tài chính

Nguồn hình thành về tài chính để thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCCVCM chủ yếu là ngân sách Nhà nước. Do vậy, thuế và các lệ phí của Nhà nước là nguồn đóng góp quan trọng nhất. Bên cạnh đó còn có nguồn đóng góp từ cộng đồng của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, đoàn thể và cá nhân từ thiện. Để thực hiện các chính sách ưu đãi đối với NCCVCM thì nhất thiết phải huy động được sự đóng góp của toàn xã hội, trong đó nguồn ngân sách Nhà nước làm nòng cốt.

Việc xây dựng, quản lý và sử dụng tốt nguồn tài chính là cơ sở quan trọng nhất để thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCCVCM. Do đó, cần bổ sung và điều chỉnh các tiêu chí xác định nguồn tài chính phù hợp với từng loại chính sách và từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội nhất định. Huy động mọi thành phần kinh tế, mọi thành viên trong cộng đồng xã hội tham gia đóng góp. Ở đây cần có sự phối kết hợp trong việc tổ chức thực hiện và quản lý nguồn tài chính.

Bên cạnh đó, để tạo dựng mạng lưới chính sách ưu đãi toàn diện cho NCCVCM cần phải gắn kết với các phúc lợi xã hội, tạo cơ hội bình đẳng cho các đối tượng tiếp cận với các dịch vụ công như y tế, giáo dục, nước sạch, nhà ở, việc làm

Những năm qua, thực hiện Nghị quyết của Sở LĐ – TB & XH tỉnh, phòng LĐ – TB & XH huyện, xã Tân Thủy cũng đã tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình, đưa các chính sách đi vào đời sống của NCCVCM.

Việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCCVCM được tổ chức quản lý từ trên xuống rất chặt chẽ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ phụ trách lĩnh vực NCCVCM trên địa bàn còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Trên địa bàn xã chỉ có 1 cán bộ chuyên trách về lĩnh vực văn hóa xã hội trong khi số lượng đối tượng NCCVCM tương đối lớn. Do vậy, vấn đề cấp thiết trước mắt là cần phải bổ sung và đào tạo thêm đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và trình độ nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách cho NCCVCM. Cùng với bổ sung cán bộ phải xây dựng một cơ chế quản lý chặt chẽ, rõ ràng đến từng địa phương, đặc biệt là trong quy trình tiếp nhận, xác nhận, xét duyệt, giải quyết chế độ và quản lý hồ sơ đối tượng. Những đối tượng đủ điều kiện hưởng các chế độ ưu đãi người có công theo Pháp lệnh ưu đãi người có công sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi sau khi đã qua các quy trình tiếp nhận, xác nhận, xét duyệt, giải quyết chế độ và quản lý hồ sơ đối tượng do Phòng LĐ – TB & XH huyện thực hiện.

Một phần của tài liệu chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại xã tân thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình từ năm 2010 - 2013 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w