đãi cho NCCVCM
3.1.1.1. Nguồn lực từ Nhà nước
Để thực hiện các chính sách ưu đãi đối với NCCVCM thì nguồn lực từ Nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất, trong đó chủ yếu là nguồn tài chính. Tính bền vững về tài chính là nguyên tắc quan trọng của các chính sách nói chung và các chính sách ưu đãi đối với NCCVCM nói riêng. Nguồn tài chính ổn định sẽ đảm bảo cho việc thực hiện các loại trợ cấp, phụ cấp đối với NCC. Tiếp đến là cơ chế thu, chi, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng và đảm bảo an toàn.
Nguồn ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách của chính quyền các cấp gồm phần trích ngân hàng và phần thực hiện chính sách ưu đãi ngoài trợ cấp. Đây là phần chủ yếu trong nguồn tài chính thực hiện các chính sách ưu đãi cho NCCVCM, do đó phải luôn có sự quản lý, cơ chế thu, chi, quyết toán chặt chẽ, rõ ràng tránh tiêu cực.
Ngành LĐ – TB & XH chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với ngành Tài chính quản lý nguồn kinh phí ưu đãi đối với NCC và tổ chức thực hiện việc chi trả theo đúng mục đích và đối tượng.
Hàng năm, hàng quý Bộ LĐ – TB & XH lập dự toán về kinh phí đối với NCC gửi Bộ Tài chính làm căn cứ xây dựng dự toán và cấp phát kinh phí. Quyết toán kinh phí ủy quyền chi trả các chế độ đối với NCCVCM theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
Theo đó, để đảm bảo công bằng và hiệu quả trong thực hiện các chế độ trợ cấp và phụ cấp cho NCCVCM trên địa bàn, nhất thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng LĐ – TB & XH, phòng Tài chính – kế toán, Kho bạc và một số ban ngành liên quan nhằm quản lý công tác chi trả và quyết toán công khai, minh bạch. Bởi đây là nguồn tài chính quan trọng nhất để thực hiện chính sách trợ cấp, ưu đãi cho NCCVCM.
3.1.1.2. Nguồn lực từ cộng đồng
Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, nguồn lực thu được từ sự đóng góp của cộng đồng, xã hội có ý nghĩa to lớn cùng với Nhà nước thực hiện các chính sách ưu đãi đối với NCCVCM, do vậy cần được huy động thường xuyên và tích cực.
* Nguồn ngân sách do dân góp – quỹ “Đền ơn đáp nghĩa’’
Quỹ đền ơn đáp nghĩa được hình thành trên cơ sở vận động, ủng hộ theo tình cảm và trách nhiệm xã hội của mọi tổ chức và cá nhân. Quỹ đền ơn đáp nghĩa được thành lập ở các cấp (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, thị trấn).
Quỹ đền ơn đáp nghĩa không thuộc ngân sách Nhà nước, quỹ được hạch toán và báo cáo theo chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp. Quỹ được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ở mỗi cấp có ban chỉ đạo xây dựng và điều hành.
đảm bảo cho việc thực hiện các chính sách, chế độ cho NCCVCM. Do đó, để thiết lập mạng lưới chính sách xã hội tốt hướng đến mục tiêu đảm bảo cuộc sống ngày càng cao cho NCCVCM thì bên cạnh nguồn ngân sách Nhà nước thì cần thường xuyên vận động các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng ủng hộ và quyên góp nhằm tranh thủ, tận dụng mọi nguồn lực từ cộng đồng, đặc biệt là các cơ sở sản xuất kinh doanh, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Đây là nguồn quỹ to lớn góp phần đảo bảo cùng ngân sách Nhà nước giải quyết vấn đề của NCCVCM. Hàng năm, quỹ được vận động một năm một lần vào dịp 27 tháng 7, tổ chức và cá nhân có thể ủng hộ nhiều lần trong năm.
* Các nguồn hỗ trợ khác
Bên cạnh đóng góp vào quỹ “Đền ơn đáp nghĩa’’, các cá nhân, đơn vị, tổ chức xã hội từ thiện trong cộng đồng còn đóng góp các nguồn lực quan trọng khác như phương tiện đi lại, dụng cụ sinh hoạt, nhà tình nghĩa, vườn cây tình nghĩa, phương tiện sản xuất... giúp cho NCCVCM ổn định cuộc sống.
Ngoài ra còn có các ngành khác như ngành công an, bưu điện, ngân hàng cũng đã có những đóng góp lớn trong công tác chính sách ưu đãi NCC với các hoạt động như xây dựng nhà tình nghĩa, thăm hỏi tặng quà...Đây là nguồn cổ vũ tinh thần lớn cho đối tượng người có công trên toàn xã.
Các đoàn thể trong huyện như Đoàn Thanh niên, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, hội Chữ thập đỏ, tổ chức công đoàn, hội Nông dân… cũng đã có nhiều hình thức đóng góp như xây nhà tình nghĩa, cải thiện nhà ở cho gia đình chính sách, tặng sổ tiết kiệm, và các hoạt động bằng các hình thức đóng góp ngày công, tiền, hỗ trợ vật liệu xây dựng, phương tiện sản xuất… Đây là
nguồn lực quan trọng góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách đối với NCCVCM.
3.1.1.3. Nguồn lực từ gia đình, dòng họ và chính bản thân NCC
Từ xưa tới nay vai trò của gia đình, dòng họ trong việc bảo đảm an toàn cho các thành viên của mình trong những lúc bình thường cũng như lúc xảy ra biến cố trong cuộc sống là rất quan trọng. Các mô hình trợ giúp đầu tiên xuất hiện trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều dựa vào người thân trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, làng xã. Đặc biệt ở Việt Nam với tinh thần
“Tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách”, “Uống nước nhớ nguồn” đã
trở thành nét đẹp của người dân Việt Nam. Việc trợ giúp các đối tượng NCCVCM trước hết phải dựa vào gia đình, dòng họ. Đây được coi là kênh huy động nguồn lực quan trọng trong việc hỗ trợ NCCVCM. Gia đình, dòng họ chính là chỗ dựa đầu tiên và quan trọng nhất về vật chất cũng như tinh thần giúp họ vượt qua mọi khó khăn, mất mát. Chính vì vậy, khi xem xét các nguồn lực để thiết lập chính sách ưu đãi cho NCC phải đặc biệt chú ý đến nguồn lực này.
Bên cạnh tất cả các nguồn lực quan trọng trên, sự nỗ lực của bản thân đối tượng nguồn lực đóng vai trò quyết định trong việc chiến thắng hoàn cảnh thương tật, bệnh tật vươn lên trong cuộc sống. Nguồn lực bên ngoài là quan trọng nhưng nguồn lực bên trong mới là quyết định. Nguồn lực bên ngoài dù vô tư, nhiệt tình đến mấy cũng không phải là nguồn lực vô tận mà chỉ là động lực cần thiết để tạo đà cho NCC vượt qua hoàn cảnh thương tật, bệnh tật của mình. Lời dạy của Hồ Chủ Tịch “Thương binh tàn nhưng
không phế” đã trở thành phương châm, hành động của các thương binh, giúp
họ thay đổi cách nghĩ, cách làm, giúp họ tăng thêm nghị lực để lập nên nhiều chiến công trên trận địa mới – trận địa phát triển kinh tế – xây dựng quê
hương và phát triển kinh tế gia đình, chiến thắng nghèo đói.
Như vậy, mỗi nguồn lực đóng một vai trò quan trọng nhất định và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Huy động mọi nguồn lực từ Nhà nước, cộng động xã hội nhằm tận dụng, tranh thủ mọi cơ hội, tiềm lực của toàn xã hội, thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức, ban ngành, đoàn thể nhằm tạo dựng một mạng lưới các chính sách ưu đãi hướng tới mục tiêu cải thiện và nâng