Chương III: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu thành phần loài và biến động mật độ vi khuẩn lam phù du gây nở hoa ở sông như ý, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 34)

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Vi khuẩn lam phù du (Cyanobacteria) ở sông Như Ý.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Luận văn được tiến hành từ tháng XI/2012 đến khoảng tháng VII/2013. Tuy nhiên, chúng tôi cố gắng thu mẫu sớm từ tháng VIII/2012 để có thể thu đủ mẫu đại diện cho 12 tháng.

3.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Việc tiến hành thu mẫu định tính và định lượng vi khuẩn lam, thu mẫu nước được tiến hành chủ yếu ở 3 điểm nghiên cứu được ghi nhận là:

- Cầu Vĩ Dạ. - Cầu Vân Dương - Cầu Xuân Hòa.

Mỗi địa điểm tiến hành lấy 2 mẫu định tính và 2 mẫu định lượng lần lượt ở tầng mặt và tầng đáy.

+ Mẫu tầng mặt: lấy cách mặt nước 0.5m. + Mẫu tầng đáy: lấy cách đáy 0.5m.

Ngoài ra còn lấy thêm mẫu nước tầng mặt ở làng Ngọc Anh, nơi hiện tượng nở hoa nước ít xảy ra hơn để làm đối chứng.

Bảng 3.1. Các điểm thu mẫu ở sông Như Ý

Địa điểm thu mẫu Kí hiệu

1. Cầu Vĩ Dạ MặtĐáy 1M1Đ

2. Cầu Vân Dương Mặt 2M

Đáy 2Đ

3. Cầu Xuân Hòa Mặt 3M

Đáy 3Đ

4. Làng Ngọc Anh Mặt ĐC

Hình 3.1: Sơ đồ các điểm thu mẫu

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Ngoài thực địa:

3.4.1.1. Các yếu tố vật lí, hóa học:

Mẫu nước được lấy cùng vị trí với mẫu tảo và khảo sát các yếu tố: nhiệt độ, pH, N/NO3-, P/PO43-.

- Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế.

- Các yếu tố pH, N/NO3-, P/PO43- được phân tích tại phòng thí nghiệm khoa Hóa – ĐHKH Huế và Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế.

3.4.1.2. Vi khuẩn lam phù du:

Mẫu tảo định tính được thu bằng vợt phytoplankton có miệng lưới 20cm, chiều dài 50cm, kích cỡ mắt lưới 20µm. Mẫu thu được cho vào lọ nhựa và cố định bằng dung dịch formol 4%.

Mẫu tảo định lượng được thu bằng Bathometer, mẫu thu được cho vào lọ plastic và cố định bằng dung dịch formol 4%.

3.4.2. Trong phòng thí nghiệm :

Các mẫu tảo được phân tích tại phòng Thực vật, khoa Sinh, Trường Đại học Khoa học Huế và phòng Sinh học đại cương, khoa Sinh, Trường Đại học Sư phạm Huế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang thiết bị dùng để định danh và định lượng tảo gồm có: kính hiển vi Olympus, kính hiển vi có gắn máy ảnh, buồng đếm Sedgewich Rafter, lam, lamen, ống đong, pipet…

Việc định danh tảo dựa trên các đặc trưng hình thái học của tảo và tài liệu đã công bố của các tác giả Komárek & Anagnostidis (1999; 2005), Desikachary (1954), Dương Đức Tiến (1996), Horecká & Komárek (1979), Komárková-Legnerová & Eloranta (1995), Cronberg & Komárek (2004), Hindák-František (1992).

Mẫu tảo định lượng được lắng trong vòng 24h, sau đó dùng siphon hút bớt nước còn lại khoảng 50 – 100ml. Tiến hành đếm số lượng tế bào ở mẫu đã cô đặc bằng buồng đếm Sedgewich Rafter (có dung tích 1ml với 1000 ô đếm) dưới kính hiển vi có độ phóng đại gấp 200 lần.

- Đối với những mẫu có số lượng tế bào ít, tôi tiến hành đếm từ 200 đến 500 ô. Đối với những mẫu có số lượng tế bào nhiều, tôi tiến hành đếm 50 đến 100 ô.

- Đối với những tập đoàn tảo có kích thước quá nhỏ không thể đếm được ở độ phóng đại 200 lần, chúng tôi thực hiện như sau:

+ Vi khuẩn lam dạng sợi:

• Đo kích thước trung bình của tế bào trong 5 sợi khác nhau ở vật kính x400 hoặc x1000.

• Đo tổng chiều dài của sợi.

• Lấy chiều dài của sợi chia cho kích thước trung bình của 1 tế bào để tính ra số lượng tế bào.

+ Vi khuẩn lam dạng xoắn:

• Đếm số lượng tế bào của 10 vòng xoắn ở độ phóng đại x400.

• Lấy giá trị trung bình số tế bào của mỗi vòng xoắn.

• Đếm số lượng vòng xoắn và suy ra số lượng tế bào. + Vi khuẩn lam dạng tập đoàn:

• Đếm số lượng tế bào của 10 tập đoàn ở độ phóng đại x400.

• Lấy giá trị trung bình số tế bào của mỗi tập đoàn.

• Đếm số lượng tập đoàn và suy ra số lượng tế bào.

3.4.3. Xử lí số liệu thực nghiệm

- Phương pháp thống kê được áp dụng để xử lý số liệu thực nghiệm.

- Sử dụng phần mềm Microsoft excel để tính toán và biểu diễn kết quả thực nghiệm.

Một phần của tài liệu thành phần loài và biến động mật độ vi khuẩn lam phù du gây nở hoa ở sông như ý, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 34)