XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1.1. Vị trí địa lí
Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, có tọa độ 16025 – 16033 vĩ Bắc và 107032 – 107038 kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Đông được giới hạn bởi biển Đông [16].
Thành phố Huế nằm ven biển miền Trung trên trục đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam [16].
2.1.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn2.1.2.1. Khí hậu 2.1.2.1. Khí hậu
Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chất đới khí chuyển tiếp từ Á xích đạo lên nội chí tuyến gió mùa, vì vậy mà thường có mùa đông và mùa khô rõ rệt. Mùa khô thì nóng và ẩm còn mùa đông thì lạnh và mưa do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc [16].
Mùa mưa kéo dài từ tháng 9, tháng 10 cho đến tháng 2, tháng 3 năm sau.Mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 [16].
2.1.2.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí trung bình 25.20C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là 29.10C (tháng 7) và thấp nhất là 19.60C (tháng 1) [16].
2.1.2.3. Lượng mưa
Huế là vùng có lượng mưa lớn nhất trong khu vực Đông Trường Sơn. Chế độ mưa được phân thành hai mùa rõ rệt [16].
Mùa mưa từ tháng 9 đế tháng 3 chiếm 40% tổng lượng mưa cả năm. Vào mùa này lượng mưa thường lớn và kéo dài, độ ẩm cao và là vùng nhạy cảm với các đợt gió mùa Đông Bắc [16].
Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 chiếm 30% tổng lượng mưa cả năm. Mùa này nhiệt độ tăng cao, nắng nóng kéo dài, đặc biệt là vào những đợt gió mùa Tây Nam [16].
Lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng và các ngày trong năm [16].
2.2. KHÁI QUÁT ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Sông Như Ý nằm ở phía Đông Nam thành phố Huế, có chiều dài khoảng 13.5km, là một nhánh nhỏ của chi lưu sông Hương. Đây là nhánh sông thông thương giữa sông Hương, sông Cùng, sông Mới, sông Lợi Nông và sông Đại Giang. Một đoạn ngắn của sông Như Ý nằm trong phạm vi của thành phố Huế, tại khu vực phường Vĩ Dạ còn gọi là nhánh sông Cùng lưu thông giữa dòng chảy sông Hương, với sông Phát Lát, Lợi Nông. Vì thế, dòng sông này có tầm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị Huế. Ngoài ra sông Như Ý chảy qua các vùng dân cư và vùng nông nghiệp trù phú của các làng Vân Dương, Xuân Hòa, Công Lương, Dạ Lê, Vân Thê, Thanh Thủy Chánh của thị xã Hương Thủy; Phước Linh, An Lưu, Mỹ Lam, Sư Lộ Thượng, Đông Di Tây, Trung Chánh, Lê Xá Tây… của huyện Phú Vang [7].
Theo sách Đại Nam nhất thống chí, vào năm Gia Long thứ tư (1806), nhà Vua cho tiến hành khơi thông dòng sông này. Do nằm ở phía Đông Nam của xã Thiên Lộc, phía Nam sông Hương, ban đầu sông Như Ý có tên là Thiên Lộc; đến thời Vua Tự Đức người ta gọi là sông Thọ Lộc. Sau năm 1975 người ta gọi là dòng sông Như Ý. Dòng sông này đi qua nhiều làng quê nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế như Thọ Lộc, Dạ Lê Chánh, Vân Thê, Vân Dương, Tây Hồ… [7]
Hình 2.1. Sông Như Ý, tỉnh Thừa Thiên Huế
Mặc dù sông Như Ý là một con sông đào nhưng nó lại đảm nhận khá nhiều vai trò trong đời sống của người dân, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Dòng sông đã cung cấp nước cho các cánh đồng xanh ngát của những vùng ven đô thành phố Huế. Sông Như Ý hợp lại với sông Lợi Nông, Phát Lát, Nhất Nông, Phổ Lợi, sông Cùng, sông Mới, sông Đại Giang lưu thông và tiêu thoát nước cho sông Hương về phía Đông Bắc ra đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Mạng lưới sông này như một hồ chứa khổng lồ giúp thoát nhanh lũ trên sông Hương. Ngoài ra, dòng Như Ý còn có vai trò quan trọng trong giao thông đường thủy, giao lưu buôn bán giữa vùng này với vùng khác ở thành phố Huế. Chính vì thế, dòng Như Ý đã gắn liền với đời sống, văn hóa và các di tích lịch sử của những làng quê mà nó đi qua [7].
Bên cạnh đó sông Như Ý vẫn hàng ngày tiếp nhận rất nhiều chất thải sinh hoạt của dân cư, làng nghề, chợ búa. Lượng nước thải và chất thải rắn này đã và đang khiến cho chất lượng nước sông ngày càng xấu đi, tảo phát triển xanh rì và môi trường ven sông đang xuống cấp nhanh chóng.
Vào mùa khô, phần lớn sông Như Ý bị chia cắt với sông Hương bởi Đập Đá, lượng nước từ sông Lợi Nông đổ vào lại không đáng kể, đồng thời bèo phát triển
mạnh gây tắc nghẽn dòng chảy. Vận tốc dòng chảy nhỏ đã và đang biến sông Như Ý thành “dòng sông chết”.