Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, yểm trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu bài số 3 một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần thông tin mạng việt nam (Trang 49 - 57)

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.2.1.4. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, yểm trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Trong những năm qua công ty đã trú trọng quan tâm đầu tƣ cho hoạt động xúc tiến yểm trợ hoạt động tiêu thụ. Ảnh hƣởng của hoạt động xúc tiến đã mang lại những kết quả cao nhất cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Sản phẩm của công ty đã xác định đƣợc chỗ đứng trên một số thị trƣờng nhất định cho hoạt động xúc tiến yểm trợ có tác dụng rất lớn. Trong thực tế công ty đã dành những khoản ngân sách nhất định cho hoạt động xúc tiến song còn rất hạn chế. Trong thời gian tới công ty cần phải trú trọng hơn nữa các hoạt động xúc tiến cụ thể:

Xây dựng chiến lƣợc, chính sách xúc tiến cho từng sản phẩm cụ thể trong từng thời gian cụ thể và trên những khu vực thị trƣờng cụ thể.

Dành cho quảng cáo một khoản ngân sách nhất định, đảm bảo quảng cáo trên nhiều phƣơng tiện có hiệu quả. Tiếp tục quảng cáo trên những thị trƣờng đã tiêu thụ tốt, đồng thời quảng cáo trên những thị trƣờng mới tiêu thụ đƣợc ít sản phẩm.

Sử dụng các hình thức khuyến mại phù hợp cho cả nhà trung gian phân phối và ngƣời tiêu dùng, cuối cùng. Do đó công ty phải có một khoản ngân sách nhất định cho các chiến dịch khuyến mại. Hiện nay công ty mới sử dụng chính sách khuyến mại cho các trung gian phân phối mà chƣa có chính sách khuyến mại cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng nhƣ vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty mới đạt đƣợc những kết quả nhất định. Để hoạt động tiêu thụ đạt kết quả cao hơn, công ty cần có một khoản ngân sách nhất định để khuyến mại cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng thông qua các hình thức khuyến mại nhƣ: tặng vật phẩm mang biểu tƣợng của công ty cho khách hàng, quay sổ số, bốc thăm trúng thƣởng, giảm giá cho khách hàng khi họ mua nhiều lần...

Kết hợp quảng cáo với khuyến mại và các hoạt động xúc tiến trong các chiến dịch nhất định nhƣ vậy sẽ đạt đƣợc kết quả hơn khi thực hiện các hoạt động xúc tiến riêng lẻ.

Tham gia hội chợ, triển lãm nhằm giới thiệu, giao dịch bán sản phẩm đồng thời là dịp để công ty tìm hiểu nhu cầu khách hàng, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh.

Đẩy mạnh các hoạt động bán hàng trực tiếp: Xây dựng mối quan hệ với khách hàng khi giao tiếp trong quá trình bán hàng trực tiếp

Để hoạt động xúc tiến yểm trợ đạt hiệu quả cao, công ty cần phải xây dựng chƣơng trình hoạt động cụ thể bao gồm các công việc nhƣ:

- Xác định mục tiêu cho hoạt động xúc tiến cụ thể. Các hoạt động xúc tiến của công ty có thể đƣợc tổ chức kết hợp hay tổ chức riêng lẻ, song mỗi hoạt động xúc tiến phải đƣợc xây dựng theo những mục tiêu cụ thể nhất định , các mục tiêu này có thể dựa trên mục tiêu của chiến lƣợc tiêu thụ sản phẩm, mục tiêu chiến lƣợc kinh doanh; mục tiêu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong một thời gian kế hoạch hay mục tiêu Marketing của công ty. Các mục tiêu này giúp cho công ty định hƣớng đƣợc và xây dựng đƣợc các bƣớc tiến hành có hiệu quả.

-Xác định ngân sách cho hoạt động xúc tiến. Mỗi hoạt động xúc tiến cần phải có một khoản ngân sách phù hợp. Do vậy công ty phải dành cho các hoạt động xúc tiến những khoản ngân sách phù hợp với các hoạt động xúc tiến cụ thể. Để xác định ngân sách cho mỗi hoạt động xúc tiến, công ty có thể dựa vào các phƣơng pháp sau để xác định: phƣơng pháp dựa vào khả năng của công ty, phƣơng pháp dựa vào tỷ lệ % doanh thu, phƣơng pháp dựa vào ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến của đối thủ cạnh tranh.

-Xây dựng phƣơng án, kế hoạch cho hoạt động xúc tiến cụ thể. Mỗi hoạt động xúc tiến cụ thể cần phải đƣợc xây dựng thành kế hoạch, phƣơng án cụ thể từ đó các cán bộ làm nhiệm vụ này của công ty sẽ làm việc có hiệu quả cao

-Triển khai hoạt động xúc tiến. Để triển khai hoạt động xúc tiến có hiệu quả, công tác chuẩn bị là hết sức quan trọng. Do đó công ty phải chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự. Một số hoạt động xúc tiến phải đƣợc làm thử nghiệm nhƣ quảng cáo và sau khi nghiên cứu, đánh giá có khả năng đem lại kết quả cao mới đƣợc đƣa vào triển khai thực hiện. Một số hoạt động xúc tiến, các cán bộ nhân viên làm nhiệm vụ này phải đƣợc đào tạo huấn luyện kỹ lƣỡng nhƣ: khuyến mại, bán hàng trực tiếp, tham gia hội chợ triển lãm . Sau khi chuẩn bị song, công ty tiến hành triển khai theo kế hoạch đã định.

-Đánh giá kết quả hoạt động xúc tiến. Sau khi kết thúc mỗi hoạt động xúc tiến công ty cần phải đánh kết quả hoạt động xúc tiến để rút ra bài học kinh nghiệm, tìm ra điểm yếu và điểm mạnh để khắc phục...

3.2.1.5. Phát triển các dịch vụ khách hàng trước, trong và sau khi bán hàng

Trong hoạt động tiêu thụ, nghiệp vụ thu tiền là rất quan trọng. Trong trƣờng hợp mặc dù hàng hoá đã đƣợc phân phối hết hoặc đã giao xong cho ngƣời mua song

thu đƣợc tiền song sản xuất sản phẩm vẫn chƣa đến tay ngƣời tiêu dùng thì hoạt động tiêu thụ mới kết thúc. Do vậy, trong suốt quá trình trƣớc trong và sau khi tiêu thụ, công ty luôn phải có các dịch vụ phục vụ khách để lôi kéo khách hàng về phía công ty.

Hơn nữa trong cạnh tranh khốc liệt trên thị trƣờng hiện nay, vũ khí cạnh tranh không chỉ là giá cả, chất lƣợng sản phẩm mà dịch vụ bổ sung đã trở thành vũ khí hết sức lợi hại của các doanh nghiệp.

Do vậy công ty phải đa dạng các dịch vụ bổ sung để lôi kéo đƣợc nhiều khách hàng hơn nữa. Các dịch vụ chủ yếu của công ty là hƣớng dẫn và bảo hành, cung cấp phụ tùng và dịch vụ sửa chữa, kết hợp với hoạt động bảo hành và sửa chữa. Ngoài ra công ty còn có các dich vụ bổ sung nhƣ là dịch vụ giới thiệu sản phẩm, giới thiệu cách sử dụng, nhận biết các sản phẩm giả, sản phẩm hỏng, dịch vụ vận chuyển. Bên cạnh đó công ty phải có những dịch vụ bổ sung cho từng đối tƣợng khách hàng phù hợp .

Dịch vụ bán hàng, thì bằng sự hiểu biết chính xác, toàn diện hơn kế hoạch về tình ình thị trƣờng máy tính, công ty có thể tƣ vấn cho khách hàng về giá cả thị trƣờng, những điểm bán hàng bổ sung có chất lƣợng, giá cả, phƣơng thức thanh toán phù hợp với khả năng thanh toán của họ, những khác biệt của sản phẩm của công ty so với doanh nghiệp khác (nhƣ sản phẩm cùng hãng, có xuất xứ rõ ràng,…)

Dịch vụ trong bán hàng, khi khách hàng có nhu cầu ký hợp đồng và giao nhận hàng hóa tại địa chỉ mà khách hàng chỉ định, nhân viên cửa hàng có thể tạo tạo điều kiện đến tận nơi để ký kết hợp đồng và thực hiện giao hàng, thanh toán ngay tại địa chỉ khách hàng yêu cầu. Ngoài ra, trong quá trình đó các nhân viên cần hƣớng dẫn khách hàng cách bảo quản và liên quan đến nhãn hiệu sản phẩm mà khách hàng đã mua.

Dịch vụ sau bán, tổ chức tốt hoạt động dịch vụ sau bán là điều kiện không thể thiếu nhằm duy trì, củng cố và mở rộng hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ thị trƣờng của doanh nghiệp đối với Công ty Cổ phần Thông tin mạng Việt Nam chuyên kinh doanh sản phẩm máy tính nên tổ chức dịch vụ sau bán đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh tiêu thụ. Yêu cầu chung đối với mọi hoạt động dịch vụ sau bán hàng là đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, không gây khó khăn cho khách hàng. Yêu cầu tổ chức hoạt động dịch vụ sau bán là đảm bảo chất lƣợng cung cấp dịch vụ và tính

Thứ nhất: Hƣớng dẫn và bảo hàng.

Cung cấp co khách hàng phiếu giải thích ngắn ngọn và thật dễ hiểu Nhân viên bán hàng trực tiếp hƣớng dẫn khách hàng cách thức sử dụng

Thực hiện lắp đặt và sử dụng đối với sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật nhất định khi lắp đặt và sử dụng

Thực hiện tốt chu đáo bảo hành sản phẩm đúng thời hạn và nội dung đã ghi trên phiếu bán hàng. Phải tổ chức mạng lƣới các điểm dịch vụ bảo hành rộng khắp. Bố trí đội ngũ nhân viên bảo hành, sửa chữa có trình độ tay nghề cao và có trách nhiệm, nhiệt tình với khách hàng. Việc bảo hành sản phẩm sẽ dẫn đến gây thiệt hại kinh tế cho doanh nghiệp nhƣng không thể vì vậy mà không thực hiện đúng những cam kết với khách hàng nếu doanh nghiệp vẫn muốn chiếm đƣợc lòng tin về tình cảm của khách hàng, không bị thất bại trong cạnh tranh

Đối với các thiết bị phải tổ chức kiểm tra định kỳ tại nơi khách hàng sử dụng điều chỉnh và đƣa ra lời khuyên cần thiết

Thứ hai: cung cấp phụ tùng và dịch vụ sửa chữa

Tính toán sản xuất và tổ chức bán phụ tùng thay thế phù hợp với tuổi thọ của từng loại phụ tùng cụ thể

Tổ chức dịch vụ sửa chữa rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng Thứ ba: kết hợp với hoạt động bảo hàng và sửa chữa là hoạt động thu nhập, phân tích thông tin về sản phẩm và phản hồi về cho bộ phận kỹ thuật và phòng Marketting - kinh doanh.

3.2.1.6. Đào tạo nâng cao trình độ, đội ngũ cán bộ nhân viên hoạt động tiêu thụ sản phẩm. phẩm.

Trong cơ chế thị trƣờng ngày nay, tiêu thụ sản phẩm ngày càng trở nên khó khăn hơn. Mặc dù có sản phẩm tốt, giá rẻ song cũng cần phải có những ngƣời bán hàng giỏi, biết lôi kéo khách hàng về phía mình, năng động, sáng tạo trong giao tiếp, xử lý tình huống. Do dó công ty phải luôn luôn nâng cao chất lƣợng trong tuyển mộ, tuyển chọn đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên làm việc trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời cũng phải có những chính sách khuyến khích vật chất cho ngƣời lao động.

giảm đƣợc giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm giảm sẽ giúp cho công ty có thể cạnh tranh về giá và doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ đƣợc nhiều sản phẩm hơn. Tuy nhiên, công việc này phải đƣợc công ty hoạch định thành chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực lâu dài.

Để đạt hiệu quả đạt cao trong công tác đào tạo, hàng năm công ty phải thƣờng xuyên tổ chức đào tạo huấn luyện tại công ty hoặc cử đi học tại các trƣờng các đơn vị đào tạo khác. Để thực hiện đƣợc công tác này công ty phải có nguồn ngân sách nhất định để trợ cấp cho cán bộ công nhân đƣợc đào tạo hoặc những ngƣời tham gia huấn luyện đào tạo. Đồng thời có chính sách khuyến khích ngƣời lao động nhƣ tăng lƣơng, thƣởng cho ngƣời lao động sau khi họ đƣợc đào tạo thông qua việc thi nâng bậc...

3.2.2 Các kiến nghị với cơ quan hữu quan nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm máy tính của công ty trên thị trƣờng Hà Nội máy tính của công ty trên thị trƣờng Hà Nội

Trong điều kiện kinh tế của nƣớc ta hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thƣơng mại luôn chịu sự tác động và chi phối của các yếu tố nhƣ: chính trị, pháp luật... Nhà nƣớc với những công cụ trong tay tuy có thể tác động tới nền kinh tế, để khuyến khích và tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp, dƣới đây là một số ý kiến đối với nhà nƣớc:

Thƣờng xuyên thông tin về thị trƣờng nƣớc ngoài và bạn hàng nƣớc ngoài, tạo điều kiện cho họ thâm nhập và tìm hiểu khả năng của các doanh nghiệp trong nƣớc. Đây là nhiệm vụ quan trọng của nhà nƣớc giúp các doanh nghiệp trong nƣớc tìm đƣợc thông tin tiêu thụ, lựa chọn các đối tƣợng hợp tác kinh doanh

Thứ hai: giản ƣớc để các doanh nghiệp có điều kiện sử dụng rộng rãi Internet để truy nhập thông tin giao dịch với khách hàng, mở trang website giới thiệu về mình

Thứ ba: Nhà nƣớc cần quan tâm giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc cấp vốn ban đầu và ban hành chính sách lãi suất hợp lý, giảm thuế nhập khẩu đối với thiết bị, nguyên liệu của ngành. Vì vậy nhà nƣớc phải tăng cƣờng công tác ngăn chặn buôn lậu, truốn thuế, hàng giả, không xuất xứ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sản phẩm máy tính của Công ty Cổ phần Thông tin mạng Việt Nam trên thị trƣờng Hà Nội năm 2011 – 2013

2. PGS.TS Trần Thế Dũng, Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế, NXB giáo dục, HN năm 2001

3. PGS.TS Phạm Công Đoàn và TS Nguyễn Cảnh Lịch, giáo trình “Kinh Tế Doanh Nghiệp Thƣơng Mại”, NXB thống kê, năm 2004

4. GS.TS Nguyễn Bách Khoa, Marketing thƣơng mại, NXB thống kê HN, năm 2004

5. GS.TS Phạm Ngũ Luận, Quản Trị Tác Nghiệp Doanh Nghiệp Thƣơng Mại, NXB thống kê, năm 2004

6.TS Nguyễn Minh Trí, Kỹ Năng Quản Trị Doanh Nghiệp, NXB lao động xã hội 7. TS Hoàng Thế Trụ “ 1997, Những tƣ duy mới về thị trƣờng ”, NXB thống kê HN

8. Tham khảo các Website www.Dantri.com.vn www.kinhte24h.com.vn www.docbao.com.vn

KẾT LUẬN

Tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu và chiến lƣợc của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng. Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa không mang lại những lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn tạo dựng uy tín, vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thông tin mạng Việt Nam tại thị trƣờng Hà Nội nhận em thấy vai trò rất quan trọng trong việc

đẩy mạnh tiêu thụ nên em đã chọn đề tài luận văn : ’’ Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm

máy tính của Công ty Cổ phần Thông tin mạng Việt Nam trên thị trường Hà Nội ’’.

Trong quá trình viết luận văn mặc dù em đã rất cố gắng nhƣng kiến thức còn hạn chế, với ý kiến đƣa ra nhiều lúc còn mang tính lý thuyết vì thế không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và cán bộ của công ty để giúp em không chỉ hoàn thiện luận văn này mà còn giúp em rút ra những kinh nghiệm thực tế sau này.

Một phần của tài liệu bài số 3 một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần thông tin mạng việt nam (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)