Tình hình sản xuất lúa và đặc điểm mùa vụ lúa vùng Đồng bằng sông

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và gis phục vụ giám sát trạng thái sinh trưởng, phát triển và dự báo năng suất lúa ở đồng bằng sông hồng (Trang 42 - 46)

b) Tình hình phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng

2.3.Tình hình sản xuất lúa và đặc điểm mùa vụ lúa vùng Đồng bằng sông

đến cơ cấu bữa ăn và ảnh hưởng nhiều tới cơ cấu cây trồng. Ở Đồng bằng sông Hồng, việc sản xuất thực phẩm chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Rau các loại có diện tích gieo trồng hơn 7 vạn ha, chiếm 27,8% diện tích rau cả nước, tập trung chủ yếu ở vành đai xung quanh các khu công nghiệp và thành phố. Nguồn thực phẩm của vùng đồng bằng phụ thuộc nhiều vào ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. Việc nuôi, trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn đã được chú ý phát triển, nhưng thực tế chưa khai thác hết tiềm năng của vùng. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế có sự

chuyển dịch là giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thuỷ sản, riêng trồng trọt thì giảm tỉ trọng lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp và cây thực phẩm.

Dịch vụ

Nhờ kinh tế phát triển mà hoạt động vận tải trở nên sôi động. Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng. Hà Nội, Hải Phòng đồng thời là hai trung tâm du lịch lớn ở phía Bắc. Đồng bằng sông Hồng có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng như chùa Hương, Tam Cốc - Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà ...Bưu chính viễn thông là ngành phát triển mạnh. Hà Nội là trung tâm thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, đồng thời là một trong hai trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất nước. Trong tương lai, vùng định hướng phát triển mạnh ngành dịch vụ và

đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển du lịch, khai thác các tiềm năng sẵn có.

2.3. Tình hình sản xuất lúa và đặc điểm mùa vụ lúa vùng Đồng bằng sông Hồng Hồng

Do có điều kiện thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ hai trong cả nước (chỉ sau đồng bằng Sông Cửu Long) với 1.196,7 nghìn ha, tương đương 19,58% diện tích gieo trồng lúa của 4 vùng hay gần 16% tổng diện tích gieo trồng lúa của cả nước. Theo số liệu thống kê mới nhất của năm 2007, giữa 11 tỉnh trong vùng thì Thái Bình đạt 164,9 nghìn ha, là tỉnh có diện tích gieo trồng lúa nước cao nhất. Các tỉnh Hà Tây, Nam

Định, Hải Dương đạt vị trí thứ 2 với diện tích hơn 128 – 156 nghìn ha, 7 tỉnh còn lại biến động từ 70 - 85 nghìn ha, riêng Hà Nội có diện tích gieo trồng lúa thấp nhất (43.3 nghìn ha) (bảng 2.2). Xét về năng suất, bình quân chung toàn

vùng đạt 56.1 tạ/ha, cao hơn so với vùng đồng bằng Sông Cửu Long 2,5 tạ/ha và so với năng suất trung bình cả nước là 6,1 tạ/ha. 5 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Tây là những tỉnh đạt năng suất cao nhất, với mức trung bình khoảng 60 tạ/ha, cao hơn bình quân chung của toàn vùng khoảng 4-5 tạ/ha. Về sản lượng, Thái Bình là tỉnh duy nhất trong vùng đạt hơn một triệu tấn; tổng sản lượng toàn vùng và cộng thêm tỉnh Quảng Ninh đạt hơn 6,5 triệu tấn.

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2007

Đơn vị: diện tích: 1000 ha; năng suất: tạ/ha; sản lượng: 1000 tấn.

Lúa cả năm Lúa đông xuân Lúa mùa

Địa điểm Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng ĐB Sông Hồng 1158,1 56,1 6500,7 571,5 57,3 3275,2 586,6 55,0 3225,5 Hà Nội 43,3 42,5 184,2 20,6 42,7 87,9 22,7 42,4 96,3 Hà Tây 155,4 56,5 877,8 77,2 54,5 421,1 78,2 58,4 456,7 Vĩnh Phúc 69,0 45,8 316,2 35,4 42,3 149,9 33,6 49,5 166,3 Bắc Ninh 78,5 53,6 420,6 39,2 54,1 212,1 39,3 53,1 208,5 Quảng Ninh 46,4 45,1 209,2 18,3 46,3 84,8 28,1 44,3 124,4 Hải Dương 128,6 57,7 741,9 64,9 58,4 379,1 63,7 57,0 362,8 Hải Phòng 85,6 53,9 461,4 41,8 54,7 228,5 43,8 53,2 232,9 Hưng Yên 80,4 61,1 491,1 39,6 61,9 245,0 40,8 60,3 246,1 Thái Bình 164,9 61,5 1014,8 81,7 61,0 498,6 83,2 62,0 516,2 Hà Nam 70,7 57,6 407,1 34,8 59,8 208,2 35,9 55,4 198,9 Nam Định 156,1 59,7 931,8 77,0 67,1 516,9 79,1 52,5 414,9 Ninh Bình 79,2 56,1 444,6 41,0 59,3 243,1 38,2 52,7 201,5 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009.

Ở Đồng bằng sông Hồng, tùy vào điều kiện thời tiết và đặc trưng của tài nguyên đất, trong một quá trình lâu dài đã hình thành nên 2 vụ lúa cổ truyền là vụ lúa Mùa và vụ lúa Chiêm, từ năm 1963 đã đưa thêm vào cơ cấu các giống lúa xuân để định hình rõ 2 vụ chính là vụ lúa Đông xuân và vụ lúa Mùa (hình 2.2). Thời gian biểu của vụ lúa Đông xuân và vụ lúa Mùa được phân chia theo các thời kì truyền thống ởĐồng bằng sông Hồng như sau:

Vụ lúa Đông xuân:

• Vụ Xuân Sớm: bắt đầu vào vụ từ cuối tháng I cho đến đầu tháng II.

• Vụ Xuân Chính vụ bắt đầu vào vụ từ đầu tháng II cho đến giữa tháng II.

• Vụ Xuân Muộn bắt đầu vào vụ từ giữa tháng II cho đến cuối tháng II. Vụ lúa Mùa:

• Vụ Mùa Sớm bắt đầu gieo cấy từ cuối tháng V cho đến đầu tháng VI thu hoạch vào cuối tháng IX và đầu tháng X.

• Vụ Mùa Chính vụ bắt đầu gieo cấy từđầu tháng VI cho đến giữa tháng VI thu hoạch vào đầu tháng X và giữa tháng X.

• Vụ Mùa Muộn bắt đầu gieo cấy từ giữa tháng VI cho đến cuối tháng VII thu hoạch vào cuối tháng X và đầu tháng XII.

Nguồn: Kotera và Sakamoto, 2007

Hình 2.2. Cơ cấu mùa vụ lúa ở Đồng bằng sông Hồng

Tóm lại, qua quá trình phân tích tất cả mọi khía cạnh tự nhiên và xã hội có liên quan đến quá trình sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Hồng, một số điểm nổi bật cần chú ý nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu tiếp theo được đưa ra như sau: - Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm về sản xuất lúa đứng thứ 2 cả

nước, chỉ sau đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy vị thế cũng như tổng sản lượng lúa của vùng còn kém so với đồng bằng Sông Cửu Long nhưng

trình độ thâm canh của Đồng bằng sông Hồng là cao nhất cả nước, đồng nghĩa với việc năng suất trung bình của vùng cũng đạt cao nhất cả nước. - Điều kiện thời tiết, khí hậu vùng Đồng bằng sông Hồng có nhiều hiện

tượng cực đoan như: rét đậm, rét hại, sương muối… từ đó phát sinh những sâu bệnh mới, gây cản trở cho quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu giám sát và dự báo năng suất lúa cần chú ý để tiến hành các bước nghiên cứu có hiệu quả.

- Cơ cấu mùa vụở Đồng bằng sông Hồng là khá phức tạp, tuy chỉ có 2 vụ

mùa nhưng mỗi vụ lúa lại chia thành vụ sớm, Chính vụ và vụ muộn. Do

đó cần bám sát những đặc trưng này của khu vực nghiên cứu để lựa chọn phương pháp thích hợp nhằm xử lý hiệu quả các mục tiêu nghiên cứu.

CHƯƠNG 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS VÀ VIỄN THÁM XÂY DỰNG BẢN ĐỒ

TRỒNG LÚA VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH TRỒNG LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Xác định các chỉ tiêu viễn thám để phân loại, đánh giá trạng thái và xây dựng bản đồ lớp phủđã trở thành một trong những phương pháp phổ biến trong lĩnh vực GIS và viễn thám. Cùng với các số liệu quan trắc bề mặt, việc tích hợp các thông tin viễn thám đa thời gian với nhiều độ phân giải không gian và thời gian trong việc tính toán các chỉ số thực vật là hoàn toàn có khả năng phục vụ

công tác xác định vùng trồng lúa, theo dõi thời vụ và giám sát trạng thái sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất cây trồng. Những năm gần đây, một loạt đầu thu thế hệ mới như MODIS, MERIS... đặt trên các vệ tinh có thể quan trắc mặt đất với phạm vi lớn, độ phân giải thời gian cao, cung cấp một khối lượng lớn thông tin bề mặt trái đất, cho phép nghiên cứu biến động lớp phủ trên cả hai góc độđa phổ và đa thời gian. Đề tài bước đầu ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám MODIS tổ hợp 8 ngày để tính toán và đánh giá sự biến động chỉ số thực vật NDVI, EVI và LSWI và một số phân tích về thời vụ và trạng thái sinh trưởng của cây lúa để xây dựng bản đồ trồng lúa và đánh giá biến động sử dụng

đất trồng lúa ởĐồng bằng sông Hồng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và gis phục vụ giám sát trạng thái sinh trưởng, phát triển và dự báo năng suất lúa ở đồng bằng sông hồng (Trang 42 - 46)