Đặc điểm kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và gis phục vụ giám sát trạng thái sinh trưởng, phát triển và dự báo năng suất lúa ở đồng bằng sông hồng (Trang 39 - 120)

Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm có 10 tỉnh, thành là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

Bảng 2.1. Dân số và diện tích các tỉnh Đồng bằng sông Hồng

Tên vùng, tỉnh Dân số (nghìn người) Diện tích (km2) Mật độ (người/km2) Cả nước 85.154,9 331.211,6 257 Đồng bằng sông Hồng 18.400,6 14.862,5 1.238 Hà Nội 6.232,9 3.325 1805 Vĩnh Phúc 1.190,4 1.373,2 867 Bắc Ninh 1.028,8 823,1 1.25 Hải Dương 1.732,8 1.652,8 1.048 Hải Phòng 1.827,7 1.520,7 1.202 Hưng Yên 1.156,5 923,5 1.252 Thái Bình 1.868,8 1.546,5 1.208 Hà Nam 825,4 859,7 960 Nam Định 1991,2 1.650,8 1.206 Ninh Bình 928,5 1.392,4 667

Nguồn : Tổng cục Thống kê 2007 (riêng số liệu về Hà Nội cập nhật đến tháng 8/2008, sau khi sáp nhập với Hà Tây)

a) Tình hình dân s và xã hi Đồng bng sông Hng

Đồng bằng sông Hồng là vùng dân cưđông đúc nhất cả nước. Mật độ dân số trung bình là 1238 người/km2 (năm 2007). Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trong vùng giảm mạnh, nhưng mật độ dân số vẫn cao, gấp 5 lần so với mật độ trung bình của cả nước, gấp gần 3 lần so với Đồng bằng sông Cửu Long, gấp 10 lần so với Miền núi và trung du Bắc Bộ và gấp 17,6 lần so với Tây Nguyên. Đây là một thuận lợi vì vùng có nguồn lao động dồi dào với truyền thống kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động dẫn đầu cả nước. Tuy nhiên, dân số đông cũng đem đến những khó khăn nhất định, tốc độ tăng

dân số chưa phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, gây sức ép nặng nề

lên sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Những nơi dân cư đông nhất của vùng là Hà Nội (1805 người/km2), Thái Bình (1.028 người/km2), Hải Phòng (1.202 người/km2), Hưng Yên (1.252 người/km2). Ở các nơi khác, chủ yếu thuộc khu vực rìa phía Bắc và Đông Bắc của châu thổ, dân cư thưa hơn. Sự phân bố

dân cư quá đông ở Đồng bằng sông Hồng liên quan tới nhiều nhân tố như nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước, chủ yếu đòi hỏi phải có nhiều lao động. Diện tích canh tác bình quân đầu người của Đồng bằng sông Hồng chỉ bằng một nửa so với con số trung bình cả nước (892m2). Đất canh tác ít, dân đông nên phải đẩy mạnh thâm canh. Song nếu thâm canh không đi đôi với việc hoàn lại đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ làm cho đất đai ở một số nơi bị

giảm độ phì nhiêu. Ngoài ra, dân sốđông và sự gia tăng dân sốđã để lại những dấu ấn rất đậm nét về kinh tế - xã hội. Mặc dù mức gia tăng dân số đã giảm nhiều, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu tích luỹ và cải thiện đời sống nhân dân. Hàng loạt vấn đề xã hội như việc làm, nhà ở, y tế, văn hoá, giáo dục vẫn còn gây bức xúc.

Đồng bằng sông Hồng là vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước. Với chiều dài tổng cộng hơn 3000km, hệ thống đê điều được xây dựng và bảo vệ từ đời này qua đời khác, không chỉ là bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng mà còn là nét độc đáo của nền văn hoá sông Hồng, văn hoá Việt Nam. Cơ sở vật chất của vùng cũng ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là mạng lưới đường giao thông. Do được khai thác từ lâu đời, vùng tập trung nhiều lễ

hội, làng nghề, di tích văn hoá lịch sử, có mạng lưới đô thị phát triển. Đồng bằng sông Hồng có một số đô thị hình thành từ lâu đời. Kinh thành Thăng Long, nay là thủđô Hà Nội được thành lập từ năm 1010. Thành phố cảng Hải Phòng là cửa ngõ quan trọng hướng ra vịnh Bắc Bộ.

b) Tình hình phát trin kinh tế vùng Đồng bng sông Hng

Đồng bằng sông Hồng là một khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nhưng nếu so với vùng Đông Nam Bộ thì các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có tỷ

trọng đóng góp vào GDP và xuất khẩu của cả nước thấp hơn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém và thu hút được ít các nguồn vốn đầu tư hơn. Nguyên nhân chính của tình hình này là do cả khu vực còn thiếu cơ chế chính sách đồng bộ, chưa hình thành được thị trường bất động sản, thị trường vốn, cũng như chưa có một quy hoạch tổng thểđể phát huy lợi thế so sánh của cả vùng. Theo kế hoạch phát triển các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, từ nay đến năm 2010, vùng sẽ phải giữđược tốc

độ tăng trưởng liên tục trên 10% và đóng góp khoảng 24% cho GDP của cả

nước so với 20% như hiện nay. Mục tiêu đến trước năm 2020, tỷ lệ này sẽ phải là 27%. Đồng bằng sông Hồng cũng là nơi tập trung nhiều các cảng biển, khu

công nghiệp, nông nghiệp nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế

và tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng. Cơ cấu kinh tế của vùng đang có sự

chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II và III trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội. Trong kế hoạch từ nay đến năm 2010, tỉ

trọng 3 khu vực sẽđạt lần lượt là 20%, 34%, 46%.

Công nghiệp

Công nghiệp Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giá trị công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002). Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí. Sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng là máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc…

Nông nghiệp

Về diện tích và tổng sản lượng lương thực, Đồng bằng sông Hồng chỉ đứng sau Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao nên năng xuất lúa rất cao. Hầu hết các tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng đều phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như các cây ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua và trồng hoa xen canh. Hiện nay, vụ đông

đang trở thành vụ chính của một sốđịa phương trong vùng.

Từ bao đời nay, người dân đồng bằng sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Đó là vốn rất quý để đẩy mạnh sản xuất. Ngoài ra, sự phát triển của nền kinh tế cùng với hàng loạt các chính sách mới cũng góp phần quan trọng cho việc giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm

ở Đồng bằng sông Hồng. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành trồng cây lương thực luôn giữ địa vị hàng đầu. Diện tích cây lương thực là khoảng 1,2 triệu ha, chiếm khoảng 14% diện tích cây lương thực của cả nước. Sản lượng lương thực là 6,1 triệu tấn, chiếm 18% sản lượng lương thực toàn quốc (1999). Trong các cây lương thực, lúa có ý nghĩa quan trọng nhất cả về diện tích và sản lượng. Hàng năm, Ðồng bằng sông Hồng có hơn 1 triệu ha đất gieo trồng lúa. Với con số này, lúa chiếm 88% diện tích cây lương thực của vùng và chiếm khoảng 16% diện tích gieo trồng lúa của cả nước (1999).

Cây lúa có mặt ở hầu hết các nơi, nhưng tập trung nhất và đạt năng suất cao nhất là ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình. Thái Bình trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về năng suất lúa (61,6 tạ/ha – năm

1999). Nhiều huyện, hợp tác xã đạt năng suất 8 – 10 tấn/năm. Ngành trồng cây lương thực, đặc biệt là trồng lúa ở đây đã có từ lâu đời và được thâm canh với trình độ cao nhất trong cả nước. Tuy vậy, việc đảm bảo lương thực cho con người và cho các nhu cầu khác (phục vụ chăn nuôi, công nghiệp chế biến v.v…) còn bị hạn chế. Mức bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng vẫn thấp hơn mức bình quân của cả nước. Vấn đề thực phẩm liên quan

đến cơ cấu bữa ăn và ảnh hưởng nhiều tới cơ cấu cây trồng. Ở Đồng bằng sông Hồng, việc sản xuất thực phẩm chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Rau các loại có diện tích gieo trồng hơn 7 vạn ha, chiếm 27,8% diện tích rau cả nước, tập trung chủ yếu ở vành đai xung quanh các khu công nghiệp và thành phố. Nguồn thực phẩm của vùng đồng bằng phụ thuộc nhiều vào ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. Việc nuôi, trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn đã được chú ý phát triển, nhưng thực tế chưa khai thác hết tiềm năng của vùng. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế có sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chuyển dịch là giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thuỷ sản, riêng trồng trọt thì giảm tỉ trọng lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp và cây thực phẩm.

Dịch vụ

Nhờ kinh tế phát triển mà hoạt động vận tải trở nên sôi động. Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng. Hà Nội, Hải Phòng đồng thời là hai trung tâm du lịch lớn ở phía Bắc. Đồng bằng sông Hồng có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng như chùa Hương, Tam Cốc - Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà ...Bưu chính viễn thông là ngành phát triển mạnh. Hà Nội là trung tâm thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, đồng thời là một trong hai trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất nước. Trong tương lai, vùng định hướng phát triển mạnh ngành dịch vụ và

đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển du lịch, khai thác các tiềm năng sẵn có.

2.3. Tình hình sản xuất lúa và đặc điểm mùa vụ lúa vùng Đồng bằng sông Hồng Hồng

Do có điều kiện thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ hai trong cả nước (chỉ sau đồng bằng Sông Cửu Long) với 1.196,7 nghìn ha, tương đương 19,58% diện tích gieo trồng lúa của 4 vùng hay gần 16% tổng diện tích gieo trồng lúa của cả nước. Theo số liệu thống kê mới nhất của năm 2007, giữa 11 tỉnh trong vùng thì Thái Bình đạt 164,9 nghìn ha, là tỉnh có diện tích gieo trồng lúa nước cao nhất. Các tỉnh Hà Tây, Nam

Định, Hải Dương đạt vị trí thứ 2 với diện tích hơn 128 – 156 nghìn ha, 7 tỉnh còn lại biến động từ 70 - 85 nghìn ha, riêng Hà Nội có diện tích gieo trồng lúa thấp nhất (43.3 nghìn ha) (bảng 2.2). Xét về năng suất, bình quân chung toàn

vùng đạt 56.1 tạ/ha, cao hơn so với vùng đồng bằng Sông Cửu Long 2,5 tạ/ha và so với năng suất trung bình cả nước là 6,1 tạ/ha. 5 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Tây là những tỉnh đạt năng suất cao nhất, với mức trung bình khoảng 60 tạ/ha, cao hơn bình quân chung của toàn vùng khoảng 4-5 tạ/ha. Về sản lượng, Thái Bình là tỉnh duy nhất trong vùng đạt hơn một triệu tấn; tổng sản lượng toàn vùng và cộng thêm tỉnh Quảng Ninh đạt hơn 6,5 triệu tấn.

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2007

Đơn vị: diện tích: 1000 ha; năng suất: tạ/ha; sản lượng: 1000 tấn.

Lúa cả năm Lúa đông xuân Lúa mùa

Địa điểm Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng ĐB Sông Hồng 1158,1 56,1 6500,7 571,5 57,3 3275,2 586,6 55,0 3225,5 Hà Nội 43,3 42,5 184,2 20,6 42,7 87,9 22,7 42,4 96,3 Hà Tây 155,4 56,5 877,8 77,2 54,5 421,1 78,2 58,4 456,7 Vĩnh Phúc 69,0 45,8 316,2 35,4 42,3 149,9 33,6 49,5 166,3 Bắc Ninh 78,5 53,6 420,6 39,2 54,1 212,1 39,3 53,1 208,5 Quảng Ninh 46,4 45,1 209,2 18,3 46,3 84,8 28,1 44,3 124,4 Hải Dương 128,6 57,7 741,9 64,9 58,4 379,1 63,7 57,0 362,8 Hải Phòng 85,6 53,9 461,4 41,8 54,7 228,5 43,8 53,2 232,9 Hưng Yên 80,4 61,1 491,1 39,6 61,9 245,0 40,8 60,3 246,1 Thái Bình 164,9 61,5 1014,8 81,7 61,0 498,6 83,2 62,0 516,2 Hà Nam 70,7 57,6 407,1 34,8 59,8 208,2 35,9 55,4 198,9 Nam Định 156,1 59,7 931,8 77,0 67,1 516,9 79,1 52,5 414,9 Ninh Bình 79,2 56,1 444,6 41,0 59,3 243,1 38,2 52,7 201,5 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009.

Ở Đồng bằng sông Hồng, tùy vào điều kiện thời tiết và đặc trưng của tài nguyên đất, trong một quá trình lâu dài đã hình thành nên 2 vụ lúa cổ truyền là vụ lúa Mùa và vụ lúa Chiêm, từ năm 1963 đã đưa thêm vào cơ cấu các giống lúa xuân để định hình rõ 2 vụ chính là vụ lúa Đông xuân và vụ lúa Mùa (hình 2.2). Thời gian biểu của vụ lúa Đông xuân và vụ lúa Mùa được phân chia theo các thời kì truyền thống ởĐồng bằng sông Hồng như sau:

Vụ lúa Đông xuân:

• Vụ Xuân Sớm: bắt đầu vào vụ từ cuối tháng I cho đến đầu tháng II.

• Vụ Xuân Chính vụ bắt đầu vào vụ từ đầu tháng II cho đến giữa tháng II.

• Vụ Xuân Muộn bắt đầu vào vụ từ giữa tháng II cho đến cuối tháng II. Vụ lúa Mùa:

• Vụ Mùa Sớm bắt đầu gieo cấy từ cuối tháng V cho đến đầu tháng VI thu hoạch vào cuối tháng IX và đầu tháng X.

• Vụ Mùa Chính vụ bắt đầu gieo cấy từđầu tháng VI cho đến giữa tháng VI thu hoạch vào đầu tháng X và giữa tháng X.

• Vụ Mùa Muộn bắt đầu gieo cấy từ giữa tháng VI cho đến cuối tháng VII thu hoạch vào cuối tháng X và đầu tháng XII.

Nguồn: Kotera và Sakamoto, 2007

Hình 2.2. Cơ cấu mùa vụ lúa ở Đồng bằng sông Hồng

Tóm lại, qua quá trình phân tích tất cả mọi khía cạnh tự nhiên và xã hội có liên quan đến quá trình sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Hồng, một số điểm nổi bật cần chú ý nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu tiếp theo được đưa ra như sau: - Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm về sản xuất lúa đứng thứ 2 cả

nước, chỉ sau đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy vị thế cũng như tổng sản lượng lúa của vùng còn kém so với đồng bằng Sông Cửu Long nhưng

trình độ thâm canh của Đồng bằng sông Hồng là cao nhất cả nước, đồng nghĩa với việc năng suất trung bình của vùng cũng đạt cao nhất cả nước. - Điều kiện thời tiết, khí hậu vùng Đồng bằng sông Hồng có nhiều hiện

tượng cực đoan như: rét đậm, rét hại, sương muối… từ đó phát sinh những sâu bệnh mới, gây cản trở cho quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu giám sát và dự báo năng suất lúa cần chú ý để tiến hành các bước nghiên cứu có hiệu quả.

- Cơ cấu mùa vụở Đồng bằng sông Hồng là khá phức tạp, tuy chỉ có 2 vụ

mùa nhưng mỗi vụ lúa lại chia thành vụ sớm, Chính vụ và vụ muộn. Do

đó cần bám sát những đặc trưng này của khu vực nghiên cứu để lựa chọn phương pháp thích hợp nhằm xử lý hiệu quả các mục tiêu nghiên cứu.

CHƯƠNG 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS VÀ VIỄN THÁM XÂY DỰNG BẢN ĐỒ

TRỒNG LÚA VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH TRỒNG LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Xác định các chỉ tiêu viễn thám để phân loại, đánh giá trạng thái và xây dựng bản đồ lớp phủđã trở thành một trong những phương pháp phổ biến trong lĩnh vực GIS và viễn thám. Cùng với các số liệu quan trắc bề mặt, việc tích hợp các thông tin viễn thám đa thời gian với nhiều độ phân giải không gian và thời gian trong việc tính toán các chỉ số thực vật là hoàn toàn có khả năng phục vụ

công tác xác định vùng trồng lúa, theo dõi thời vụ và giám sát trạng thái sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và gis phục vụ giám sát trạng thái sinh trưởng, phát triển và dự báo năng suất lúa ở đồng bằng sông hồng (Trang 39 - 120)