Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và gis phục vụ giám sát trạng thái sinh trưởng, phát triển và dự báo năng suất lúa ở đồng bằng sông hồng (Trang 36 - 39)

Vùng Đồng bằng sông Hồng có toạđộđịa lý là 220 - 21030' B và 105030' - 1070 Đ (hình 2.1), nằm ở phía Nam của đường chí tuyến Bắc. Vùng bao gồm

đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng. Như đúng tên gọi của vùng, sông Hồng đã gắn bó ngàn đời nay với cư dân của vùng đồng bằng châu thổ này. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, có độ cao từ 0,4 – 12 m so với mực nước biển. Ngoài ra, địa hình cũng có một số vùng đồi có cấu tạo cacxtơ đá vôi dọc hai cánh Tây Nam và Đông Bắc. Với đặc điểm khí hậu nhiệt

đới và cận nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm của khu vực này khoảng 22,5 - 23,50C, lượng mưa trung bình năm là 1400 – 2000 mm. Vùng có vị trí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đây là cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với Bắc Trung Bộ, đồng thời cũng nằm ở trung tâm miền Bắc, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có thủ đô Hà Nội là trung tâm công nghiệp, hành chính, chính trị của cả nước. Vùng lại tiếp giáp với hơn 400km bờ biển, có cửa ngõ thông ra biển qua cảng Hải Phòng, dễ dàng mở rộng giao lưu với các vùng

khác và các nước trong khu vực. Tuy nhiên, do nằm trong vùng khí hậu nhiệt

đới gió mùa nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.

Hình 2.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính Đồng bằng sông Hồng

Đối với khía cạnh sản xuất nông nghiệp nói chung và canh tác lúa nói riêng, điều kiện khí hậu có những mặt thuận lợi và cũng có những mặt hạn chế.

Đặc điểm chung của khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ là: Mùa đông lạnh, nắng ít, có năm xảy ra sương muối, mưa phùn nhiều; mùa hè nóng, ít gió Tây khô nóng, chịu ảnh hưởng trực tiếp của xoáy thuận nhiệt đới, mưa nhiều, mùa mưa gần trùng với mùa nóng.

Trị số phổ biến về lượng bc x tng cng trung bình năm là 105 – 130 kcal/cm2, về cán cân bức xạ trung bình năm là 65 – 75 kcal/cm2, về số giờ nắng trung bình năm là 1400 – 1700. Chỉ có tháng VIII có trên 200 giờ nắng, còn suốt nửa sau mùa đông (I – IV) đều có dưới 100 giờ nắng mỗi tháng. Trị số phổ biến của nhit độ trung bình năm là 23 - 240C. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 28 - 290C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 38 - 410C (với khoảng 4 – 5 tháng nhiệt độ trung bình trên 250C), nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 15 – 16,50C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 2 - 50C (với khoảng 3 – 4 tháng nhiệt độ trung bình dưới 200C), biên độ năm của nhiệt độ 12 - 130C. Thời kì nóng nhất là vào cuối tháng VI cho đến cuối tháng VII, với nhiệt độ trung bình là 30,40C. Nhệt độ

giảm dần từ tháng VIII với mức nhiệt độ trung bình hạ xuống dưới 200C từ cuối tháng XI. Nếu vụ Mùa không được thu hoạch vào thời gian này thì năng suất sẽ

giảm sút bởi nhiệt độ thấp gây ảnh hưởng tới kì chín của lúa. Thời kì lạnh nhất từ cuối tháng I đến đầu tháng III, với nhiệt độ trung bình ngày là 15,10C và nhiệt

độ tối thấp là 13,80C. Thời tiết lạnh thường ảnh hưởng tới kì gieo hạt của vụ Đông xuân. Trị số phổ biến của lượng mưa trung bình năm là 1400 – 1800 mm, lượng mưa ngày lớn nhất là 300 – 500 mm, của số ngày mưa phùn là 10 – 30

ngày. Mùa mưa phổ biến từ tháng IV đến tháng X, mưa nhiều nhất vào 3 tháng VII, VIII, IX. Vụ lúa Mùa thường nằm trong nguy cơảnh hưởng của lũ lụt. Mưa phùn kéo dài từ cuối tháng I đến đầu tháng IV, rất thuận lợi cho vụ lúa Đông xuân nhưng lại dễ gây ẩm mốc, các loại sâu bệnh dễ phát triển và lây lan.Trị số

phổ biến của độ ẩm tương đối trung bình năm là 82 – 85%, của lượng bốc hơi trung bình năm là 700 – 800 mm, chỉ số ẩm ướt năm là 1,5 – 2,2. Hạn hán thường xảy ra vào mùa đông. Trị số phổ biến về tốc độgió trung bình năm là 1,5 – 2,0 m/s, về tốc độ gió mạnh nhất là 30 – 40 m/s. Hướng gió thịnh hành trong mùa đông là Đông, Đông Bắc và trong mùa hè là Đông, Đông Nam [13].

Về điều kiện thủy văn, vùng có hai hệ thống sông lớn là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình nên nguồn nước rất phong phú. Cả nguồn nước trên mặt lẫn nguồn nước ngầm đều có chất lượng rất tốt. Tuy nhiên, vùng cũng có xảy ra tình trạng quá thừa nước trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô. Lũ lụt về mùa hạ thường từ tháng 6 đến tháng 10 đặc biệt đỉnh lũ vào tháng 8. Lũ lên khá nhanh và đặc biệt nguy hiểm đỉnh lũở Hà Nội thời gian cơn lũ kéo dài từ 6 đến 18 ngày.

Tài nguyên đất của vùng khá đa dạng, đặc biệt là đất phù sa sông Hồng.

Đồng bằng sông Hồng là nơi có nhiều khả năng để sản xuất lương thực, thực phẩm. Trên thực tế, đây là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước, sau Ðồng bằng sông Cửu Long. Số đất đai sử dụng cho nông nghiệp là trên 70 vạn ha, chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên của vùng, trong đó 70% đất có độ phì từ trung bình trở

lên. Ngoài sốđất đai phục vụ nông nghiệp và các mục đích khác, số diện tích đất chưa được sử dụng vẫn còn hơn 2 vạn ha. Nhìn chung, đất đai của Ðồng bằng sông Hồng khá màu mỡ do được phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Tuy vậy, độ phì nhiêu của các loại đất không giống nhau ở mỗi nơi. Đất thuộc vùng châu thổ sông Hồng phì nhiêu hơn đất thuộc vùng châu thổ

sông Thái Bình. Đất có giá trị đối với việc phát triển cây lương thực ở Ðồng bằng sông Hồng là diện tích đất không được phù sa bồi đắp hàng năm (đất trong

đê). Loại đất này chiếm phần lớn diện tích châu thổ, đã bị biến đổi nhiều do trồng lúa.

Ngoài ra, vùng Đồng bằng sông Hồng còn có bờ biển dài, có ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh, cảng Hải Phòng, khu du lịch Đồ Sơn. Nguồn tài nguyên biển đang được khai thác có hiệu quả nhờ phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch. Tài nguyên có giá trị đáng kể là các mỏđá (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình). Về khoáng sản thì vùng có trữ lượng lớn về than nâu, đá vôi, sét, cao lanh. Đặc biệt, mỏ khí đốt Tiền Hải đã được đưa vào khai thác nhiều năm nay và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, vùng thiếu nguyên liệu cho việc

phát triển công nghiệp, phần lớn nguyên liệu phải được nhập từ vùng khác. Một số tài nguyên của vùng bị suy thoái do khai thác quá mức.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và gis phục vụ giám sát trạng thái sinh trưởng, phát triển và dự báo năng suất lúa ở đồng bằng sông hồng (Trang 36 - 39)