Giới thiệu chung về xí nghiệp

Một phần của tài liệu điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở đàn bê nuôi tại hà nội (Trang 36 - 38)

Xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng thuộc tổng công ty giống gia súc Hà Nội, nằm ở xã Dương Hà, huyện Gia Lâm – Hà Nội với tổng diện tích là 27 ha. Xí nghiệp nằm cách đường quốc lộ 1km. Trong 27ha thì 17ha được giao cho công nhân của công ty dùng để trồng cỏ, ngô nuôi bò, còn 10ha được sử dụng trong chăn nuôi. Trại được xây kín tường và có hệ thống dây thép gai bao quanh. Trại được chia làm bốn khu: Khu hành chính và sinh hoạt cho công nhân, khu nhà máy sữa, khu chế biến cám và khu vực chăn nuôi.

Khu chăn nuôi được chia làm 9 khu chuồng. Chuồng số 1 và số 3 đang nuôi bò ở thời kì khai thác sữa. Khu chuồng 2 nuôi bò sắp đẻ và bò ở thời kì cạn sữa. Khu chuồng 4, 5 đang nuôi bê. Khu chuồng 6,7,8 đang để thức ăn cho bò. Khu 9 là khu chăn nuôi lợn nái sinh sản.

Về mặt thiết kế, chuồng hai dãy, giàn mái được làm bằng sắt, mái được lợp bằng tôn chống nóng và ở dưới có một lớp trần làm bằng tre nứa để chống nóng. Chuồng xây dựng theo hướng Đông Nam để hạn chế nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông. Các ô chuồng được làm bằng khung sắt, nền chuồng làm bằng xi măng có độ dốc phù hợp để vệ sinh được dễ dàng. Có hệ thống máng ăn, bể chứa nước cho bò uống tự do. Sau mỗi chuồng đều có sân chơi cho bò vận động. Ngoài ra xí nghiệp còn có hệ thống dàn phun mưa và quạt gió công nghiệp để làm mát cho bò trong mùa hè oi bức.

 Tổ chức hoạt động ở xí nghiệp

Khu hành chính ở trại bao gồm: 1 giám đốc và hai phó giám đốc (một phụ trách về mảng chăn nuôi và một phụ trách về mảng trồng trọt). Các phòng ban

bao gồm: Phòng kĩ thuật, phòng tổ chức, phòng hành chính, phòng tài vụ, phòng bảo vệ và các trạm phục vụ cho nghiên cứu khác.

Trại thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ và công nhân của trại cũng như các hộ chăn nuôi về các công nghệ, kĩ thuật mới mang lại hiệu quả cao.  Công tác thú y trong chăn nuôi bò ở xí nghiệp

Khu chăn nuôi được xây dựng khép kín. Khi đi vào khu chăn nuôi phải thay quần áo bảo hộ, đi ủng qua hố sát trùng. Bò được vệ sinh ngày hai lần sáng và chiều. Máng ăn máng uống đều được vệ sinh sạch sẽ, chuồng trại được sát trùng tiêu độc định kì. Phân chất thải được thu gom vào nơi quy định để bón cho cỏ, ngô. Nước thải cho chảy vào hệ thống biogas.

Để khắc phục và hạn chế tình hình dịch bệnh xảy ra xí nghiệp đã đề ra lịch tiêm phòng sát trùng:

• Phòng trừ ve, ruồi, muỗi bằng cách phun thuốc sát trùng 10 ngày một lần vào mùa hè và 20 ngày một lần vào mùa đông.

• Tẩy giun định kì: 3 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, tẩy sán lá gan cho bê 12 tháng tuổi trở lên 2 lần / năm. Riêng bò khai thác sữa tẩy sau đẻ hai tháng.

• Lịch tiêm phòng cho đàn bò bằng vacxin tụ huyết trùng và vacxin lở mồm long móng thể hiện ở bảng 4.1

Riêng bê sữa tiêm lúc 3 tháng tuổi và tái chủng 6 tháng/lần. • Các công việc khác:

- Kiểm tra vú bò đang khai thác bằng dung dịch thuốc thử mỗi tháng hai lần: lần 1 vào ngày 12 hàng tháng, lần hai vào ngày 22 hàng tháng.

- Khám thai định kì: 2 tháng sau khi phối giống vào ngày 15 hàng tháng( kết hợp với khám bò đẻ sau hai tháng chưa động dục)

Bảng 4.1. Lịch tiêm phòng vacxin cho đàn bò

Stt Vacxin Số lần tiêm Ngày tiêm Liều lượng

1 Tụ huyết trùng Lần 1 Lần 2 Lần 3 10/04/2013 10/08/2013 10/12/2013 2 Lở mồm long móng Lần 1 Lần 2 25/04/2013 24/10/2013

Một phần của tài liệu điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở đàn bê nuôi tại hà nội (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w