Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương:

Một phần của tài liệu Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty cố phần nhôm kính Việt Phát. (Trang 29 - 31)

Hàng ngày các phòng và các đội chấm công cho từng công nhân viên trong phòng, đội của mình. Cuối tháng, bảng chấm công và bảng xác nhận khối lượng sản phẩm hoàn thành được chuyển về phòng Tài chính kế toán cho kế toán tiền lương tính lương và lập bảng lương. Sau đó kế toán tiến hành nhập các số liệu vào máy để phân bổ và lập sổ cái tài khoản 334, 338 và các báo cáo.

Các khoản trích theo lương được tính theo quy định hiện hành của pháp luật. Trích bảo hiểm xã hội 20% trong đó 15% tính vào chi phí, 5% trừ vào lương; bảo hiểm y tế trích 3% trong đó 2% tính vào chi phí, 1% trừ vào lương; kinh phí công đoàn trích 2% tính vào chi phí. Các khoản trích theo lương này đều được tính trên lương cơ bản của công nhân viên.

Xí nghiệp chỉ tính bảo hiểm cho lao động dài hạn. Việc hạch toán tổng hợp được khái quát qua sơ đồ sau:

: Ghi hằng ngày : Ghi cuối kỳ

: Đối chiếu, kiểm tra số liệu Sổ tổng hợp bao gồm:

Chứng từ gốc về tiền lương Các khoản trích theo lương

NKC TK334,338 Sổ chi tiết Sổ chi tiết TK334,338 Sổ tổng hợp chi tiết TK334,338 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Sổ cái TK334,338 Nhật ký chi tiền

+ Nhật ký chung + Nhật ký chi tiền + Sổ cái TK334,338

2.3.2 . Tổ chức kế toán tài sản cố định

Là một đơn vị Xây lắp, hầu hết tài sản cố định của Công ty là tài sản cố định hữu hình bao gồm: nhà xưởng, máy phát điện, máy cắt nhôm, máy mài, máy tiện, máy phay, máy hàn, ô tô vận tải …

Khi mua thêm hay thanh lý một tài sản cố định cần có sự phê duyệt của Giám đốc công ty. Để quản lý chặt chẽ tài sản cố định trong đơn vị, Xí nghiệp sử dụng các loại chứng từ sau:

+Thẻ tài sản cố định

+ Biên bản giao nhận tài sản cố định + Biên bản thanh lý tài sản cố định

+ Biên bản kiểm kê đánh giá lại tài sản cố định + Biên bản giao nhận sửa chữa lớn tài sản cố định + Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định.

Xí nghiệp sử dụng tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình”, tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình” để theo dõi tình hình tăng giảm của tài sản cố định trong toàn Xí nghiệp và tài khoản 214 “Hao mòn tài sản cố định” để theo dõi khấu hao.

Xí nghiệp tính khấu hao cho tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng. Tài sản cố định của Xí nghiệp được chia thành 4 loại tương ứng với thời gian trích khấu hao như sau:

Loại tài sản cố định Thời gian khấu hao (năm) - Nhà cửa, vật kiến trúc 10 – 25

- Phương tiện vận tải 5 - 10 - Máy móc thiết bị 5 – 15 - Thiết bị, dụng cụ quản lý 3 - 7

Mức khấu hao bình = Nguyên giá tài sản cố định Số năm sử dụng đăng ký Mức khấu hao bình = Mức khấu hao bình quân năm

12 Số khấu hao trích tháng này = Số khấu hao đã trích tháng trước + Số khấu hao tăng trong tháng -

Số khấu hao giảm trong tháng Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị hao mòn

Nguyên giá TSCĐ: Được xác định đúng theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC.

Số năm sử dụng của TSCĐ: được quy định bởi công ty phù hợp với đặc điểm của tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc trích hay thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày TSCĐ tăng hoặc giảm, hay ngừng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh theo số ngày trong tháng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty cố phần nhôm kính Việt Phát. (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w