3.3.1.1. Điều hành chính sách kinh tế linh hoạt, ổn định tình hình kinh tế vĩ mô trong trung và dài hạn
trọng để hệ thống NHTM hoạt động một cách an toàn hiệu quả bởi hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính nói chung và các NHTM nói riêng chịu tác động rất lớn từ các tác nhân kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá…. Sự ổn định kinh tế vĩ mô chỉ có thể đạt được nếu chính phủ điều hành chính sách kinh tế một cách linh hoạt, hợp lý, nhằm đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng trong trung và dài hạn.
Kết thúc quý II năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 4.9%, tương đương với mức cùng kỳ năm 2012, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với quý II năm 2011 (tăng 5.9%) và quý II năm 2010 (tăng 6.2%). Tình hình làm phát khả ổn định so với cùng kỳ năm trước, duy trì ở mức dưới 7%. Sức mua trong nước còn yếu và chi phí sản xuất cao khiến cho khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng 5.5% trong năm 2013 vẫn là một thách thức lớn. Do đó, nhiệm vụ trước mắt của chính phủ là tập trung nguồn lực để kích thích sản xuất và tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính phủ cần sử dụng phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa một cách linh hoạt, đủ “liều lượng” để tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng nhưng không đẩy nền kinh tế vào tình trạng tăng trưởng quá nóng dẫn đến lạm phát cao. Chính phủ cũng cần đẩy nhanh các biện pháp giải quyết tình trạng nợ xấu, tình trạng tồn kho bất động sản và tồn kho hàng hóa để giải phóng những “cục máu đông” đang làm tắc nghẽn nền kinh tế.
Về dài hạn, ưu tiên hàng đầu của chính phủ là phải thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế với trọng tâm là tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và tái cơ cấu đầu tư công. Chỉ có như vậy, chính phủ mới có thể xử lý dứt điểm những khiếm khuyết vốn tồn tại từ lâu trong nền kinh tế, khôi phục lòng tin của người dân và doanh nghiệp, duy trì trạng thái ổn định lâu dài trong trung và dài hạn.
Bên cạnh đó, chính phủ và NHNN cần đưa ra lộ trình giảm thủ tục hành chính, chuyển hướng dần dần sang điều hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, tự do hóa lãi suất, tỷ giá…, giảm dần các biện pháp can thiệp hành chính áp đặt đối với nền kinh tế, thiết lập môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, hiệu lực nhằm sử dụng
tối ưu các nguồn lực, đạt hiệu quả kinh tế cao trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.3.1.2. Phát triển các tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp
Thông tin là đầu vào hết sức quan trọng trong việc ra các quyết định kinh tế. Nếu không có thông tin hoặc thông tin không đầy đủ, không chính xác thì sẽ rất dễ đưa ra quyết định sai lầm, có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho chủ thể ra quyết định. Đối với hoạt động chiết khấu chứng từ xuất khẩu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, để thẩm định mức độ rủi ro của khách hàng chiết khấu và giao dịch chiết khấu đòi hỏi rất nhiều thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó bao gồm cả nguồn thông tin từ các tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp, các cơ quan bộ ngành của chính phủ hay các Hiệp hội ngành nghề.
Do đó, chính phủ cần tạo điều kiện và nền tảng để phát triển các tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là là các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, các tổ chức cung cấp thông tin tín dụng, các thông tin liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, bảo hiểm, vận tải hàng hóa…. Để phát triển các tổ chức này đòi hỏi chính phủ phải có lộ trình xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và minh bạch hóa, công khai hóa thông tin của các chủ thể trong nền kinh tế. Ngoài ra, chính phủ và NHNN cần phải nâng cao chất lượng thông tin do CIC cung cấp để đảm bảo thông tin luôn cập nhật và chính xác.
Chính phủ cần chủ động chỉ đạo cho các cơ quan bộ ngành của chính phủ, đặc biệt là Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) triển khai xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu tra cứu tự động các thông tin liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm trợ giúp các NHTM trong việc tìm hiểu thông tin về các giao dịch xuất nhập khẩu, đối tác nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như tính chân thực của các loại chứng từ xuất khẩu do các cơ quan này cấp (như tờ khai hải quan, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng,…). Các thông tin này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các NHTM chứng minh khoản chiết khấu tài trợ cho lô hàng xuất khẩu có thực nhằm hạn chế rủi ro do sự gian lận của khách hàng xuất khẩu gây ra.
Bên cạnh đó, các Hiệp hội ngành nghề xuất khẩu tại Việt Nam cũng cần thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến ngành hàng xuất khẩu, diễn biến thị trường cũng như giá cả hàng hóa trên website chính thức để các NHTM có dễ dàng nắm bắt được tình hình diễn biến của mặt hàng xuất khẩu và đánh giá được mức độ rủi ro khi tài trợ cho giao dịch xuất khẩu mặt hàng đó. Ngoài ra, các hiệp hội ngành nghề cũng có thể hỗ trợ các NHTM trong việc cung cấp thông tin về các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng như các đối tác nhập khẩu nước ngoài.