Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.
Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ
phần. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển đến nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã trở thành một Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng và là trụ cột của Ngành Ngân hàng Việt Nam. Vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tại thời điểm 31/12/2013 là hơn 37.234 tỷ đồng, tổng tài sản lên tới 576.384 tỷ đồng. VietinBank chủ trương định hướng phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch, 150 chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch và Quỹ tiết kiệm. VietinBank hiện tại có quan hệ đại lý với trên 1000 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
2.1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức
Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 của ngân hàng)
Kiểm toán giám sát hoạt động Kiểm toán
tuân thủ
Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban điều hành Ủy ban nhân sự Ủy ban ALCO Ủy ban QLRR Ủy ban Chính sách Ủy ban NCPT công nghệ Hội đồng định chế Hội đồng tín dụng Khối Khách hàng doanh nghiệp Khối Bán lẻ Khối Kinh doanh vốn và thị trường Khối Tài chính Khối Quản lý rủi ro Khối Kiểm soát và phê duyệt tín dụng Khối Dịch vụ Khối Hỗ trợ và tác nghiệp Khối Công nghệ thông tin
•Khối Khách hàng doanh nghiệp: thực hiện tiếp thị và phát triển sản phẩm
cho các khách hàng doanh nghiệp, quản lý hoạt động kinh doanh trên toàn hệ thống, tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm, thu hút nguồn vốn và tín dụng quốc tế….
•Khối Bán lẻ: nghiên cứu phát triển sản phẩm, triển khai kinh doanh các sản
phẩm dịch vụ tới các khách hàng cá nhân; tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm, thiết lập và phát triển các kênh phân phối, giám sát triển khai và đảm bảo tính sinh lời của sản phẩm….
•Khối Kinh doanh vốn và thị trường: phát triển kinh doanh các sản phẩm về
nguồn vốn và ngoại hối với các định chế tài chính và các doanh nghiệp, quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ngoại hối, chứng khoán, quản lý các hoạt động đầu tư trung và dài hạn….
•Khối Tài chính: quản lý cân đối nguồn vốn và lập kế hoạch tài chính, thực
hiện hoạt động kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính và quản lý chi tiêu nội bộ…. •Khối Quản lý rủi ro: quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt
động đối với ngân hàng, hoạt động độc lập với các phòng ban khác của ngân hàng, đề ra các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống.
•Khối Kiểm soát và phê duyệt tín dụng: kiểm soát và phê duyệt tập trung hoạt
động cấp giới hạn tín dụng và giải ngân khoản tín dụng cho khách hàng.
•Khối Dịch vụ: cung cấp các sản phẩm dịch vụ trong nước và quốc tế như
dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, dịch vụ thanh toán nước, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ….
•Khối Hỗ trợ và tác nghiệp: bao gồm nhiều Phòng ban, đơn vị khác nhau hỗ
trợ cho hoạt động tác nghiệp và kinh doanh của ngân hàng.
•Khối Công nghệ thông tin: Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tin học để phục
vụ yêu cầu quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh, đảm bảo hệ thống CNTT hoạt động chính xác, liên tục, thông suốt và an toàn.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Các hoạt động kinh doanh cơ bản
Bảng 2.1: Các hoạt động kinh doanh cơ bản của VietinBank trong giai đoạn 2009 – 2013
Đơn vị tính: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
I.Huy động vốn 157.115,50 216.646,99 268.362,83 317.774,54 381.062,43
1.Tiền gửi khách hàng 148.530,24 205.918,71 257.273,71 289.105,31 364.497,66 2. Phát hành GTCG 8.585,26 10.728,28 11.089,12 28.669,23 16.564,77
II. Sử dụng vốn 203.611,30 297.882,95 363.807,69 409.589,54 462.243.37
1. Dư nợ tín dụng 163.170,49 234.204,81 293.434,32 333.356,10 376.288,97 2. Đầu tư chứng khoán 38.977,05 61.585,38 67.448,88 73.417,25 82.840,02 3. Góp vốn đầu tư dài
hạn 1.463,76 2.092,76 2.924,49 2.816,19 3.114,38
III. Hoạt động dịch vụ
1. Kinh doanh thẻ
Số lượng thẻ (nghìn thẻ) 3.224 5.420 7.311 11.400 14.280 Số lượng máy ATM &
POS (máy) 6.547 11.200 21.400 34.500 41.300
2. Thanh toán trong
nước (nghìn tỷ đồng) 3.700 4.726 8.100 7.300 7.680
3. Thanh toán quốc tế
(tỷ USD) 12,10 15,96 28,06 32,29 37,09
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng)
Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn có sự tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2009 – 2013, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tiền gửi cũng giảm dần qua các năm. Nếu như năm 2010 tốc độ tăng trưởng huy động vốn đạt 37,89% thì tỷ lệ này năm 2013 chỉ đạt tương ứng khoảng 19,92%. Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2011 - 2013, do tình hình kinh tế vĩ mô
có nhiều biến động bất ổn, NHNN đã ban hành nhiều chính sách nhằm hạ lãi suất và ổn định kinh tế vĩ mô như: khống chế trần lãi suất huy động (ngoại tệ và VNĐ), yêu cầu kết hối nguồn tiền gửi ngoại tệ của các tập đoàn/tổng công ty Nhà nước, điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng… làm giảm sức hút của các khoản tiền gửi ngân hàng, khiến cho hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn.
Về mặt tỷ trọng, các khoản tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng áp đảo so với phát hành giấy tờ có giá, đạt trên 90% tổng mức huy động vốn trên Thị trường 1. Trong cơ cấu tiền gửi khách hàng, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng khoảng trên 70% và tỷ lệ này duy trì tương đối ổn định qua các năm. Đây là nguồn huy động có tính ổn định cao, ít biến động, là nguồn vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngân hàng.
Hoạt động sử dụng vốn
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và đầu tư của VietinBank trong giai đoạn 2009 – 2013 giảm mạnh qua các năm, từ mức 44,3% năm 2010 xuống mức 12,88% năm 2013. Sở dĩ năm 2010 tăng trưởng tín dụng của VietinBank đạt mức cao là do VietinBank tăng cường thực hiện các khoản cho vay theo chương trình hỗ trợ lãi suất 2% của chính phủ để kích cầu nền kinh tế. Sang đến giai đoạn tiếp theo, hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh bởi những khó khăn chung của nền kinh tế khiến cho tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng trong giai đoạn này vô cùng ảm đảm, và VietinBank cũng không thể tránh khỏi xu thế tất yếu này.
Bảng 2.2: Cơ cấu tín dụng của VietinBank trong giai đoạn 2009 – 2013
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Cho vay ngắn hạn 57,22 60,36 60,29 60,13 60,51 Cho vay trung hạn 13,73 11,81 10,41 10,22 8,76 Cho vay dài hạn 29,05 27,83 29,30 29.65 30,73
Về cơ cấu tín dụng, các khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng và tương đối ổn định ở mức 60%. Đây là một nét đặc trưng vốn có của các NHTM, khi chủ yếu tập trung cấp các khoản tín dụng thương mại có thời gian ngắn, rủi ro thấp, quay vòng vốn nhanh. Các khoản cho vay trung hạn có tỷ trọng giảm dần qua các năm, trong khi tỷ trọng các khoản cho vay dài hạn lại xu hướng ổn định ở mức 29 - 30%.
Bên cạnh việc phát triển hoạt động tín dụng về số lượng, ngân hàng cũng rất coi trọng việc quản lý chất lượng tín dụng. VietinBank đã thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, phân tán rủi ro, đa dạng hoá các danh mục đầu tư tín dụng, quy định các giới hạn tín dụng, kiểm tra giám sát chặt chẽ tất cả các giai đoạn của quá trình cấp tín dụng nhằm phát hiện sớm, cảnh báo và ngăn chặn rủi ro tín dụng, giảm thiểu nợ xấu. Tính đến 31/12/2013, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank ở mức 0,82%, thấp hơn so với tỷ lệ trung bình toàn ngành (3,79%), giảm 0,64% so với năm 2012.
Hoạt động dịch vụ
Hoạt động dịch vụ mang lại nguồn thu nhập có rủi ro thấp và bền vững cho ngân hàng. Ta xem xét hai hoạt động dịch vụ quan trọng nhất của ngân hàng là dịch vụ thẻ và dịch vụ thanh toán.
Về hoạt động kinh doanh thẻ, VietinBank liên tục dẫn đều thị trường về thị phần thẻ ATM (23%), thẻ tín dụng quốc tế (9,5%) và mạng lưới máy ATM, POS và các điểm chấp nhận thẻ (20,7%). Số lượng thẻ phát hành mới tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng trưởng cao, góp phần đem lại nguồn thu phí dịch vụ thẻ rất lớn cho ngân hàng. Số lượng máy ATM, POS và các điểm chấp nhận thẻ của VietinBank cũng được mở rộng nhanh chóng, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng sử dụng. VietinBank còn tích cực triển khai nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm gia tăng lợi ích cho người sử dụng thẻ của ngân hàng như: dịch vụ thu ngân sách nhà nước qua mạng, dịch vụ thu phí cầu đường không dừng, dịch vụ thanh toán xăng dầu qua thẻ, dịch vụ thanh toán qua ví điện tử, chuyển khoản bằng SMS và thanh toán qua mạng iPay dành cho khách hàng cá nhân….
Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán XNK của VietinBank trong giai đoạn 2009– 2013
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng)
Về mảng hoạt động thanh toán, với mạng lưới rộng khắp trên cả nước, VietinBank rất có ưu thế trong việc triển khai dịch vụ thanh toán trong nước. Doanh số thanh toán trong nước của VietinBank tăng nhanh chóng từ 3.700 ngàn tỷ đồng năm 2009 lên 8.100 tỷ đồng năm 2011. Con số này năm 2012 có phần giảm sút (7.300 tỷ đồng) do ảnh hưởng của diễn biến bất lợi của nền kinh tế trong nước. Về hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua VietinBank tăng liên tục qua các năm với tốc độ rất nhanh, đặc biệt trong năm 2011 doanh số này đã tăng gần gấp đôi so với năm 2010, đưa VietinBank vươn lên đứng thứ 2 về thị phần thanh toán xuất nhập khẩu. Năm 2013, thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của VietinBank là 14,14%, chỉ đứng sau Vietcombank (chiếm giữ khoảng 20% thị phần).
2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank trong giai đoạn 2009 -2013
Đơn vị tính: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lợi nhuận sau thuế 1.284,28 3.414,35 6.259,37 6.169,68 5.809,77 Tỷ lệ tăng (%) - 165,86% 83,33% -1,43% -5,83% ROA (%) 1,54% 1,50% 2,03% 1,70% 1.40% ROA trung bình ngành 1,32% 1,29% 1,09% 0,62% 0.49% ROE (%) 20,60% 22,10% 26,74% 19,90% 13.72% ROE trung bình ngành 13,58% 14,56% 11,86% 6,00% 5.18%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng)
Lợi nhuận của VietinBank đạt tốc độ tăng trưởng rất cao trong các năm 2010 và 2011 (lần lượt là 165,86% và 83,33%). Điều này cũng dễ hiểu do các chỉ tiêu về huy động vốn và tăng trưởng tín dụng của VietinBank trong 2 năm này đều đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên, năm 2012 - 2013, do tình hình kinh tế trong nước gặp rơi vào vòng suy thoái, nguồn vốn ngân hàng không có đầu ra, tín dụng tăng trưởng ảm đạm khiến cho thu nhập của ngân hàng trong giai đoạn này giảm sút đáng kể so với năm 2011 (năm 2012 giảm 1.43% so với năm 2011, năm 2013 giảm 7.74% so với năm 2011).
Tỷ lệ sinh lời ROA và ROE của VietinBank nhìn chung ở mức khá cao và diễn biến cùng chiều so với tỷ lệ ROA và ROE trung bình của ngành. Tỷ lệ này tăng liên tục từ năm 2009 và đạt mức cao nhất vào năm 2011 (ROA là 2,03% và ROE là 26,74%). Tuy nhiên, năm 2012 - 2013, do tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn, tăng trưởng tín dụng rất thấp, lợi nhuận của VietinBank sụt giảm khiến cho hai chỉ số này giảm mạnh. Năm 2013, ROA chỉ đạt 1,40% trong khi ROE đạt 13,72%, thấp hơn rất nhiều so với mức của năm 2011.
2.2. Thực trạng quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
2.2.1. Tình hình chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
2.2.1.1. Giới thiệu chung về nghiệp vụ chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chiết khấu chứng từ xuất khẩu là hình thức cấp tín dụng được các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng rất phổ biến để
huy động nguồn tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp bởi đây là hình thức tài trợ tương đối đơn giản và nhanh chóng. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chỉ thực hiện chiết khấu chứng từ xuất khẩu dưới hình thức có truy đòi theo đúng quy định của Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam (2010).
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam thực hiện chiết khấu đối với các bộ chứng từ xuất khẩu thanh toán theo hình thức L/C, nhờ thu (gồm nhờ thu D/P và nhờ thu D/A) và chuyển tiền TTR. Khách hàng có thể xuất trình bộ chứng từ xin chiết khấu tại chi nhánh VietinBank để xin ứng trước vốn ngắn hạn hoặc thu nợ số tiền chi nhánh VietinBank đã cho khách hàng vay để thu mua, chế biến, sản xuất kinh doanh hình thành nên lô hàng xuất khẩu.
Hiện nay, chiết khấu chứng từ xuất khẩu hiệnđược xử lý tập trung tại Phòng Thanh toán chứng từ xuất khẩu – Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh chỉ có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị chiết khấu từ khách hàng và thực hiện thẩm định cấp giới hạn chiết khấu.
2.2.1.2. Doanh số chiết khấu chứng từ xuất khẩu
Ta chủ yếu xem xét doanh số chiết khấu chứng từ xuất khẩu theo các hình thức thanh toán L/C hoặc nhờ thu do các khoản chiết khấu theo hình thức chuyển tiền chỉ bắt đầu được triển khai thực hiện từ năm 2012 và số lượng giao dịch phát sinh khá nhỏ.
Bảng 2.4: Doanh số chiết khấu chứng từ xuất khẩu trong giai đoạn 2009 -2013 Doanh số
chiết khấu
Theo L/C Theo Nhờ thu Tổng
Số món Giá trị (triệu USD) Số món Giá trị (triệu USD) Số món Giá trị (triệu USD) Năm 2009 3.683 161,83 1.766 122,84 5.449 284,67 Năm 2010 3.978 239,92 2.752 259,36 6.730 499,28 Năm 2011 3.855 232,99 2.073 179,66 5.928 412,65 Năm 2012 2.552 162,31 537 75,78 3.089 238,09 Năm 2013 2.817 225,95 588 63,81 3.405 289,76
Doanh số chiết khấu chứng từ xuất khẩu năm 2009 khá thấp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kết hợp với tình hình thiên tai bệnh dịch, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu trong năm này giảm sút rõ rệt (giảm 11% so với năm 2008). Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi tích cực, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009. Chính vì vậy, doanh số chiết khấu chứng từ xuất khẩu năm 2010 đạt mức cao nhất trong giai đoạn này – 499,28 triệu. Tuy nhiên, từ năm 2011, doanh số chiết khấu bắt đầu sụt giảm mạnh, đặc biệt là năm 2012 khi mà doanh số chiết khấu năm này thấp hơn cả năm 2009, giảm 48% về số món và 42% về giá trị so với năm 2011. Một phần nguyên nhân là do tình hình kinh tế trong nước và thế giới biến