Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG LINH (Trang 40 - 44)

triển nhà Trường Linh

2.2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Bảng 2.3. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 2012 - 2011 2011 - 2010 Khả năng thanh toán ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn 0,88 1,28 1,60 (0,40) (0,31) Khả năng thanh toán nhanh Tài sản ngắn hạn – HTK Nợ ngắn hạn 0,36 0,53 0,51 (0,17) 0,02 Khả năng thanh toán tức thời Tiền và các khoản tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

0,001 0,005 0,007 (0,004) (0,003)

31

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy các khả năng thanh toán phản ánh được phần nào cách sử dụng vốn của công ty. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như sự ảnh hưởng của thị trường bất động sản xuống dốc, những công trình xây lên chưa bán được. Tuy nhiên với điều kiện khó khăn như vậy, các hệ số đều giảm nhưng vẫn đảm bảo thanh toán được, cần thận trọng với hệ số khả năng thanh toán tức thời với chính sách nợ ngắn hạn hợp lý.

Khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2011 là 1,29 lần giảm 0,31 lần so với năm 2010. Điều này thể hiện khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tốt, cụ thể cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,29 đồng tài sản ngắn hạn. Điều này chứng tỏ công ty khá thận trong các quyết định về tài chính, nên khả năng đảm bảo thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là tốt, đồng thời tăng tính tự chủ của công ty đối với ngân hàng. Khả năng thanh toán ngắn hạn trong năm 2012 giảm là do tốc độ tăng tài sản ngắn hạn (10,73%) thấp hơn tốc độ tăng nợ ngắn hạn (59,15%). Khả năng thanh toán ngắn hạn của năm 2011 là 1,28 lần nhưng sang năm 2012 thì giảm xuống còn 0,88 lần. Hệ số khả nâng thanh toán ngắn hạn của năm 2012 nhỏ hơn 1, việc này cho thấy công ty có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi đến hạn, có khả năng không đạt được tình hình tài chính tốt. Công ty nên điều chỉnh tăng tài sản ngắn hạn và giảm các khoản nợ ngắn hạn để đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty.

Khả năng thanh toán nhanh là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn, mà hàng tồn kho lại thuộc nhóm tài sản khó chuyển đổi thành tiền được cho nên được trừ khỏi tài sản ngắn hạn. Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của năm 2011 là 0,53 lần tăng lên so với năm 2010 (0,51 lần), nguyên nhân là do tài sản lưu động của công ty tăng lên trong khi nợ ngắn hạn lại giảm xuống. Chỉ tiêu này 2 năm liên tiếp đều nhỏ hơn 1 tuy nhiên xét trên góc độ của các công ty xây dựng cùng ngành vào thời kì khó khăn như hiện nay thì chỉ số này không đáng lo ngại, đây là sự giảm sút chung của cả thị trường chứ không riêng gì một công ty vậy nên rất khó tìm được những con số lý thuyết trong thực tế. Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của năm 2012 là 0,36 lần thấp hơn so với năm 2011 là 0,17 lần, nguyên nhân là do hàng tồn kho tăng nhiều trong năm 2012 trong khi đó một số tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và các khoản tương đương tiền thì lại giảm. Chỉ tiêu này còn thấp chứng tỏ việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn còn phụ thuộc vào hàng tồn kho, cho nên công ty cần có chính sách quản lý hàng tồn kho hợp lý hơn.

Khả năng thanh toán tức thời là tỷ lệ giữa tiền các khoản tương đương tiền so với tổng nợ ngắn hạn. Cả ba năm qua công ty dều có hệ số này nhỏ hơn 1. Năm 2011 là

32

0,004 lần giảm 0,003 lần so với năm 2010. Của năm 2012 là 0.001 lần giảm 0.004 lần so với năm 2011. Hệ số này giảm là do sự tăng lên của nợ ngắn hạn lớn hơn sự tăng lên của tiền và các khoản tương đương tiền. Tuy chính sách tăng nợ ngắn hạn sẽ giúp công ty tận dụng đòn bẩy tài chính nhưng công ty nên cân nhắc tỷ lệ vì có thể lãi suất vay lớn hơn tỷ suất sinh lời, điều này sẽ dẫn đến việc công ty làm ăn thua lỗ.

2.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Bảng 2.4. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 2012 - 2011 2011 - 2010

ROS Lợi nhuận ròng

Doanh thu thuần (4,95) (0,87) 3 (5,82) (3,87) ROA Lợi nhuận ròng

Tổng tài sản (4,22) (0,74) 3 (4,96) (3,74) ROE Lợi nhuận ròng

Vốn chủ sở hữu (23,64) (2,48) 7 (21,16) (9,48)

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Nhận xét:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lời của một công ty cổ phần,nó thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho doanh thu của công ty. Tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu trong năm 2011 là 0,87% có sự sụt giảm so với năm 2010 (3%), tức là với mỗi đồng doanh thu thì bị mất đi 0,87 đồng lợi nhuận. Tỷ suất của năm 2012 là 4,95% giảm 4,09% so với năm 2011. Điều này cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì bị mất đi 4,95 đồng lợi nhuận, công ty đang làm ăn thua lỗ. Nguyên nhân của việc giảm này là do doanh thu thuần của công ty có tăng nhưng chi phí giá vốn hàng bán lại cao hơn dẫn đến lợi nhuận ròng không cao. Công ty nên có những chính sách và chiến lược kinh doanh hợp lý để làm tăng lợi nhuận và giảm chí phí.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) là tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp cho ta biết trong năm 2010 thì cứ một đồng vốn bỏ ra đầu tư cho tài sản thì thu được 3 đồng lợi nhuận, đến năm 2011 với mỗi đồng vốn bỏ ra thì công ty mất đi 0,87 đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này giảm 3,87% từ năm 2011 so với năm 2010 điều này có thể giải thích do sự sụt giảm của lợi nhuận ròng từ sự tăng chi phí lớn hơn so với sự tăng của chi phí. Công ty kinh doanh không có hiệu quả, đầu tư nhiều nhưng không mang lại lợi nhuận. Công ty cần có những biện

33

pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng này, cần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Năm 2012 thì bị mất nhiều hơn 4,22 đồng lợi nhuận giảm 3,48%. Sự giảm này là do lợi nhuận ròng của công ty không cao nhưng tổng tài sản thì lại tăng nhiều, công ty đang đầu tư vào tài sản không hiệu quả nên không đem lại lợi nhuận.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần. Trong năm 2011 tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu là 2,48% giảm 9,48% so với năm 2010 là 7%. Điều này nói lên là cứ mỗi đồng vốn bỏ ra thì mất đi 2,48 đồng lợi nhuận tại năm 2011. Mức giảm 0,09% trên được lý giải do sự đầu tư làm tăng vốn chủ sở hữu vào năm 2011 nên tốc độ tăng của lợi nhuận ròng nhỏ hơn mức tăng của vốn chủ sở hữu dẫn đến tình trạng tỷ suất sinh lời giảm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của năm 2012 cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì mất đi 23,64 đồng lợi nhuận. Tỷ suất này âm cho thấy đòn bẩy tài chính của công ty đã không có tác dụng tích cực. Nguồn vốn chủ sở hữu được đem đi đầu tư nhưng không mang lại nhiều lời nhuận cho nên tỷ suất này giảm. Điều này cho thấy công ty đang sử dụng nguồn vốn không có hiệu quả, cần có hướng đi tốt hơn để làm tăng tỷ suất này lên.

2.2.3.3. Vốn lưu động ròng tại công ty đầu tư và phát triển nhà Trường Linh

Vốn lưu động ròng (năm 2010)= 274.598.282.829 - 171.893.374.810 = 102.704.908.019 đồng Vốn lưu động ròng (năm 2011) = 404.747.008.845 - 318.837.004.105 = 85.910.004.740 đồng Vốn lưu động ròng (năm 2012) = 448.186.610.527 - 507.422.749.457 = -59.236.138.930 đồng

Vốn lưu động ròng ở cả hai năm 2010- 2011 đều lớn hơn 0. Điều này cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn hay những khoản chi phí đến hạn phải trả với thời gian quay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên, sang đến năm 2012 thì vốn lưu động ròng lại âm điều này cho thấy, có thể công ty đang dùng nguồn vốn ngắn hạn đi đầu tư tài sản cố định cho làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của mình. Công ty nên xem xét và có những biện pháp hiệu quả để quản lý nguồn vốn cho hợp lý, tránh lãng phí trong việc sửa dụng vốn.

34

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG LINH (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)