Tình hình tài sản nguồn vốn năm 2011 2012 của công ty cổ phần đầu tư và

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG LINH (Trang 36 - 40)

và phát triển nhà Trường Linh

Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán ngày 31/12

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

CHỈ TIÊU

So sánh 2012 và 2011 So sánh 2011 và 2010

Tuyệt đối Tƣơng

đối (%) Tuyệt đối

Tƣơng đối (%) TÀI SẢN TÀI SẢN NGẮN HẠN 43.439.601.682 10,73 135.062.607.290 49,19 Tiền và các khoản

tương đương tiền (842.728.001) (59,03) 221.753.364 18,39 Các khoản phải thu

ngắn hạn 17.308.572.672 10,97 74.903.921.133 90,31 Hàng tồn kho 29.158.585.411 12,30 53.748.172.715 28,62 TS ngắn hạn khác (2.184.828.400) (25,97) 6.188.760.078 231,59 TÀI SẢN DÀI HẠN 118.804.474.357 233,97 (5.803.712.680) (10,57) Tài sản cố định 52.041.006.452 186,49 (4.360.378.132) (13,51) Tài sản dài hạn khác 40.472.212.323 176,95 (1.483.334.548) (6,55) TỔNG TÀI SẢN 162.244.076.039 35,62 129.258.894.610 39,23 NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ 188.585.745.362 59,15 133.202.991.183 70,63 Nợ ngắn hạn 188.585.745.352 59,15 146.645.262.383 85,31 Nợ dài hạn (3.266.812.790) (100,0) (13.442.271.200) (80,45) VỐN CHỦ SỞ HỮU (26.341.669.323) (19,27) (3.944.096.573) (2,80) Vốn chủ sở hữu (26.341.669.323) (19,27) (3.944.096.573) (2,80) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 162.244.076.039 35,62 129.258.894.610 39,23 (Nguồn: Phòng Kế toán)

27

Tài sản và nguồn vốn là hai yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Việc đáp ứng được nhu cầu sản xuất thì những yếu tố về tài sản, nguồn vốn không thể thiếu.

- Về tài sản:

Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp có sự chênh lệch rõ nét về vốn lưu động so với vốn cố dịnh qua cả ba năm 2010- 2012. Trong đó, vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trên tổng tài sản, do công ty nhận được nhiều gói thầu bảo dưỡng những căn hộ trong khu đô thị lớn. Vì vậy, tỷ trọng vốn lưu động cao để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và không bị gián đoạn.

Biểu đồ 2.1. Quy mô tài sản của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Trường Linh năm 2010,2011,2012

Đơn vị tính: %

Năm 2012 tài sản lưu động của công ty là448.186.610.527 đồng, tăng một lượng

43.439.601.682 đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ 10,73%. Năm 2011 tài sản lưu động của công ty là 409.660.890.119 đồng tăng một lượng 135.062.607.290 đồng so với năm 2010 tương ứng với tỉ lệ 49,19%. Trong đó, các khoản phải thu và hàng tồn kho của công ty đều tăng mạnh, bù lại tiền và các khoản tương đương tiền cùng tài sản ngắn hạn khác thì lại giảm nhẹ. Tiền và các khoản tương đương tiền trong hai năm 2010 – 2011 luôn tăng đều, điều này cho thấy tình trạng công ty đang lãng phí nguồn vốn bằng tiền. Sang đến năm 2012 thì tiền và các khoản tương đương tiền giảm 842.728.001 đồng, tương ứng với giảm một lượng tương đối là 59,03%. Sự giảm này cho thấy công ty đã nhìn ra tình trạng trên và đã có hướng đầu tư vào những ngành nghề đang phát triển, đồng thời cho thấy vòng quay vốn bằng tiền của công ty đã quay nhanh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho tái đầu tư của doanh nghiệp. Trong ba năm gần đây, các khoản phải thu ngắn hạn vẫn tăng lên, năm 2012 là 163.139.269.544 đồng, tăng hơn so với năm 2011 là 17.008.572.672 đồng. Với điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, công ty đã nhận được thêm nhiều gói thầu xây dựng nhà chung cư, đây là

72,5 27,5 Năm 2012 TSNH TSDH 97,5 2,5 Năm 2011 TSNH TSDH 83,3 16,7 Năm 2010 TSNH TSDH

28

một điều tốt nhưng đến vài năm sau mới có thể bàn giao công trình lại công trinh cho chủ đầu tư cho nên làm tăng các khoản phải thu khách hàng. Hàng tồn kho của công ty từ năm 2010 – 2012 vẫn tăng đều qua từng năm với nền kinh tế khó khăn. Với đặc thù là công ty xây dựng nên hàng tồn kho chủ yếu là các nguyên vật liệu xây dựng, các công trình như chung cư, biệt thự… Sở dĩ hàng tồn kho này tăng một phần cũng do yếu tố lạm phát của kinh tế làm sức mua giảm, đồng thời thị trường bất động sản không sốt nên không thu hút được người mua. Điều này cho thấy vòng quay hàng tồn kho chậm khiến chi phí quản lý kho tăng thêm.

Tài sản dài hạn của công ty năm 2012 là 169.582.283.136 đồng tăng mạnh một

lượng là 118.804.474.357 đồng so với năm 2011. Trong đó, tài sản cố định của năm

2011 hầu như không tăng lên mà thậm chí còn giảm đi. TSCĐ năm 2011 là 27.906.086.112 đồng giảm 4.360.378.132 đồng tương ứng với giảm 13,51% so với năm 2010. Nguyên nhân là do công ty hoạt động trong vai trò trung gian phân phối thu mua và bán lại các tài sản cố định hữu hình thuộc sở hữu của công ty như máy móc, đất đai, các thiết bị xây dựng…. Mặt khác tỷ lệ giảm này là do khấu hao lũy kế của

một số tài sản cố định tăng. Nhưng sang đến năm 2012 là 79.947.092.564 đồng tăng

52.041.006.452 đồng so với năm 2011. Sự tăng mạnh này là do công ty giảm đầu tư vào tài sản cố định hữu hình là 3.331.765.056 đồng và tăng đầu tư vào tài sản cố định vô hình là 55.372.771.508 đồng. Điều này cho thấy, công ty đã nhìn nhận được tình hình kinh tế khó khăn như hiện này cộng với tình hình bất động sản không có gì biến động thì nhu cầu của khách hàng giảm nên công ty hạn chế đầu tư vào các tài sản cố định hữu hình thay vào đó, công ty tăng 86438,2% đầu tư vào tài sản cố định vô hình.

Tài sản dài hạn khác trong năm 2011 là 21.177.229.081 đồng giảm 1.483.334.548 đồng tương ứng giảm với tỉ lệ 6,55% so với năm 2010. Với việc giảm tài sản dài hạn của năm 2011 công ty đã cắt giảm một số hợp đồng thuê văn phòng môi giới, thuê công cụ dụng cụ có giá trị lớn phục vụ cho xây dựng công trình dẫn đến phần chi phí

trả trước dài hạn giảm đi. Nhưng sang đến năm 2012, tài sản dài hạn khác

63.343.934.990 đồng tăng 176,95% so với năm 2011. Nguyên nhân của việc tăng này là do công ty mua nguyên vật liệu, phụ tùng trả chậm, trả góp nên phải chịu lãi. Thêm vào đó, công ty đã tăng cường ký kết hợp đồng thuê văn phòng môi giới để tăng được lượng công trình tiêu thụ nên chi phí trả trước dài hạn tăng lên một lượng 40.472.212.323 đồng.

29

Về nguồn vốn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.2. Quy mô vốn của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Trường Linh qua các năm 2010,2011,2012

Đơn vị tính: %

Nhận xét:

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy, quy mô vốn của công ty vẫn tăng dần qua các năm. Xu hướng thay đổi tỷ trọng các khoản mục nguồn vốn của công ty trong ba năm nghiêng về sự gia tăng tỷ trọng của nợ phải trả. Việc công ty gia tăng quy mô vốn như vậy là để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư có lãi để bù đắp lại cho những khoản nợ phải trả của công ty, làm giảm gán h nặng về tài chính cũng như tăng thêm lợi nhuận cho công ty về sau.

Nợ phải trả của năm 2010 với tỷ trọng là 57,24%. Nguyên nhân của việc nợ phải trả tăng nhanh trong năm 2010 là do công ty đã vay ngắn hạn kèm theo nợ ngắn hạn nhiều với tỷ trọng tương đương 111,43%. Đây là một tỉ lệ tăng rất cao, do công ty huy động lượng vốn ngắn hạn khá cao để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của mình. Chính sự huy động vốn này làm cho công ty phải chịu chi phí trả lãi rất cao so với năm 2010. Trong năm 2012, thì tỷ trọng nợ phải trả tăng cao chiếm 82,14%, công ty đã hạn chế đi vay ngắn hạn nhưng thay vào đó những khoản phải trả người bán lại tăng cao. Phải trả người bán năm 2012 là 109.652.759.985 đồng tăng 70.904.809.192 đồng so với năm 2011. Điều này cho thấy công ty với nhà cung cấp có mối quan hệ tốt đẹp và được hưởng chiết khấu hợp lý khi mua các nguyên vật liệu đầu vào. Việc này rất tốt cho công ty trong việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp đi đầu tư ngắn hạn mà không bị mất lãi. Nợ dài hạn trong ba năm vừa qua đều có xu hướng giảm, năm 2011 giảm

57,24 70,15 82,14 42,76 29,85 17,86 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả

30

13.442.271.200 đồng, năm 2012 vẫn tiếp tục giảm 3.266.812.790 đồng. Lý giải cho việc giảm này là do công ty đã chuyển một phần vốn dài hạn thành vốn ngắn hạn để đáp ứng nhau cầu sử dụng vốn ngắn hạn của mình, để đi đầu tư vào những nơi sinh lời để luân chuyển lưu thông tiền tệ. Điều này làm cho chi phí sử dụng vốn giảm đi vì chi phí sử dụng tín dụng ngắn hạn thường thấp hơn so với dài hạn. Tuy nhiên công ty lại phải chịu rủi ro về lãi suất, rủi ro vỡ nợ ở mức cao hơn, công ty dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Vốn chủ sở hữu của công ty giảm cả trong 3 năm 2010 – 2012. Vốn đầu tư chủ sở hữu trong cả 2 năm 2011 và 2010 không thay đổi vẫn là 135.000.000.000 đồng. Sang đến năm 2012, vốn đầu tư của chủ sở hữu không đổi là do công ty không có nhu cầu đầu tư hay mở rộng sản xuất kinh doanh, thêm vào đó, thị trường bất động sản không có gì thay đổi với nền kinh tế khó khăn như hiện nay thì công ty không mạnh dạn đầu tư. Nhưng quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu thì có thay đổi. Năm 2011 là 1.687.831.519 đồng nhưng sang đến năm 2012 thì quỹ này giảm 26.341.669.323 đồng. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được hình thành từ lợi nhuận sau thuế, dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh của công ty cho thấy lợi nhuận sau thuế không còn nhiều, bù vào vốn đầu tư ban đầu cho nên không còn đủ để hình thành nên các quỹ. Cộng với điều kiện nền kinh tế khó khăn như hiện nay, thị trường bất động sản vẫn còn im ắng thì việc cắt giảm các quỹ là điều có thể hiểu được.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG LINH (Trang 36 - 40)