263.2.4.2 Các loại bao bì plastic

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Bao bì và bao gói thực phẩm (Trang 26)

3.2.4.2. Các loại bao bì plastic

1. Polyetylen (PE)

CTCT: (– CH2 – CH2 – )n

PE là loại chất dẻo thu được bằng cách đun nóng khí etylen dưới áp lực cao và có xúc tác là kim loại. Tùy theo nhiệt độ, áp suất và các chất phụ gia mà người ta thu được các loại PE với mật độ khác nhau: PE mật độ thấp, PE mật độ trung bình, PE mật độ cao. PE mật độ thấp: LDPE (0,92g/cm3) Đặc tính: - Là màng có độ trong mờ, - Có độ mềm dẻo cao, - Chống oxy và dầu mỡ kém, - Chống thấm nước, hơi nước tốt,

- Kém bền cơ học, dễ bị dãn dài dưới tác dụng của tải trọng và đứt vỡ, - Việc in ấn lên bao bì LDPE kém,

- Tính chịu nhiệt: tmax = 82 - 93oC tmin = - 57oC thàn = 100 - 110oC

Ứng dụng:

- Kết hợp với giấy, màng nhôm tạo bao bì nhiều lớp vì LDPE có nhiệt độ hàn thấp, dễ hàn bằng nhiệt,

- Dùng để sản xuất các loại túi hoặc các lớp bọc bên ngoài (bọc chai, xúc xích),

- Giá thành rẻ hơn các loại màng khác nên được dùng nhiều trong quá trình sản xuất hàng thủy sản đông lạnh.

PE mật độ cao: HDPE (0,96 g/cm3)

Đặc tính:

- Ưu việt hơn về độ thẩm thấu nước, hơi, khí

- Đàn hồi và chịu nhiệt tốt (chịu nóng 121oC, chịu lạnh -40oC và nhiệt độ hàn 140 - 180oC)

- Cứng, dày và đắt hơn LDPE.

Ứng dụng:

- Bao gói các sản phẩm đông lạnh khi cần ngăn khí và cách ẩm tốt,

- Sản xuất các loại bao không rách, các loại can, lon, ca, ly, các thùng đựng nguyên liệu thủy sản tươi,…

2. Polypropylen (PP)

CTCT:

CH – CH2

27

Đặc tính:

- Là loại nhẹ nhất, cứng hơn và trong suốt hơn PE, - Cách ẩm và ngăn khí tốt hơn PE,

- Trơ về mặt hóa học, chịu tác động của các chất tẩy rửa và chất hoạt động bề mặt,

- Tính chịu nhiệt: tmax = 132 - 149oC tmin = - 18oC

thàn = 140oC (khó hàn kín hơn PE, mối gắn khó chặt và chịu băng giá kém)

Ứng dụng:

- Dùng để sản xuất các ống để vận chuyển các chất lỏng ăn mòn, các dung môi hữu cơ và các chất khác,

- Được sản xuất thành các khay, màng bao gói ngoài cho sản phẩm đông lạnh, bao bì cứng như can, bồn, bể,…

- PP khi kết hợp với etylen tạo thành chuỗi cao phân tử có thể tạo màng co tốt. 3. Oriented Plypropylen (OPP)

Là sản phẩm được kéo dãn theo chiều ngang của mạch PP. Do OPP được sắp xếp có định hướng nên khó bị dãn và trong suốt hơn PP.

OPP cải thiện được tính chống thấm khí và bền cơ hơn PP nhưng khi bao bì OPP có một vết rách thì nó rất dễ xé.

Tính chịu nhiệt: tmax = 140 - 146oC tmin = - 50oC thàn = 150oC

OPP thường được sử dụng làm lớp ngoài cùng của bao bì nhiều lớp. 4. Polyamide (PA)

CTCT:

Thường được gọi là nilon, được trùng ngưng từ hai cấu tử là diaxit và diamin. Tùy theo nhiệt độ trùng ngưng khác nhau mà có các loại PA khác nhau: PA66 (260oC); PA 6 10 (215oC); PA11 (180oC).

 Đặc tính:

- Dai và chịu được dầu mỡ,

- Chống thấm khí, ẩm ở mức trung bình,

- Ổn định trong một dãy nhiệt độ rộng do đó có thể dùng để bao gói các sản phẩm để luộc,

O – C

NH2 n R

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Bao bì và bao gói thực phẩm (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)