Phân loại: • Phân loại tôm:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công nhân cơ khí - công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản thọ quang (Trang 40 - 41)

- Gây khó khăn cho người sử dụng vì không biết chính xác ứng dụng của nó Thiết bị này dễ dàng sử dụng song tính chính xác và hiệu quả không cao.

b.Phân loại: • Phân loại tôm:

• Phân loại tôm:

Loại 1: màu sáng bóng tự nhiên, thịt trong, săn chắc, thân tôm nguyên vẹn, không có chấm đen trên thân tôm, lưỡi gà sạch, không sót đường ruột, bụng tôm sạch vết chân, không có rong rêu, tạp chất bám.

Loại 2: màu tôm hơi mờ, có các vết cứa trắng, cho phép biến màu nhẹ, có thể gọt các chấm đen trên thân tôm, cơ thịt hơi mềm nhưng vẫn còn độ đàn hồi, không được ươn hôi, thân tôm nguyên vẹn, cho phép đứt các cánh đuôi, lưỡi gà sạch, sạch đường ruột, thân tôm sạch vết chân, không có rong rêu, tạp chất bám vào tôm.

• Phân loại cá:

Cá thường chỉ có một cấp chất lượng, cơ thịt săn chắc, màu tự nhiên, không bị dập nát, không bị bầm máu, sạch xương, sạch vảy, không bị trầy da, định hình đẹp.

c. Rửa:• Rửa tôm: • Rửa tôm:

Rửa qua 3 lần nước đá lạnh, tỷ lệ nước/đá = 3/1 (duy trì nhiệt độ ≤ 6 C), mỗi mẻ rửa 3 – 5 kg, dùng tay khuấy đều tôm trong rổ, nhặt sạch tạp chất, vỏ tôm, để ráo trên giá đỡ (5 phút), thay nước chậu thứ nhất sau 5 lần rửa, cứ thế đôn lên. • Rửa cá:

Có thể rửa hay không tùy theo yêu cầu cụ thể của từng quy trình, số lượng cá cho vào rổ ≤ 3 – 5 kg. Rửa qua 2 lần nước đá lạnh, tỷ lệ nước/đá = 3/1 (duy trì nhiệt độ ≤ 6 oC), nhúng ngập rổ vào nước, lắc qua lắc lại rồi đưa lên để ráo 5 phút trước khi cân. Thay nước chậu thứ nhất sau 5 lần rửa, cứ thế đôn lên.

d. Cân:

Cân phải được đặt cố định ở vị trí cân bằng.

Trước khi cân phải vệ sinh cân sạch sẽ, hiệu chỉnh cân, kiểm tra độ dao động và độ chính xác của cân, kiểm tra sơ bộ chất lượng, chủng loại, kích cỡ, loại của BTP.

Trọng lượng tịnh của từng chủng loại, kích cỡ, loại sản phẩm phải đảm bảo đúng hướng dẫn ở các quy trình, không được tự ý thay đổi về quy định lượng cân và lượng phụ trợ khi chưa có sự đồng ý của điều hành ca hoặc cán bộ kỹ thuật phòng QLCL phụ trách khâu phân cỡ.

Khi đặt trọng tải lên đĩa cân phải thao tác nhẹ nhàng ở vị trí trọng tâm. Chỉ đọc kết quả khi kim ngừng hẳn và người cân đứng ở vị trí vuông góc với mặt cân.

Sau khi cân, mỗi sản phẩm phải có thẻ cỡ được ghi đúng quy định, trên thẻ cỡ phải có đủ thông tin: ngày tháng năm sản xuất, tên, loại và cỡ của sản phẩm.

Khi cân xong phải vệ sinh cân và đĩa sạch sẽ. Tất cả các công nhân sử dụng cân phải thành thạo trong việc sử dụng cân với các sai số kỹ thuật cho phép, có ý thức bảo vệ và giữ gìn cân trong suốt quá trình sử dụng và sau khi sử dụng xong.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công nhân cơ khí - công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản thọ quang (Trang 40 - 41)