Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cơ khí – điện – điện tử tàu thủy (Trang 36 - 39)

Nhân tố chủ quan là những nhân tố xuất phát từ doanh nghiệp :

1.6.1.1 Nhận thực của ban lãnh đạo doanh nghiệp về công tác phân tích tài chính

Ban lãnh đạo doanh nghiệp là những người đưa ra quyết định giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra. Để làm được điều đó nhà quản trị doanh nghiệp phải có những báo cáo phân tích tài chính kịp thời, chính xác. Do đó, các

nhà quản trị doanh nghiệp cần phải nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, thực sự coi công tác phân tích là một hoạt động cần thiết cho doanh nghiệp và có sự đầu tư thích đáng. Từ đó, họ mới thấy được lợi ích to lớn mà phân tích tài chính mang lại.

Tuy nhiên, ở nước ta nhiều nhà quản trị vẫn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp. Công tác tài chính ở nhiều doanh nghiệp chưa được duy trì thường xuyên, chưa được chú trọng đầu tư, xây dựng. Công tác phân tích tài chính chỉ mang tính chất hình thức, tổ chức sơ sài, không áp dụng được nhiều vào thực tiễn quản lý tài chính doanh nghiệp.

1.6.1.2 Số lượng, trình độ của cán bộ phân tích tài chính

Số lượng cán bộ phân tích ảnh hưởng đến thời gian thực hiện phân tích, cũng như ảnh hưởng đến tính kịp thời của kết quả phân tích. Do vậy, căn cứ vào khối lượng công việc phân tích, doanh nghiệp cần bố trí số lượng cán bộ phân tích và chỉ định cán bộ phụ trách phù hợp.

Trình độ cán bộ phân tích là nhân tố quyết định đến chất lượng kết quả phân tích. Các thông tin sử dụng trong phân tích tài chính chủ yếu là thông tin kế toán, do vậy, cán bộ phân tích tài chính trước hết phải có sự hiểu biết sâu sắc về kế toán tài chính của doanh nghiệp. Cán bộ phân tích phải dựa vào mục tiêu của phân tích để lựa chọn phương pháp phân tích, nội dung phân tích phù hợp. Trình độ của cán bộ phân tích còn ảnh hưởng đến tính khoa học, hiệu quả của việc tổ chức công tác phân tích. Bên cạnh trình độ chuyên môn, do tính chất phức tạp của phân tích tài chính, cán bộ phân tích còn phải hiểu biết rộng, có phẩm chất đạo đức tốt. Nếu cán bộ phân tích có trình độ chuyên môn nhưng lại không có đạo đức thì kết quả phân tích có thể bị làm sai lệch, ảnh hưởng đến tính đúng đắn của các quyết định tài chính

1.6.1.3 Cơ sở kỹ thuật phục vụ cho phân tích tài chính

Cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng đến thời gian của công tác phân tích và tính kịp thời của các quyết định tài chính. Do vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại

sẽ góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí công tác phân tích, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu sử dụng kết quả phân tích để ra các quyết định tài chính.

1.6.1.4 Chất lượng thông tin dùng trong phân tích tài chính

Thông tin dùng trong phân tích phải chính xác, đầy đủ, kịp thời thì việc phân tích mới mang được hiệu quả, chất lượng cao. Từ đó, giúp nhà quản trị có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính doanh nghiệp để đưa ra quyết định đúng đắn. Ngược lại, nếu thông tin dùng trong phân tích thiếu chính xác, không đầy đủ sẽ làm cho kết quả phân tích sẽ thiếu độ tin cậy. Nhà quản trị mà dựa vào đó sẽ có cái nhìn không chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp dẫn đến hàng loạt quyết định sai lầm gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao chất lượng thông tin, doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán khoa học, theo đúng quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp và chuẩn mực kế toán; có chế độ kiểm soát đối với mọi thông tin kế toán; thường xuyên cập nhật thông tin như: sự thay đổi của chính sách kế toán, thông tin kinh tế trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông tin về ngành kinh doanh,…

1.6.1.5 Phương pháp và nội dung phân tích tài chính

Phương pháp phân tích chính là cách thức mà các nhà phân tích tài chính sử dụng để tác động vào các đối tượng phân tích. Khi đã có các thông tin chính xác, đầy đủ thì việc lựa chọn đúng phương pháp phân tích tài chính là rất quan trọng. Mỗi phương pháp phân tích có ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy, tùy vào từng thời điểm và mục đích phân tích, cán bộ phân tích phải lựa chọn các phương pháp phân tích tài chính phù hợp để giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nhìn nhận toàn diện, sát thực tình hình tài chính doanh nghiệp.

Mỗi nội dung phân tích sẽ giúp nhà quản trị nhìn nhận tình hình tài chính doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau. Ví dụ: phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn giúp nhà quản trị doanh nghiệp thấy được vốn của doanh nghiệp được huy động từ những nguồn nào và với số vốn đó doanh nghiệp đã sử dụng để đầu tư

cho loại tài sản nào? Nhưng phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh lại giúp các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp có đủ tài trợ cho tài sản dài hạn, vốn lưu động thường xuyên có đủ đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên?...Nội dung phân tích càng đầy đủ, chính xác thì tình hình tài chính doanh nghiệp càng được thể hiện rõ nét, quyết định tài chính càng đúng đắn. Vì vậy, cán bộ phân tích cần thực hiện đầy đủ và chính xác các nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp.

1.6.1.6 Tính khoa học thể hiện trong báo cáo tài chính

Toàn bộ nội dung của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp được thu nhỏ lại trong báo cáo phân tích. Do đó, nếu báo cáo phân tích được trình bày khoa học sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp dễ hiểu, dễ hình dung về tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như các quyết định cần thực hiện từ kết quả phân tích.

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cơ khí – điện – điện tử tàu thủy (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w