Giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty phát triển nông thôn 1 thanh hóa (Trang 79 - 84)

Giải pháp 1: Lập sổ danh điểm vật liệu

“ Sổ danh điểm vật liệu” là tổng họp các loại vật liệu mà công ty đang sử dụng trong sổ danh điểm, nguyên vật liệu đƣợc theo dõi từng loại, từng nhóm, từng thứ, từng quy cách một cách chặt chẽ giúp cho công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu đƣợc quy định một cách riêng. Sắp xếp một cách trật tự, rất tiện khi tìm những thông tin về một thứ, một nhóm, một loại nguyên vật liệu nào đó.

vật liệu việc mà hoá tên các thứ vật liệu trong sổ danh điểm và xếp thứ tự các vật liệu trong sổ danh điểm cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng để đảm bảo tính khoa học hợp lý phục vụ cho yêu cầu quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi các vật liệu.

Sổ danh điểm vật liệu đƣợc xây dựng trên cơ sở quy định số liệu của các loại vật tƣ nhóm vật tƣ: 4 số đầu quy định loại vật liệu nhƣ vật liệu chính, vật liệu phụ...2 chữ số tiếp theo chỉ nhóm vật liệu nhƣ: Sắt, thép, gang...2 chữ số tiếp theo chỉ thứ vật liệu

Mẫu sổ danh điểm vật liệu nhƣ sau:

SỔ DANH ĐIỂM VẬT LIỆU TK 152.1: Nguyên vật liệu chính

Nhóm Danh điểm vật liệu Tên vật liệu Đơn vị tính Ghi chú

152.1.01 Thép 152.1.01.01 Thép tròn  8 Kg 152.1.01.02 Thép tròn  10 Kg 152.1.01.03 Thép tròn  14 kg ……… ……… 152.1.02 Gang ……. ……… ………

Giải pháp 2: Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Nguyên vật liệu tại công ty có giá trị lớn mà giá cả thị trƣờng thƣờng xuyên biến động vì vậy, để chủ động trong các trƣờng hợp rủi ro giảm giá vật tƣ hàng hoá công ty nên tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Việc lập dự phòng phải dựa trên nguyên tắc: Chỉ lập dự phòng cho các loại vật liệu tồn kho, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, có giá trị thƣờng thấp hơn giá trị ghi sổ.

Mức dự phòng cần lập cho năm tới =

Số vật liệu tồn kho cuối

niên độ x

Mức giảm giá vật liệu

Trong đó : Mức giảm giá vật liệu = Đơn giá ghi sổ - Đơn giá thực tế thị trƣờng

Tài khoản sử dụng TK 159

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Ví dụ: Cuối năm 2013, giá thép tròn trơn CT3TN  20 trên thị trƣờng chỉ còn 3200đ/ kg, trong khi đó giá ghi sổ của công ty cổ phần Sơn Tây là 4200đ/kg. Trong kho còn dự trữ 1000kg khi đó công ty cần lập dự phòng giảm giá cho lƣợng vật liệu này.

Mức giảm giá thép tròn trơn CT3TN  20 = 4200-3200 = 1000®/kg Mức trích lập dự phòng = 1000 x 1000 = 1000.000(®)

Bút toán

Nợ TK 632: 1000 000

Có TK 159 1000 000

Việc lập dự phòng giảm giá phải tiến hành riêng cho từng loại NVL và tổng hợp vào bảng kê dự phòng giảm giá NVL.

Bảng kê dự phòng giảm giá nguyên vật liệu

Tên vật tƣ Mã vật ĐVT Số lƣợng Đơn giá ghi sổ Đơn giá thực tế Mức chênh lệch Mức dự phòng Thép CT3 .... Kg 1000 4200 3200 1000 1000 000 … … … … … … … … Cộng

Theo chế độ kế toán hiện hành, việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Cuối niên độ kế toán, so sánh dự phòng năm cũ còn lại với số dự phòng cần lập cho niên độ mới, nếu số dự phòng còn lại lớn hơn số dự phòng cần trích lập, kế toán tiến hành hoàn nhập số chênh lệch lớn hơn hoặc bằng cách ghi giảm giá hàng tồn

Nợ TK 159 Có TK 632.

Ngƣợc lại, nếu số dự phòng còn lại nhỏ hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới, kế toán tiến hành trích lập số chênh lệch lớn hơn.

TK 632

Có TK 159

Giải pháp 3: Hoàn thiện tổ chức theo dõi phế liệu thu hồi.

Tại công ty phế liệu nhập kho không có phiếu nhập kho, do đó công ty nên tiến hành các thủ tục nhập kho phế liệu. Để tránh mất mát, thiếu hụt phế liệu thu hồi trƣớc khi nhập kho phải đƣợc bộ phận có trách nhiệm cân, đo, đong, đếm ƣớc tính giá trị vật tƣ phế liệu nhập kho, kế toán vật tƣ hạch toán nghiệp vụ nhập kho phế liệu.

Nợ TK 152: Theo giá ƣớc tính Có TK 711: Theo giá ƣớc tính

Khi xuất bán phế liệu thu tiền ngay, kế toán cũng phải phản ánh giá vốn hàng bán và doanh thu bán hàng nhƣ đối với trƣờng hợp tiêu thụ hàng hóa

- Phản ánh giá vốn phế liệu xuất bán. Nợ TK 632: Theo giá ƣớc tính

Có TK 152 : Theo giá ƣớc tính - Phản ánh doanh thu bán phế liệu. Nợ TK 111, 112: Theo giá bán Có TK 511: Theo Giá bán

Giải pháp 4: Về nhiệm vụ của mỗi kế toán viên.

Để công tác kế toán tại công ty đạt hiệu quả cao hơn, tại phòng kế toán công ty nên tổ chức phân công phân nhiệm. Mỗi kế toán đảm trách một phần việc nhất định nhƣ kế toán vật tƣ, kế toán tài sản cố định, kế toán thanh toán...khi đó công việc của mỗi kế toán đƣợc giảm nhẹ nên họ có thể chuyên sâu hơn vào phần việc của mình hơn nữa sự phân công phân nhiệm công việc cũng mang lại tính khách quan. Do vậy công ty nên bố trí thêm nhân lực cho phòng kế toán.

Giải pháp 5. Về áp dụng hệ thống máy tính trong công tác kế toán tại công ty.

Hiện nay việc áp dụng công nghệ thông tin vào kế toán đang ngày càng phát triển và phát huy đƣợc tính tích cực của nó. Tuy nhiên việc dùng hệ thống máy tính trong công tác kế toán tại công ty còn rất nhiều hạn chế, công tác kế toán ở công ty chủ yếu là thủ công, khối lƣợng công việc lớn, việc cung cấp báo cáo số liệu bị hạn chế. Do vậy để đáp ứng và phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay công ty nên bồi dƣỡng và nâng cao trình độ của các nhân viên kế toán trong công tác kế toán máy, trang bị hệ thống máy tính cho phòng kế toán nhằm giảm bớt khối lƣợng công việc cho nhân viên kế toán nhƣng lại nâng cao hiệu quả của công tác kế toán nói chung và kế toán vật liệu nói riêng tại đơn vị.

KẾT LUẬN

Không ai có thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của thông tin kế toán trong mọi doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn vì nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy kế toán giữ vị trí quan trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt và phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trƣờnghiện nay. Mặt khác để có thể thƣờng xuyên nắm bắt đƣợc thông tin kế toán kịp thời đầy đủ, chính xác về chi phí doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó có những quyết định thay đổi phù hợp thì việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng để phục vụ yêu cầu quản lý là cần thiết.

Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn 1 Thanh Hoá em đã hiểu thêm về công tác tổ chức bộ máy quản lý nói chung cũng nhƣ công tác tổ chức hạch toán kế toán của công ty nói riêng và vận dụng những lý thuyết đƣợc học vào trong thực tế nhƣng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi thông tin kế toán. Tuy nhiên công ty cũng nên có phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác quản lý cũng nhƣ công tác kế toán hơn nữa để hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao hơn.

Trên đây là toàn bộ nội dung báo cáo thực tập của em. Với những hiểu biết còn hạn hẹp cũng nhƣ khả năng tiếp cận thực tiễn chƣa nhiều chắc chắn báo cáo này không thể tránh đƣợc những thiếu xót và hạn chế nhất định.

Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Hồng Sơn và các anh chị trong phòng kế toán của công ty đã tận tình hƣớng dẫn em trong thời gian thực tập để em hoàn thành báo cáo này.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty phát triển nông thôn 1 thanh hóa (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)