Hình 3.16 : Bố trí thông tin bên ngoài xe buýt  

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị (Trang 140 - 164)

Thông tin hành khách tùy vào mức độ tinh xảo của hệ thống, có thể bao gồm:  - Thông tin tại điểm dừng và điểm đầu cuối: thời gian xe buýt tiếp theo đến, cụ  thể cho từng tuyến và những thông báo về sự cố.  

 

Hình 3.13 : Bảng thông tin thời gian thực tại điểm dừng xe buýt

-  Thông  tin  trên  phương  tiện:  Điểm  dừng  tiếp  theo,  thời  gian  đến  điểm  dừng  tiếp theo và các thông tin về các tuyến kết nối.  

- Thông tin trên mạng Internet và điện thoại di động tương tự như thông tin tại  các điểm dừng và thông tin trên phương tiện cho việc lập kế hoạch chuyến đi.  

Hệ thống giám sát tương tự ở trung tâm BMS được  mô tả trong hình 3.14. Hệ  thống này cho phép nhà điều hành có thể liên lạc được  với  lái xe thông qua bộ đàm  hoặc  bảng  điều  khiển,  có  thể  điều  chỉnh  thời  gian  xuất  bến  hoặc  bố  trí  xe  chạy  tăng  cường nhằm giảm bớt tình trạng phương tiện bị ùn tắc hoặc lấp chỗ trống do dịch vụ  rối loạn.  

 

Hình 3.14: Hệ thống quản lý xe buýt đặc trưng

    Thông tin được cung cấp cho lái xe và doanh nghiệp vận tải theo 3 cách: theo  yêu cầu, thời gian thực và theo quy định. Với cách thức quản lý này, nhà điều hành có  thể  giảm  thiểu  các  thời  gian  lãng  phí  cũng  như  việc  tùy  tiện  bỏ  bến,  bỏ  điểm  dừng,  chạy không đúng biểu đồ vận hành, tăng mức độ tin cậy từ phía hành khách, nâng cao  chất lượng dịch vụ. 

3.3.3. Nhóm giải pháp về phương tiện

          Để nâng cao hiệu quả vận hành trên tuyến, cũng như đảm bảo sự phối hợp nhịp  nhàng giữa các tuyến xe buýt trong một mạng lưới thống nhất, từ đó nâng cao hiệu quả  hoạt  động  chung  của  cả  hệ  thống,  phương  tiện  hoạt  động  trên  các  tuyến  phải  có  sức  chứa  phù  hợp  với  đặc  thù  tuyến  và  lưu  lượng  hành  khách  di  chuyển,  sao  cho  dòng  hành khách di chuyển liên tục trên đó không bị giãn đoạn. Việc lựa chọn loại xe buýt  hoạt động cho các tuyến căn cứ vào 3 yếu tố chủ yếu sau: 

  - Tính chất tuyến hoạt động; 

  - Điều  kiện đường sá trên tuyến (Bề rộng  mặt đường, số chiều, số làn xe, lưu  lượng xe…); 

3.3.3.1 Lựa chọn sức chứa phương tiện

Từ kết quả bài toán tối ưu trong giải pháp tổ chức vận hành ta có thể xác định  được sức chứa tối ưu của phương tiện để đảm bảo mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên trên thực  tế  cần  căn  cứ  vào  điều  kiện  đường  sá  cụ  thể  trên  các  đoạn  tuyến  khác  nhau  để  điều  chỉnh cho phù hợp. Cụ thể:  

- Với các tuyến trục sử dụng xe có sức chứa đặc biệt lớn (Nếu điều kiện đường  sá  cho  phép).  Nếu  điều  kiện  đường  sá  không  cho  phép  chạy  xe  đặc  biệt  lớn  thì  phải  dùng xe sức chứa lớn  (q = 80 -90 chỗ); 

- Với các tuyến chính sử dụng xe sức chứa lớn, nếu điều kiện đường sá hẹp thì  tối thiểu cũng phải là xe sức chứa trung bình ( q = 60 chỗ); 

-  Với  các  tuyến  nhánh  sử  dụng  xe  sức  chứa  trung  bình  hoặc  xe  sức  chứa  nhỏ  (Mini buýt) tùy theo công suất luồng hành khách trên tuyến và điều kiện đường sá; 

- Với tuyến gom sử dụng xe sức chứa rất nhỏ (Xe micro buýt từ 12 ÷ 16 chỗ);   -  Với  các  tuyến  buýt  chuyên  dùng  (Đưa  đón  cán  bộ,  công  nhân  viên...)  do  có  chức năng rõ ràng nên việc lựa chọn loại xe do lưu lượng hành khách quyết định. 

3.3.3.2 Áp dụng tiêu chuẩn môi trường cho đoàn phương tiện

VTHKCC  góp  phần  quan  trọng  trong  việc  giảm  ô  nhiễm  môi  trường,  muốn  nâng cao được lợi ích này  cần phải nâng cao tiêu chuẩn môi trường đoàn phương tiện.  Trong “Qui hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng  đến  năm  2030”  được  phê  duyệt  theo  quyết  định  1327/QĐ-TTg  của  Thủ  tướng  chính  phủ,  tại  Điều  1,  phần  III  mục  8    “Qui  hoạch  phát  triển  vận  tải  đường  bộ”    xác  định  phương tiện cơ giới đường bộ đáp ứng tiêu chuẩn môi trường tương đương EURO IV  vào năm 2020. 

Theo như kết quả phân tích về tình hình phương tiện buýt hiện nay tại chương  hai,  các  xe  buýt  hiện  tại  sử  dụng  động  cơ  diesel,  trong  đó  chỉ  có  một  số  lượng  nhất  định phương tiện đạt tiêu chuẩn EURO II. Trong quá trình hoạt động, so với phương  tiện cá nhân (Xe máy và xe con) thì xe buýt mang lại lợi  ích về  giảm  khí thải rõ rệt.  Tuy nhiên, tại các đô thị lớn với nhu cầu đi lại dày đặc nhất là vào giờ cao điểm, đòi  hỏi tần suất chạy xe cao mới có thể đáp ứng được đặc biệt trên các tuyến đường trục,  chính  (Khi  chưa  có  các  loại  hình  vận  tải  đường  sắt  đô  thị  hoạt  động).  Khi  đó,  nếu  phương tiện  đạt tiêu chuẩn  môi trường  thấp hoạt động  với tần suất cao  vẫn sẽ  gây ô  nhiễm môi trường không khí đô thị.  

Vì  vậy,  cần  nâng  cao  tiêu  chuẩn  môi  trường  cho  các  xe  buýt  trong  quá  trình  hoạt  động,  góp  phần  cải  thiện  môi  trường  đô  thị.  Luận  án  xác  định  tiêu  chuẩn  môi  trường của đoàn phương tiện khi đầu tư mới trong các giai đoạn như sau: 

- Đoàn xe buýt đầu tư trong giai đoạn đến năm 2015 đạt tiêu chuân môi trường  tối thiểu EURO III. 

- Đoàn xe buýt đầu tư trong giai đoạn 2015-2020 đạt tiêu chuẩn môi trường tối  thiểu EURO IV. 

Bảng 3.7: Mức phát thải của xe buýt động cơ diesel theo các tiêu chuẩn EURO

Đơn vị: g/KWh

Tiêu chuẩn Thời điểm áp dụng

tại châu Âu CO HC NOx PM Khói

1992, < 85 KW 4.5   1.1  8.0  0.612 1992, > 85 KW 4.5   1.1   8.0   0.36 10.1996 4.0   1.1   7.0   0.25 10.1998 4.0   1.1   7.0   0.15    EURO III 10.2000 2.1   0.66   5.0   0.10   0.8 EURO IV 10.2005 1.5   0.46   3.5   0.02   0.5 EURO V 10.2008 1.5   0.46   2.0   0.02   0.5 EURO V 1.2013 1.5   0.13   0.4   0.01 EURO I EURO II   Một  trong  những  khí  thải  gây  hiệu  ứng  nhà  kính  là  CO2  không  được  xem  xét  trong  tiêu  chuẩn  EURO  mà  xem  xét  trên  cơ  sở  loại  và  lượng  tiêu  thụ  nhiên  liệu.  Vì  vậy,  bên  cạnh  việc  nâng  cao  tiêu  chuẩn  môi  trường  của  phương  tiện,  việc  cắt  giảm  mức tiêu thụ của nhiên liệu và lựa chọn loại nhiên liệu sử dụng cũng là một nhiệm vụ  quan trọng cần đặt ra.  

Bảng 3.8: Mức phát thải khí CO2 theo loại nhiên liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loại nhiên liệu Suất năng lượng (BTU/lít) Tỉ lệ carbon (%) CO2/lít (gam) Diesel  3,133  87  2,332  Xăng  25,880  85  1,926  Khí gas hóa lỏng(LPG)  20,727  82  1,372  Khí gas tự nhiên hóa lỏng (LNG)  16,686  75  0,912  Khí gas tự nhiên nén (CNG)  31,329  75  1,707  Diesel sinh học  30,787  84  2,213            Các loại xe buýt phát thải Carbon thấp (LCEB):   (1) Xe buýt Hybrid ;    (2) Xe buýt sử dụng năng lượng mặt trời; 

(2) Xe buýt Pin điện ;     (4) Xe buýt Supercapacitor ;  (5) Xe buýt động cơ Diesel Ultra-Low-Sulphur ;  (6) Xe buýt sử dụng khí tự nhiên nén (CNG) / khí hóa lỏng (LPG).    Tất cả các loại xe buýt này có thể đạt tiêu chuẩn khí thải EURO IV/V hiện tại  hoặc tốt hơn. Để xác định được cơ cấu đoàn phương tiện hoạt động đảm bảo nâng cao  hiệu quả đối với môi trường, luận án đưa ra 3 loại xe buýt để tính toán lựa chọn (Xe  buýt động cơ diesel, buýt CNG và buýt hybrid - đây là những loại phương tiện đã được  sử  dụng  ở  Việt  Nam  hoặc  được  nhà  sản  xuất  ô  tô  tại  Việt  Nam  giới  thiệu  (Xe  buýt  hybrid được sản xuất tại Việt Nam sử dụng công nghệ truyền động Elfa của Siemens).  Ba loại xe buýt còn lại còn  khá  mới  lạ và có  giá thành rất cao nên luận án  không đề  đưa vào xem xét để lựa chọn. 

  Việc lựa chọn phương tiện dựa trên cơ  sở  tính toán, cân đối  giữa chi phí  khai  thác phương tiện  với  chi phí xử lý  môi trường do phát thải các loại  khí ô nhiễm của  phương tiện gây ra trong quá trình hoạt động.  

Chi phí khai thác phương tiện được xác định theo các khoản mục chi phí:

   n i i KT C C 1   (đồng/năm)      (3.30)  Trong đó: Ci: chi phí cho khoản mục i, nó bao gồm:  - Tiền lương lái phụ xe ;       - Chi phí bảo hiểm ;  - Chi phí nhiên liệu ;      - Chi phí vật liệu khai thác ;  - Chi phí trích trước săm lốp ;    - Chi phí bảo dưỡng sửa chữa ;  - Chi phí trích trước sửa chữa lớn ;  - Chi phí trích trước khấu hao cơ bản ;  - Chi phí quản lý ;        - Chi phí khác.  Luận án tiến hành tính toán lựa chọn phương tiện cụ thể cho 3 tuyến buýt đặc  trưng  của  Hà  Nội:  Tuyến  buýt  cấp  I  (Tuyến  32)  ;  Tuyến  buýt  cấp  II  (Tuyến  24)  và  Tuyến buýt  cấp  III  (Tuyến  13),  với định  mức tính  toán   thể hiện ở bảng  1- phụ  lục  IV. Kết quả tính toán chi phí khai thác trên 3 tuyến cho các loại xe lựa chọn được thể  hiện tại bảng 3.9.  Chi phí xử lý môi trường do phát thải các loại khí của từng loại phương tiện khi  hoạt động xác định như sau:     i xl i XLNMT Q c C     (Đồng/năm)      (3.31)  Trong đó: Qi: Lượng khí thải i phát sinh trong năm do phương tiện hoạt động gây ra ;          i xl c : đơn giá xử lý 1 tấn khí thải loại i. 

Kết quả xác định chi phí xử lý khí thải của các loại phương tiện lựa chọn trên 3  tuyến thể hiện ở bảng 3.11. 

Loại phương tiện được  lựa chọn dựa trên cơ  sở  cân đối hợp  lý  giữa  mức tăng  chi phí khai thác so vơi mức giảm chi phí xử lý môi trường.  

Từ kết quả tính toán ở bảng 3.9 và 3.11, qua so sánh giữa mức tăng chi phí khai  thác  và  mức  giảm  chi  phí  xử  lý  môi  trường,  thứ  tự  ưu  tiên  sử  dụng  các  loại  phương  tiện hoạt động trên các tuyến như sau: 

Tuyến  buýt  cấp  I  (Tuyến  trục  với  đại  diện  là  tuyến  32):  1(xe  CNG)   2  (xe  Hybrid)  3 (xe Diesel tiêu chuẩn EURO III). 

Tuyến  buýt  cấp  II  (Tuyến  chính  với  đại  diện  tuyến  24):  1(xe  CNG)    2(xe  Diesel tiêu chuẩn EURO III). 

Tuyến  buýt  cấp  III  (Tuyến  nhánh  đại  diện  tuyến  13):  sử  dụng  xe  Diesel  tiêu  chuẩn EURO III.   Tuy nhiên, do điều kiện thực tế để đưa xe buýt CNG vào hoạt động tại thủ đô  Hà Nội đòi hỏi phải đầu tư hệ thống hạ tầng cấp CNG khá phức tạp và tốn kém. Hơn  nữa cần vận chuyển khí tự nhiên nén từ miền Nam ra nên phương án sử dụng xe CNG  không khả thi tại Hà Nội, nó chỉ phù hợp với các đô thị miền Nam cụ thể là Thành phố  Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, luận án đề xuất sử dụng phương tiện cho các phương án  đầu tư, thay thế mới phương tiện trên các tuyến như sau: 

-  Tuyến  buýt  cấp  I:  Sử  dụng  xe  buýt  Hybrid  và  xe  buýt  Diesel  tiêu  chuẩn  EURO III, vì xe Hybrid có giá thành khá cao (4,3 tỷ đồng theo dự kiến của Tổng công  ty ô tô Việt Nam - VINAMOTOR) nên  khi đầu tư thay thế cần có lộ trình theo từng  giai  đoạn  để  đảm  bảo  khả  năng  tài  chính  của  các  doanh  nghiệp  tham  gia  hoạt  động  buýt. 

- Tuyến buýt cấp II: Sử dụng xe buýt Diesel tiêu chuẩn EURO III.  - Tuyến buýt cấp III: Sử dụng xe buýt Diesel tiêu chuẩn EURO III. 

- Các tuyến gom khách có thể sử dụng xe điện để giảm ô nhiễm môi trường.   

Bảng 3.9 : Tổng hợp chi phí khai thác trên các tuyến cho các loại xe

Tuyến Bus 13: xe 30

chỗ Tuyến Bus 24: xe 60 chỗ Tuyến Bus 32: xe 90 chỗ

TT Khoản mục Đơn vị

Diesel II Diesel III Diesel II CNG III Diesel III Diesel II CNG III Hybrid III

1  Tiền lương  106đ/năm  3801.6  3801.6  7182.0  7182.0  7182.0  16156.8  16156.8  16156.8  2  Bảo hiểm  106đ/năm  280.1  282.1  286.0  288.5  286.5  289.0  293.0  312.5  3  Nhiên liệu  106đ/năm  2905.3  2905.3  6919.2  5005.5  6919.2  20879.0  12514.9  15441.7  4  Vật liệu khai thác  106đ/năm  145.3  145.3  346.0  250.3  346.0  1043.9  625.7  772.1  5  BDSC (gồm cả SCL)  106đ/năm  1322.5  1552.5  3036.0  3496.0  3128.0  6951.8  8377.8  15329.5  6  Khấu hao  106đ/năm  1437.5  1687.5  3300.0  3800.0  3400.0  7556.3  9106.3  16662.5  7  Săm lốp  106đ/năm  588.9  588.9  1043.4  1043.4  1043.4  3417.2  3417.2  3417.2  8  Quản lý phí  106đ/năm  743.1  791.3  1484.7  1581.0  1504.0  3437.1  3735.1  5187.9  9  Chi phí khác  106đ/năm           2608.6        6162.9  2853.3  10  TỔNG CHI PHÍ  106đ/năm  11224.3  11754.5  23597.3  25255.2  23809.0  59731.1  60389.7  76133.4  11  Chi phí 1 Km đồng/năm 16,376 17,150 22,065 23,615 22,263 22,339 22,585 28,473

12  Chi phí 1 giờ (xe VD) đồng/năm 274,566 287,536 316,912 339,178 319,756 374,050 378,174 476,765

13 

Mức chi phí khai thác tăng khi sử dụng xe tiêu chuẩn khí thải EU III so với xe EU II

106đ/năm  -  530.2  -  16,699.5  2,132.9  -  3,326.1  82,835.0 

   

Bảng 3.10 : Lượng khí thải do tất các các xe buýt thải ra trong 1 năm trên tuyến

Tuyến Bus 13: xe 30

chỗ Tuyến Bus 24: xe 60 chỗ Tuyến Bus 32: xe 90 chỗ TT Loại khí thải Đơn vị

Diesel II Diesel III Diesel II CNG III Diesel III Diesel II CNG III Hybrid III

1  PM10  Tấn  1.213  0.021  1.893  0.032  0.039  4.733  0.080  0.460  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2  NOx  Tấn  16.381  8.225  25.560  12.833  15.400  63.906  32.087  9.912 

3  CO  Tấn  15.010  1.069  23.421  1.668  2.002  58.558  4.171  2.265 

4  HC  Tấn  11.035  1.234  17.218  1.925  2.310  43.049  4.813  0.455 

Bảng 3.11 : Chi phí xử lý khí thải do các xe buýt thải ra trên tuyến

Tuyến Bus 13: xe 30

chỗ Tuyến Bus 24: xe 60 chỗ Tuyến Bus 32: xe 90 chỗ TT Loại khí thải Đơn vị

Diesel II Diesel III Diesel II CNG III Diesel III Diesel II CNG III Hybrid III

1  PM10  106 đ  4,974.059  84.306  7,761.206  131.546  157.855  19,404.870  328.896  1,885.671  2  NOx  106 đ  396.102  198.880  618.053  310.319  372.383  1,545.279  775.872  239.680  3  CO  106 đ  1.267  0.090  1.977  0.141  0.169  4.942  0.352  0.191  4  HC  106 đ  5,744.302  642.220  8,963.045  1,002.080  1,202.495  22,409.753  2,505.438  236.625     TỔNG 106 đ 11,116 925 17,344 1,444 1,733 43,365 3,611 2,362    Lượng tiền tiết kiệm  của xe tiêu chuẩn khí  thải EU III so với xe  EU II đứng trên góc  độ môi trường        -10,190     -15,900  -15,611     -39,754  -41,003 

3.3.3.3 Tăng cường khả năng tiếp cận phương tiện

  Để đảm bảo khả năng tiếp cận lên phương tiện của hành khách, đặc biệt trong  giờ cao điểm, đối với xe buýt nội đô số lượng cửa lên xuống cần được bố trí trên cơ sở  sức  chứa  thiết  kế  đảm  bảo  tỉ  lệ  tối  thiểu  là  20  hành  khách/1  cửa  và  độ  rộng  cửa  lớn  (Tối thiểu là 1200mm đối với xe buýt tiêu chuẩn - kích thước 12m x 2,5m) với số bậc  lên xuống không quá 3 tương đương độ cao sàn xe tối đa là 740mm (Tương đương với  chuẩn xe buýt sàn trung bình - Somi-lowfloor Bus). 

Để giúp người khuyết tật có thể tự mình tiếp cận lên xe nên sử dụng xe buýt sàn  thấp,  hoặc  xe  buýt  thường  với  đường  dốc  tiếp  cận  trực  tiếp  với  sàn  xe.  Thang  nâng  cũng là một phương pháp tiếp cận phương tiện giao thông công cộng tốt đối với người  sử dụng xe lăn. Thang nâng được sử dụng trên những tuyến chính và phải là một phần  trong mạng lưới giao thông tiếp cận.  

      

Buýt sàn thấp cho người khuyết tật Buýt sàn cao với thiết bị hỗ trợ người khuyết tật

Hình 3.15: Xe buýt cho người khuyết tật

Thông tin trên phương tiện:  thông  tin  về  tên  tuyến,  số  hiệu  tuyến,  lộ  trình  và 

biểu  tượng  dành  cho  hành  khách  khuyết  tật  (với  các  phương  tiện  có  phục  vụ  người  khuyết tật) cần được biểu hiện ở ngoài xe. Số hiệu tuyến và lộ trình rất quan trọng do  vậy cần phải ghi ở phía trước xe để giúp hành khách nhận biết và tiếp cận, tuy nhiên  cũng cần ghi ở thân xe để hành khách xác nhận thông tin và ở sau xe để xác nhận lại  khi bị nhỡ chuyến xe đó.  Thông tin phải được in với khổ chữ 200mm với số tuyến và cỡ chữ 125mm cho  địa điểm đến. Thông tin phải được đặt tại vị trí cao nhất trên kính chắn gió trước xe để  không bị che  khuất bởi  các phương tiện  giao  thông  khác. Tốt nhất là in luôn lên tấm  chắn gió để thông tin được biểu hiện một cách rõ ràng.  

 

   

 

Hình 3.16 : Bố trí thông tin bên ngoài xe buýt

Việc lắp bảng thông tin điện tử phía đầu xe  với  thông tin  về bến đỗ hay điểm  dừng tiếp theo giúp hành khách xác định được vị trí phương tiện trên tuyến và xuống  đúng điểm dừng, ngay cả khi trên xe chật cứng người vào giờ cao điểm. Đặc biệt, bảng  thông tin này sẽ hỗ trợ cho người khiếm thính có thể tìm được điểm đến chính xác. 

3.3.4 Nhóm giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân

Hoạt động của xe buýt diễn ra trên đường trong dòng giao thông hỗn hợp cùng  với các phương tiện giao thông cá nhân khác. Lưu lượng PTCN trên đường ảnh hưởng  trực tiếp tới tốc độ của xe buýt cũng như mức độ tin cậy, an toàn trong quá trình hoạt  động, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động buýt. Chính vì vậy, để nâng  cao hiệu quả hoạt động VTHKCC song song với các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt  động trực tiếp của hệ thống VTHKCC, thì cần có những giải pháp kiểm soát, quản 1í  phương tiện cơ giới cá nhân. Có thể khái quát các giải pháp kiểm soát phương tiện cơ  giới cá nhân như sau: 

3.3.4.1 Giải pháp mang tính kinh tế

Thu phí đường bộ (Hoặc phí môi trường) với xe đăng kí lần đầu và đang lưu hành: Từ kinh nghiệm của tất cả các đô thị trên thế giới, đặc biệt là của các nước trong 

khu  vực,  việc  thu  phí  đường  bộ  và  một  biện  pháp  rất  cần  thiết  và  nên  làm  cho  giai  đoạn trung hạn đến dài hạn. Nội dung của  nó là người  sử dụng phương tiện cá nhân  phải trả khoản phí một lần cho việc bắt đầu sử dụng đường bộ khi làm thủ tục sở hữu  và trả khoản phí sử dụng đường bộ thường xuyên hàng năm khi lưu thông. Tác dụng  của biện pháp này là:  - Tăng khoản thu ngân sách phục vụ cho việc bảo trì đường bộ. Với GTĐT,  sẽ hỗ trợ cho việc bảo trì đường đô thị và hỗ trợ đẩy mạnh VTHKCC khi cần.   - Điều tiết nhu cầu đi lại. 

Phía trước: Số hiệu tuyến và điểm đến Phía sau: Số hiệu tuyến và ký hiệu an toàn

Bên phải: Số hiệu tuyến và sơ đồ hành trình tuyến

- Đảm bảo sự công bằng giữa cư dân đô thị và nông thôn trong việc trả phí của  người sử dụng đường bộ. 

Khi thu nhập của dân cư còn thấp, mức phí chỉ nên bắt đầu bằng tỷ lệ rất thấp  và sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng dần cùng với mức thu nhập nâng lên của người  sử dụng đường bộ .  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu phí tác nghẽn đối với những vùng không khuyến khích tiếp cận: Đây  là  biện  pháp  mà  rất  nhiều  nước  ưu  tiên  sử  dụng  khi  không  khuyến  khích  phương  tiện  tiếp  cận  khu  vực  trung  tâm  thành  phố,  khu  vực  tắc  nghẽn  cần  phải  giảm  bớt  lưu  lượng giao thông.  

Thu phí đỗ xe:  Phí đỗ xe cao cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu điều 

tiết nhu cầu đi lại đặc biệt trong điều kiện ở Hà Nội, bãi đỗ xe nói riêng và giao thông  tĩnh nói chung còn thiếu nghiêm trọng, thì việc nâng cao phí đỗ xe là một việc rất nên  làm. Tuy nhiên để làm được điều này cần nâng cao năng lực của công ty khai thác các  bãi đỗ xe. Hiện nay công ty này mới quản lí được một số bãi đỗ xe công cộng cho các  loại  xe  4  bánh.  Riêng  xe  2  bánh,  việc  khai  thác  và  thu  phí  chủ  yếu  là  do  các  chủ  tư  nhân thực hiện nên khó kiểm soát. 

3.3.4.2 Giải pháp mang tính chất hành chính

Cấp một số lượng đăng kí phương tiện giới hạn: Căn cứ vào năng lực của mạng 

lưới đường hiện có và trên cơ sở phát triển các loại hình VTHKCC, cơ quan có thẩm  quyền chỉ cho cấp đăng kí phương tiện ở mức giới hạn trong một khoảng thời gian nào  đó  (Tháng,  quý,  năm).  Sự  thành  công  của  giải  pháp  này  phụ  thuộc  vào  biện  pháp  cưỡng  chế  có  hiệu  quả  của  cơ  quan  đăng  kí  và  quản  1í  phương  tiện,  đặc  biệt  là  lực  lượng cảnh sát giao thông. 

Cấm đăng kí phương tiện trong một chu kì thời gian nhất định:  Đây  là  biện 

pháp  được  áp  dụng  có  hiệu  quả  với  nhiều  thành  phố  của  Trung  Quốc  (Bắc  Kinh,  Thượng Hải...) có thể xem xét, áp dụng cho Hà Nội khi thấy năng lực đường quá tải. 

Cấm đăng kí phương tiện đối với một số đốí tượng: Đây là biện pháp đảm bảo 

giảm tai nạn gian thông và giảm ùn tắc giao thông. Điều kiện đăng kí phương tiện cơ  giới cá nhân được quy định: 

- Người chủ phương tiện phải có bằng lái xe phù hợp với xe mình sở hữu.   - Đối với xe ô tô phải có chỗ đỗ xe hoặc bằng chứng thuê được chỗ đỗ xe.  - Mỗi người chỉ được sở hữu một xe ... 

Cấm xe lưu hành theo khu vực, theo tuyến, theo thời gian: Việc cấm lưu hành  xe có thể theo các khu vực và tuyến như sau: 

-  Có  thể  xem  xét  cấm  lưu  hành  xe  máy  (Hoặc  xe  ô  tô  con  cá  nhân)  ở  một  số  tuyến đường ở khu vực trung tâm thành phố trong khoảng thời gian nào đó. Tuy nhiên  việc  này  chỉ  thực  hiện  được  khi  VTHKCC  đủ  mạnh  và  tiện  lợi  đề  người  điều  khiển  phương  tiện  cá  nhân  yên  tâm  chuyển  đổi  từ  PTCN  sang  phương  tiện  công  cộng  mà  không gặp quá nhiều khó khăn về đi lại . 

-  Cấm  xe  cá  nhân  lưu  thông  trên  đường  giành  riêng  cho  xe  buýt  và  làn  giành  riêng cho xe buýt. Đối với làn giành riêng cho xe buýt, việc cấm này sẽ theo thời gian  hoạt động của xe buýt trong ngày.    Song để đảm bảo cho biện pháp này thành công đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của  các lực lượng quản lí và hướng dẫn, điều hành giao thông. Ngoài ra cần có một chiến  dịch thông tin tuyên truyền mạnh mẽ bằng các phương tiện thông tin đại chúng trước  khi triển khai và cần có thời gian chuẩn bị đủ dài và các bước triển khai cẩn thận, chu  đáo nhằm thực thi có hiệu quả. 

3.3.4.3 Giải pháp về tuyên truyền giáo dục, vận động để kiểm soát PTCN

 Việc vận động tuyên truyền để kiểm soát PTCGCN có thể thực hiện như sau: Thường  xuyên  giới  thiệu  sự  phát  triển  và  ưu  điểm  của  VTHKCC  trên  các  phương  tiện  thông  tin  đại  chúng.  Tăng  cường  thời  lượng  phát  trên  truyền  hình  trung  ương và địa phương.  Vận động CNVC trong các Bộ ngành trung ương và các cơ quan của thành phố  (Trước hết là ngành GTVT) gương mẫu sử dụng phương tiện VTHKCC.  Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tác động của PTCGCN  ở một tỷ lệ quá cao đến trật tự, an toàn giao thông, văn minh đô thị và môi trường.  Giới thiệu các phương pháp kiểm soát PTCGCN ở các thành phố trên thế giới  và trong khu vực trên các phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, đài phát thanh.  Tuyên truyền vận động đến cả các tổ dân phố, các cụm dân cư về chủ trương,  chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát PTCGCN.  PTCN là phương tiện lưu thông của đại đa số người dân Hà Nội (Hiện nó đảm  nhận trên 80% nhu cầu đi lại của thành phố Hà Nội). Đây là một tỷ lệ cao so với tất cả  các thành phố có cùng quy mô dân số trong khu vực như Singapơre (PTCN đảm nhận  khoảng  hơn  30  %  nhu  cầu  đi  lại),  Malina  (40-50%  ),  Kuala  Lumpur  (60-70  %)  và  Băng cốc (60-70%), trong khi đó các đô thị này (ngoại trừ Singapơre ) vẫn ách tắc giao  thông triền miên. Điều này chỉ ra rằng, cùng với việc tăng cường VTHKCC để giảm ô  nhiễm môi trường, giảm tai nạn giao thông, kiềm chế và giảm ùn tắc giao thông, phát 

triển thành phố theo hướng văn minh hiện đại, thì không có cách nào khác là phải từng  bước kiểm soát sự phát triển của phương tiện cơ giới cá nhân.  

Hạn chế thành công PTCGCN đồng nghĩa với việc gia tăng số lượng người sử  dụng  phương  tiện  công  cộng,  giảm  mật  độ  lưu  thông  trên  đường  tăng  tốc  độ  vận  chuyển tiết  kiệm thời  gian  và chi phí đi lại  cho toàn xã hội.  Giảm PTCGCN cũng là  hạn chế tai nạn giao thông xảy ra trên đường, giảm lượng lớn khí thải phát sịnh từ hoạt  động GTVT đô thị góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Như vậy, hạn  chế PTCGCN cũng là gia tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC nói riêng và  hệ thống GTVT đô thị nói chung. 

3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP 3.4.1. Hiệu quả kinh tế

Giảm nhu cầu đầu tư phương tiện, tiết kiệm lượng nhiên liệu tiêu hao cho hoạt động vận tải: mạng lưới tuyến xe buýt với cấu trúc trục - nhánh giảm trùng lặp tuyến. 

Các tuyến có lộ trình trùng lặp lớn (>50% chiều dài lộ trình theo một hướng) sẽ được  thay  thế  bằng  một  tuyến  duy  nhất  trên  1  hướng,  tận  dụng  tối  đa  khả  năng  thông  qua  của phương tiện, giảm nhu cầu phương tiện hoạt động trên tuyến mà vẫn đáp ứng tốt  nhu  cầu  đi  lại,  qua  đó  giảm  nhu  cầu  về  vốn  đầu  tư  mua  phương  tiện.  Việc  giảm  số  lượng phương tiện hoạt động cũng đồng nghĩa với việc giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ  cho hoạt động vận tải, bên cạnh đó với việc thay thế các phương tiện cũ bằng các loại  phương tiện mới đạt tiêu chuẩn môi trường cao hơn cũng làm giảm suất tiêu hao nhiên  liệu, từ đó tiết kiệm một lượng đáng kể chi phí nhiên liệu trong quá trình khai thác góp  phần giảm hao phí lao động xã hội trong ngành vận tải. 

  Tiết kiệm chi phí vận hành, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí cho đơn vị khai thác vận tải: thông qua bài toán tối ưu hóa thông số vận hành với mục tiêu giảm thiểu 

chi phí vận hành đã xác định được các thông số vận hành tối ưu, làm cơ sở xây dựng  phương án tổ chức vận tải hợp lý. Kết hợp  với các giải pháp về tổ chức quản lý điều  hành phương tiện trong  quá trình hoạt động,  đảm bảo tiết  kiệm chi phí  vận hành  mà  vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí cho doanh  nghiệp khai thác vận tải. 

Giảm chi phí đi lại của cộng đồng:  Mỗi  người  dân  đô  thị  có  thể  sử  dụng  các 

loại phương tiện  khác nhau để thỏa  mãn nhu  cầu đi lại của chính mình.  Khi sử dụng  phương tiện cá nhân họ phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn để phục vụ cho việc đi  lại như: chi phí đầu tư mua phương tiện, chi phí trong quá trình sử dụng phương tiện 

(Chi phí nhiên liệu, chi phí BDSC, chi phí bảo quản phương tiện…). Với việc sử dụng  phương tiện công cộng cho chuyến đi,  hành  khách tiết  kiệm được  số tiền  không nhỏ  (Số  liệu  thể  hiện  ở  bảng  2.21  -  chương  2).  Bằng  các  biện  pháp  nâng  cao  chất  lượng  dịch vụ vận tải, sẽ thu hút thêm một số lượng lớn người dân sử dụng, từ đó giảm một  lượng lớn chi phí phục vụ cho sự đi lại của cộng đồng cư dân đô thị, cũng như giảm  được chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đô thị.     

3.4.2. Hiệu quả xã hội

Giải quyết ùn tắc giao thông trong khu trung tâm đô thị, trên các trục đường từ trung tâm đến các đô thị vệ tinh và tại các nút giao chính: Tình trạng tắc nghẽn giao 

thông đặc biệt là giao thông đô thị từ lâu đã trở thành một bài toán nan giải cho chính  quyền đô thị.  Với  đặc điểm  giao thông đô thị Việt Nam là cơ  sở  hạ tầng  không theo  kịp  với sự  gia tăng chóng  mặt của phương tiện  giao thông cá nhân, thì  việc  sử dụng  hợp lý, tiết kiệm cơ sở hạ tầng sẵn có trên cơ sở phát triển mạng lưới VTHKCC là một  giải pháp hiệu quả. Việc tổ chức mạng lưới tuyến xe buýt với sự phân cấp rõ ràng của  từng loại tuyến, có chức năng phù hợp với đặc thù của tuyến giao thông đảm bảo đáp  ứng  tốt  nhu  cầu  đi  lại  của  người  dân,  giảm  sự  trùng  lặp  tuyến,  giảm  lưu  lượng  giao  thông trên đường nâng cao khả năng thông qua của tuyến giao thông, giảm tình trạng  tắc nghẽn giao thông.  

Nâng cao an toàn giao thông đô thị: An toàn luôn được xem như là một chỉ tiêu  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hết sức quan trọng để đánh giá chất lượng và qua đó đánh giá trình độ phát triển của hệ  thống giao thông cũng như trình độ phát triển chung của xã hội. Theo con số thống kê,  hàng năm số vụ tai nạn do xe buýt gây nên trong các đô thị Việt Nam chỉ chiếm dưới  1%, trong khi đó, số vụ tai nạn có liên quan đến xe máy chiếm tới trên 60%. Với các  giải pháp đề xuất góp phần gia tăng lưu lượng hành khách đi lại bằng xe buýt, giảm số  lượng phương tiện cá nhân lưu thông trên đường, từ đó giảm số vụ tai nạn giao thông,  giảm chi phí xã hội về tài chính cũng như những mất mát về sức khoẻ, tác động về tâm  lý tinh thần gây nên bởi các vụ tai nạn. 

Đảm bảo quyền bình đẳng của mọi người dân trong tiếp cận dịch vụ VTHKCC: 

Hiện nay hệ thống giao thông công cộng nói chung, xe buýt nói riêng chưa thân thiện  với  người  khuyết  tật.  Do  chưa  có  thiết  kế  đặc  thù  phù  hợp  (Từ  phương  tiện,  điểm  dừng,  nhà  chờ…)  nên  người  khuyết  tật  rất  ngại  đi  xe  buýt.  Với  một  số  giải  pháp  đề  xuất  tăng  cường  khả  năng  tiếp  cận  dịch  vụ  buýt,  tạo  điều  kiện  thuận  lợi  cho  người  khuyết tật, cũng như một số đối tượng đặc biệt khác (Người  già, phụ nữ có thai, phụ 

nữ có con nhỏ, …) tiếp cận và sử dụng dịch vụ. Những đối tượng này sẽ sử dụng buýt  cho  chuyến  đi  của  mình  thay  vì  sử  dụng  xe  cá  nhân,  xe  ôm,  tắc  xi  từ  đó  giảm  lưu  lượng giao thông, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Hơn thế nữa, tham gia giao thông  dễ dàng giúp người khuyết tật, người già tiếp tục tham gia hoạt động xã hội thoát khỏi  mặc cảm bị cô lập, bị bỏ rơi, nâng cao chất lượng cuộc sống của  bản thân họ  và  gia  đình từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống cộng đồng nói chung. 

3.4.3 Hiệu quả về môi trường

Thiểu  hóa  ô  nhiễm  môi  trường  sống  là  một  trong  những  nhân  tố  quan  trọng  trong việc nâng cao chất lượng sống, bảo vệ sức khoẻ của cư dân, giảm những chi phí  xã  hội  cho  vấn  đề  này,  góp  phần  nâng  cao  năng  suất  lao  động  xã  hội.  Các  kết  quả  nghiên cứu gần đây về môi trường trong giao thông đô thị đã cho thấy, lượng khí độc  Oxít Các bon (CO) thải ra bình quân trên một HKKm của xe buýt chỉ bằng 40% so với  xe máy, 25% so với xe con cá nhân; lượng khí độc Oxít Nitơ (NOx) chỉ bằng 35% so  với xe máy, và 30% so với xe con.   Với các giải pháp đề xuất của luận án gia tăng khối lượng hành khách sử dụng  PTVTHKCC, hạn chế sự tăng trưởng của PTCGCN. Đặc biệt giải pháp nâng cao tiêu  chuẩn môi trường với các xe buýt hoạt động làm giảm lượng lớn khí thải độc hại phát  thải ra  môi trường qua  đó tiết  kiệm  một lượng  lớn  chi phí xử lý  môi trường,  giảm ô  nhiễm tiếng ồn, góp phần cải tạo môi trường sinh thái đô thị, nâng cao sức khỏe cộng  đồng, tạo dựng một môi trường đô thị trong lành, văn minh và hiện đại. 

Tóm lại: Dựa trên luận cứ về nâng cao hiệu quả hoạt động và kinh nghiệm nâng cao 

hiệu quả hoạt động VTHKCC tại một số đô thị điển hình trên thế giới ở chương 1; Các  kết  luận  rút  ra  từ  phân  tích  thực  trạng  ở  chương  2,  đặc  biệt  là  các  nguyên  nhân  làm  giảm hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt Hà Nội, kết hợp với định hướng phát  triển VTHKCC nói chung và VTHKCC bằng xe buýt nói riêng cho Hà Nội đến năm  2020, trong chương 3, luận án đã đề xuất bốn nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt  động của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt. Đặc biệt, luận án đã xây dựng được: Quy  trình và mô hình xác định vị trí điểm dừng dọc tuyến xe buýt đảm bảo thiểu hóa quãng  đường  tiếp  cận  cũng  như  thuận  lợi  cho  hành  khách  khi  chuyển  tuyến  ;  Mô  hình  xác  định thông số vận hành tối ưu dựa trên bài toán tối ưu đa mục tiêu (Pareto). Đồng thời,  luận án cũng tiến hành đánh giá sơ bộ hiệu quả mà các giải pháp mang lại trên ba góc  độ: Kinh tế, xã hội và môi trường. Những giải pháp luận án đưa ra không chỉ áp dụng  riêng cho Hà Nội mà nó còn là bài học, kinh nghiệm phát triển VTHKCC bằng xe buýt  cho các đô thị lớn ở Việt Nam. 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

A- KẾT LUẬN

  Quá trình đô thị hoá đã và đang tạo ra những tiền đề cho quá trình công nghiệp  hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh những mặt tích cực, nó cũng đặt ra những thách thức, đặc  biệt là việc giải quyết vấn đề  giao thông  vận tải đô thị.  Trong bối cảnh hiện nay, khi  phương tiện đi lại của người dân đô thị đang gia tăng một cách nhanh chóng thì vấn đề  giao thông đô thị trở nên cấp bách hơn  bao giờ hết, nhất là với các đô thị lớn tại các  nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.    Trong những năm qua, tại các đô thị lớn Việt Nam đặc biệt là Hà Nội và Thành  phố Hồ Chí Minh mạng lưới và cơ sở hạ tầng giao thông đô thị được đầu tư mở mới và  hoàn thiện không ngừng. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của nó không thể theo kịp tốc độ  phát  triển  của  hệ  thống  phương  tiện  vận  tải  trong  đô  thị,  đặc  biệt  là  tốc  độ  gia  tăng  chóng mặt của các phương tiện cơ giới cá nhân. Hậu quả là tốc độ lưu thông trong đô  thị ngày một giảm, tai nạn giao thông ngày một tăng và ô nhiễm môi trường đô thị đã  đến mức báo động. Đây thực sự là một thách thức to lớn đối với sự phát triển kinh tế  xã hội tại các đô thị nói riêng, và với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  nói chung.    Để giải quyết vấn đề nêu trên, một trong các giải pháp hữu hiệu là ưu tiên phát  triển VTHKCC đi đôi với việc kiểm soát phương tiện vận tải cơ giới cá nhân một cách  hợp lý. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC trong đô thị cũng là một  trong những nội dung quan trọng để giải quyết vấn đề này. 

  Từ  những  yêu  cầu  cấp  thiết  đặt  ra  của  các  đô  thị  ở  Việt  Nam,  luận  án  đã  tập  trung  nghiên  cứu  và  đề  xuất  một  số  giải  pháp  nâng  cao  hiệu  quả  hoạt  động  cho  hệ  thống VTHKCC bằng xe buýt trong các đô thị lớn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020.  Những kết quả nghiên cứu chính của luận án là: 

(1)  Hệ  thống  hóa  cơ  sở  lý  luận  và  làm  phong  phú  thêm  những  vấn  đề  có  liên  quan đến VTHKCC trong đô thị và hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC trong  đô thị. Điểm mới ở đây là: 

- Khẳng định phát triển GTĐT theo hướng phát triển VTHKCC là nhân tố đảm  bảo sự phát triển bền vững đô thị. VTHKCC khối lượng lớn phải là xương sống, đảm  bảo  sự  liên  kết  với  các  hình  thức  VTHKCC  khác  trong  đô  thị  tạo  thành  hệ  thống  VTHKCC thống nhất. 

- Luận án đề xuất thêm, cụ thể hóa các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của  hệ thống VTHKCC trên 3 quan điểm khác nhau: người tổ chức quản lý, doanh nghiệp  vận tải và người sử dụng dịch vụ VTHKCC.  - Đúc rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC phù hợp với điều  kiện thực tế của các đô thị Việt Nam từ một số đô thị điển hình trên thế giới.  (2) Phân tích đánh giá hiện trạng và hiệu quả hoạt động VTHKCC ở đô thị đặc  biệt lớn ở Việt Nam đó là Thủ đô Hà Nội. Kết quả cụ thể là: 

- Khẳng định những  kết quả đạt được  và chỉ  ra được  những tồn tại trong hoạt  động VTHKCC bằng xe buýt Thủ đô. 

- Sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động hệ thống buýt trên quan  điểm của Nhà nước và hành khách. 

-  Tiến  hành  điều  tra  khảo  sát  và  phỏng  vấn  hành  khách  sử  dụng  buýt  về  chất  lượng dịch vụ hiện nay tại Hà Nội. Sử dụng thang đo Servqual có điều chỉnh đế đánh  giá chất lượng dịch vụ buýt theo quan điểm của hành khách.    (3) Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả  hoạt động của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt trong đô thị. Đóng góp mới ở đây là:    - Luận cứ rõ sự cần thiết cũng như cơ sở mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động  hệ thống VTHKCC. 

  -  Đề  xuất  cấu  trúc  mạng  lưới  tuyến  mới  đảm  bảo  hoạt  động  có  hiệu  quả,  đặc  biệt đưa ra quy trình xác định điểm dừng dọc tuyến mới trên cơ sở đảm bảo tối ưu vấn  đề tiếp cận dịch vụ của hành khách.    - Xây dựng mô hình bài toán tối ưu hóa đa mục tiêu để tìm kiếm các thông số  vận hành tối ưu, làm cơ sở xây dựng các phương án tổ chức vận hành có hiệu quả thỏa  mãn các mục tiêu đặt ra.    - Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải buýt giải  quyết những vấn đề  mong  muốn nổi cộm của hành khách hiện nay, đó là mức độ tin  cậy, an toàn  và  khả năng tiếp cận dịch  vụ cho tất cả các đối tượng  khách đặc biệt là  cho  người  khuyết  tật.  Đây  là  một  trong  những  yếu  tố  trọng  yếu  thu  hút  thêm  hành  khách sử dụng dịch vụ VTHKCC gia tăng hiệu quả hoạt động toàn hệ thống. 

  Luận án đã nghiên cứu lý luận chung,  vận dụng vào thực tế để đánh giá và đề  xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt tại  Thủ đô Hà Nội. Những nghiên cứu của luận án đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận  về hiệu quả và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC, phục vụ cho công 

tác  đánh  giá  hiệu  quả  hoạt  động  VTHKCC  của  các  đô  thị.  Từ  đó,  đúc  rút  ra  được  những vấn đề cần giải quyết để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC  trong đô thị, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đặt ra. Đồng thời kết  quả nghiên cứu của luận án còn là tài liệu tham khảo quan trọng để đưa vào bài giảng,  giáo trình phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học đối với các  chuyên ngành thuộc lĩnh vực khai thác vận tải và  kinh tế vận tải, góp phần nâng cao  chất lượng giảng dạy. 

Về hướng phát triển tiếp theo của luận án:

Một là: Nghiên cứu phân loại các điểm thu hút hành khách trong phạm vi phục 

vụ dọc các tuyến đường đô thị, từ đó đưa ra được các thông số đặc trưng cho các điểm  thu  hút  đảm  bảo  xác  định  được  chính  xác  vị  trí  điểm  dừng  dọc  tuyến  thỏa  mãn  mục  tiêu đặt ra. 

Hai là: Nghiên cứu nguyên tắc lựa chọn  không  gian  nghiệm của các thông số 

vận hành trong tập nghiệm tối ưu tìm được từ bài toán tối ưu Pareto và nguyên tắc điều  chỉnh cần thiết để đưa ra các thông số vận hành hợp lý sát với điều kiện thức tế và mục  tiêu đặt ra của từng tuyến. 

Ba là:  Khi  các  phương  thức  vận  chuyển  khối  lượng  lớn  (BRT,  tàu  điện 

ngầm…)  đưa  vào  khai  thác,  chức  năng  hoạt  động  buýt  sẽ  thay  đổi,  ngoài  việc  điều  chỉnh cơ sở hạ tầng như đề xuất của luận án, cần nghiên cứu phương án phối hợp biểu  đồ vận hành của xe buýt  với  các phương thức vận tải  khác, đặc biệt tại các điểm  kết  nối,  trung chuyển đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt nói  riêng và hoạt động của toàn hệ thống VTHKCC nói chung.  B- KIẾN NGHỊ Để các giải pháp đề xuất có thể thực thi và mang lại hiệu quả, luận án có một số  đề xuất với các cơ quan có liên quan như sau:  Với Chính phủ: Khẳng định chủ trương lấy phát triển VTHKCC là khâu trung 

tâm  trong hệ thống GTVT đô thị,  là nền tảng trong quy hoạch GTVT  và đô thị. Tập  trung  nguồn  lực  thích  đáng  cho  phát  triển  VTHKCC  và  coi  đây  là  một  chương  trình  trọng điểm của Chính phủ trong khoảng thời gian 10-20 năm tới. 

  Với Bộ GTVT: Chủ trì phối hợp  với các Bộ,  Ngành có liên quan ban hành các  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quy  định,  tiêu  chuẩn  về  phát  triển  VTHKCC  nhất  là  loại  hình  VTHKCC  khối  lượng  lớn tại các đô thị lớn và đặc biệt tại Việt Nam. Xây dựng chính sách kiểm soát sử dụng  phương tiên cơ giới cá nhân trình Chính phủ thông qua việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc 

biệt, phí sử dụng cơ sở hạ tầng… Khuyến khích sử dụng các phương tiện công cộng và  phương tiện phi cơ giới. 

  Với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan 

tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về VTHKCC với  mọi người dân, đặc biệt  với giáo viên, học sinh, sinh viên góp phần thay đổi mạnh mẽ cách nhìn của người dân  về  VTHKCC.  Đây  là  một  nhân  tố  hỗ  trợ  tốt  cho  việc  triển  khai  các  chính  sách  về  VTHKCC trên phạm vi cả nước. 

Với các Chính quyền đô thị:

- Tiếp tục chính sách “Cung cấp dẫn đầu” với VTHKCC sức chứa lớn nhất là 

với các đô thị đặc biệt như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. 

- Tính toán năng lực cung ứng và cơ sở hạ tầng phục vụ VTHKCC và người đi  bộ trong các dự án xây dựng và nâng cấp cơ  sở  hạ tầng đường bộ. Ưu tiên quyền sử  dụng đường cho các phương tiện VTHKCC  và người  đi bộ trong quá trình  khai thác  các cơ sở hạ tầng hiện hữu.  - Ưu tiên tham gia thị trường VTHKCC đối với các phương tiện sạch. Chủ động  xây dựng chính sách và kiến nghị Chính phủ về những ưu tiên cụ thể đối với các chương  trình, dự án phát triển VTHKCC thân thiện môi trường. Xây dựng quy chế trợ giá theo  mức phát thải ô nhiễm môi trường, hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả  kinh tế - xã hội và môi trường của dịch vụ VTHKCC, trong đó chính thức đưa chỉ tiêu  chi  phí  giảm  mức  phát  thải  ô  nhiễm  môi  trường  trên  km  xe  chạy  (So  với  mức  trung  bình) vào như một chỉ tiêu về chi phí để tính tính toán trợ giá.  - Đưa ra phí chống ùn tắc giao thông, hạn chế các loại ô tô lưu thông trong khu  vực hạn chế khí thải trong các giờ cao điểm.    - Xây dựng mạng lưới giao thông tiếp cận và cơ sở hạ tầng phục vụ cho người  khuyết tật. Quy định một tỷ lệ phương tiện nhất định phục vụ được cả người khuyết tật  trên một số tuyến, đảm bảo các chính sách xã hội trong hoạt động phục vụ nhu cầu đi  lại của cộng đồng.     

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

1-ThS  Nguyễn  Thị  Hồng  Mai,  TS  Từ  Sỹ  Sùa  (2002),  Giáo  trình:  Bảo  hiểm  trong giao thông vận tải, Nhà xuất bản: Giao thông vận tải.  2- ThS Nguyễn Thị Hồng Mai; ThS Trần Thị Lan Hương (2006), Giáo trình: Tổ  chức và quản lý vận tải ô tô, Nhà xuất bản: Giao thông vận tải.   3- ThS Nguyễn Thị Hồng Mai (2007), Đề xuất phương pháp xác định diện tích  giao thông tĩnh cho vận tải hành khách công cộng trong đô thị, Thư ký đề tài cấp bộ,  Mã số: B2007 - 04 - 44. 

4-  ThS  Nguyễn  Thị  Hồng  Mai;  ThS  Trần  Thị  Lan  Hương  (2008),  Giáo  trình:  Nhập môn Tổ chức vận tải ô tô, Nhà xuất bản Giao thông vận tải. 

5- ThS Nguyễn Thị Hồng Mai (2008), Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng  lực cạnh tranh của  vận tải hành  khách quốc tế bằng ô tô trong quá trình  hội nhập  và 

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị (Trang 140 - 164)