Bảng 2.9: Kết quả hoạt động của xe buýt tại Hà Nội trên các tuyến trợ giá   

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị (Trang 73 - 77)

Hình 2.1. Phân loại tuyến xe buýt

  Khi  nghiên  cứu  sâu  hơn  về  sự  trùng  lắp  tuyến  (Thông  qua hệ số trùng lặp

tuyến) có thể thấy rằng: Mạng lưới tuyến có hình dạng hỗn hợp, không có phân cấp rõ 

ràng về năng lực và vai trò của tuyến. Đa số các tuyến hình thành ở dạng kết nối trực  tiếp  giữa  các  điểm  phát  sinh/thu  hút  hành  khách  nên  hệ  số  trùng  lặp  tuyến  trên  1  số  đoạn lớn (Từ 7 tuyến trùng lặp trở lên). 

Bảng 2.4. Một số đoạn tuyến có hệ số trùng lặp tuyến lớn tại Hà Nội

TT Đoạn trùng lặp Hệ số trùng lặp 1  Lò Đúc – Trần Khát Chân  2  Vũ Trọng Phụng – Nguyên Tuân  3  Khuất Duy Tiến – Bến xe Hà Đông (cũ)  4  Daewoo – Cầu Giấy  7 – 9  5  Giáp Bát – Ngã Tư Vọng  6  Trần Đăng Ninh – Xuân Thủy  7  Long Biên – Cửa Bắc  8  Long Biên – Chương Dương  ≥ 10 

Hệ số trùng lặp tuyến cao chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành, vành đai 1-2  và 2-3 (bình quân từ 4 - 4,2), khu vực trong vành đai 1 là xấp xỉ 4 và ngoài vành đai 3  là  khoảng  2.8.  Điều  này  chứng  tỏ  mạng  lưới  xe  buýt  tại  Hà  Nội  hiện  đang  mất  cân  bằng nghiêm trọng giữa nội và ngoại thành và đặt ra vấn đề về sự cần thiết phải  mở  rộng mạng lưới xe buýt tới các khu vực chưa có xe buýt trên các địa bàn Hà Nội.  

2.2.2 Hiện trạng phương tiện hoạt động trên các tuyến

 Hiện nay, loại phương tiện dụng trong VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội được  chia ra làm 3 loại: Buýt nhỏ ( 24 - 30 chỗ) ; Buýt trung bình (45 - 60 chỗ) ; Buýt lớn  (≥80 chỗ). 

Bảng 2.5: Cơ cấu phương tiện buýt Hà Nội theo sức chứa qua các năm   

Số lượng xe Buýt TT Sức chứa 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1  Xe 24 chỗ  94  107  38  38  25  16  16  15  2  Xe 30 chỗ  50  50  37  51  36  36  43  22  3  Xe 45 chỗ  50  50  50  54  48  50  41  41  4  Xe 60 chỗ  328  359  429  440  490  482  526  593  5  Xe ≥80 chỗ  220  321  372  383  384  461  478  486  Tổng 742 887 926 966 983 1045 1104 1152 [20][34] 

Từ bảng 2.5 cho ta thấy  cơ  cấu đoàn phương tiện phục  vụ VTHKCC bằng xe  buýt  qua  các  năm  có  sự  tăng  trưởng  về  số  lượng,  riêng  trong  năm  2006  số  lượng  phương tiện tăng 19% so với năm 2005; từ năm 2007 số lượng phương tiện tăng bình  quân 4%/năm. Số lượng phương tiện buýt nhỏ (24 và 30 chỗ) giảm dần, thay vào đó là  số lượng buýt trung bình (45 - 60 chỗ) và buýt lớn (80 chỗ).   

Các phương tiện sử dụng cho hoạt động VTHKCC bằng xe buýt cũng có sự đổi  mới thường xuyên, tuy nhiên số phương tiện có số năm sử dụng trên 5 năm vẫn chiếm  tỷ lệ cao (Trên 50%), trong  khi các phương tiện dưới  2 năm đạt 16%  và các phương  tiện từ 2 - 4 năm đạt 28%. 

Các  loại  phương  tiện  sử  dụng  trong  VTHKCC  bằng  xe  buýt  hiện  nay  rất  đa  dạng về mác xe, các loại được sử dụng rộng rãi như Daewoo BS090, Daewoo BS105,  Hyundai,  Transico  B80,  Thaco  huyndai  115...  Trên  50%  phương  tiện  đảm  bảo  chất  lượng về tiêu chuẩn khí thải Euro 2, cá biệt còn một số loại phương tiện quá cũ, chất  lượng thấp, không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng dịch vụ cho hành khách. 

Về  mức  độ  sử  dụng  sức  chứa  của  xe  buýt  vào  giờ  cao  điểm  (Bảng  2.6)  thấy  rằng: Vào thời gian cao điểm nhu cầu tập trung chủ yếu ở vành đai 2-3. Hệ số sử dụng 

sức chứa phương tiện ở khu vực này rất cao (≥ 1,5), cá biệt, trên 1 số trục chính, hệ số  sử dụng sức chứa có thể đạt tới (2 - 3) trên những quãng đường dài từ vành đai 2 ra tới  vành đai 3 và khu vực ngoại thành.

Bảng 2.6. Phân tích mức độ sử dụng sức chứa phương tiện vào giờ cao điểm

Khu vực nghiên cứu Hệ số sử dụng

Sức chứa V. đai 1 V. đai 1-2 V. đai 2-3 Ngoài v. đai 3 Tổng

 ≤0,5  2,09%  0,60%  3,92%  -  6,62% 

0,5<  ≤1  4,31%  5,11%  13,61%  9,03%  32,06% 

1<  ≤1,5  3,13%  4,94%  8,47%  4,12%  20,66% 

 >1,5  1,87%  13,45%  14,46%  10,88%  40,66% 

Tổng  11,41%  24,11%  40,45%  24,03%  100,00% 

2.2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt

2.2.3.1 Điểm đầu cuối

         Năm 2012, toàn mạng lưới xe buýt của Hà Nội có 63 điểm đầu cuối. Trong số 63  điểm trên chỉ có Bến xe Giáp Bát, Bến xe Hà Đông, Bến xe Nam Thăng Long, Bến Xe  Mĩ  Đình,  điểm  đỗ  Đền  Lừ,  Long  Biên,  Thụy  Khuê,  Nguyễn  Công  Trứ,  Lạc  Trung,  Kim Mã, Thanh Xuân là có khu vực dành riêng cho xe buýt, các điểm khác chỉ là sử  dụng  tạm  thời  lòng  đường,  đất  lưu  thông  hay  đất  trong  phạm  vi  qui  hoạch  mở  rộng.  Nhìn chung Hà Nội còn thiếu các điểm đầu cuối, trừ các điểm đầu cuối là các bến xe  ra thì hầu hết các điểm đầu cuối còn lại chỉ đóng vai trò là chỗ quay trở đầu xe, không  đủ các thiết bị cần thiết. Điều này ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của xe trên tuyến  và chất lượng phục vụ hành khách. 

2.2.3.2 Điểm trung chuyển

         Thành Phố chỉ có 3 điểm trung chuyển dành cho xe buýt đó là điểm trung chuyển  Long Biên và Cầu Giấy và gần đây nhất là điểm trung chuyển Nhổn. Đây là ba điểm  trung  chuyển  được  thiết  kế  mẫu,  đáp  ứng  được  nhu  cầu  chuyển  tiếp  của  hành  khách  trên các tuyến xe buýt khác nhau. Tại các điểm trung chuyển này, nhà chờ không có đủ  chỗ cho hành  khách, tình hình an ninh trật tự, tình trạng bán hàng rong diễn ra phức  tạp  gây  khó  khăn  cho  phương  tiện  trong  việc  ra  vào  đón  trả  khách  cũng  như  mất  an  toàn cho hành khách khi tiếp cận lên phương tiện, đặc biệt vào giờ cao điểm. 

  Hai điểm trung chuyển Cầu Giấy và Long Biên được đặt tại các vị trí có nhiều  tuyến buýt đi qua, số lượng xe buýt thông qua và số lượng hành khách là rất lớn. Việc 

xây dựng các điểm trung chuyển đã giải quyết được nhiều vấn đề như: giảm tình trạng  xung đột giao thông tại các khu vực này, thuận tiện cho hành khách trong việc tiếp cận  dịch vụ xe buýt…   (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3.3 Điểm dừng, nhà chờ trên tuyến

      Năm  2012,  toàn  mạng  lưới  có  1812  điểm  dừng  xe  buýt,  số  điểm  dừng  có  nhà  chờ  là 350 điểm. Tại hầu hết các điểm dừng không thiết  kế dải tiếp cận cho xe buýt,  thiếu các thiết bị chỉ dẫn an toàn cũng như tính hợp lý trong công tác vận hành. Tất cả  các điểm dừng đều có biển báo. Các điểm dừng chủ yếu là tận dụng vỉa hè, lề đường,  vì vậy khi xe buýt đón trả khách thường gây ra các xung đột giao thông trên đường. 

2.2.4 Hiện trạng tổ chức quản lí điều hành VTHKCC tại Hà Nội.

2.2.4.1 Công tác tổ chức vận hành trên tuyến

  Mạng lưới  tuyến xe buýt Hà Nội được  tổ chức theo dạng tuyến trực tiếp chưa  có  sự  phân  công  rõ  ràng  về  chức  năng  hoạt  động  của  tuyến.  Phương  tiện  bố  trí  hoạt  động trên các tuyến được lựa chọn dựa vào kinh nghiệm của cán bộ vận tải nên chưa  thực sự đạt hiệu quả cao. 

  Hình  thức  chạy  xe  đang  áp  dụng  còn  đơn  điệu,  chủ  yếu  là  hình  thức  chạy  xe  thông thường triển khai trên 67 tuyến buýt trợ giá vào tất cả các khoảng thời gian trong  ngày. Hình thức chạy xe nhanh triển khai vào giờ cao điểm trên 12 tuyến với tần suất  chạy xe rất thưa. 

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu khai thác phương tiện bình quân trên toàn mạng lưới

TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị

01  Chiều dài tuyến  Lt  Km  24,7  02  Cự ly huy động bình quân  lhđ  Km  23,2  03  Sức chứa bình quân phương tiện  qtk  Chỗ  66,8  04  Hệ số sử dụng sức chứa bình quân     -  0,82  05  Thời gian hoạt động của tuyến  TH  Giờ  1417,5  06  Khoảng cách chạy xe  - Khoảng cách chạy xe nhỏ nhất  - Khoảng cách chạy xe lớn nhất  I  Imin  Imax    Phút    5  30  07  Tốc độ khai thác phương tiện  VK  Km/h  16,7  08  Năng suất 1 chuyến xe  WQch  HK/chuyến  118  09  Năng suất ngày xe  WQng  HK/ngày  1.110  10  Hệ số xe vận doanh  vd  -  0,76 

  Biểu đồ  vận hành trên tuyến được  xây dựng  cho ngày làm  việc  và ngày nghỉ,  tuy  nhiên  chưa  có  sự  phân  biệt  rõ  nét.  Các  thông  số  vận  hành  để  xây  dựng  biểu  đồ 

được  xác  định  dựa  trên  kinh  nghiệm  hoặc  khảo  sát  thực  tế  nên  chưa  thực  sự  hợp  lý.  Việc phối hợp biểu đồ hoạt động của các tuyến trong toàn mạng chưa được chú ý gây  khó  khăn  cho  hành  khách  khi  chuyển  tuyến  và  làm  giảm  hiệu  quả  hoạt  động  chung  trên toàn mạng. 

2.2.4.2 Công tác quản lý giám sát hoạt động VTHKCC

a- Mô hình quản lý Nhà nước về VTHKCC

  Hiện tại,  công tác quản lí của Nhà nước  về VTHKCC Hà Nội được  thực hiện  theo sơ đồ ở hình 2.2. 

  Trung tâm Quản lí và Điều hành Giao thông đô thị Hà Nội (Tramoc) thuộc Sở  GTVT Hà Nội là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu  riêng, có chức năng giúp Giám đốc Sở GTVT quản lý và điều hành VTHKCC trên địa  bàn  thành  phố.  Tramoc  có  thẩm  quyền  quản  lí  mạng  lưới  xe  buýt  (Phân  tuyến,  các  điểm dừng và các bến xe); Nghiên cứu và xây dựng các qui định và tiêu chuẩn, thể chế  liên quan đến giao thông vận tải công cộng; Điều phối nguồn trợ cấp của chính quyền  Thành phố cho các công ty tham gia hoạt động vận tải xe buýt tại Hà Nội. 

 

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị (Trang 73 - 77)