Với mỗi lô thí nghiệm chúng tôi tiến hành theo dõi thời gian từ khi gieo cho đến khi trỗ bông và chín. Thời gian trỗ bông được tính từ khi gieo cho đến khi trỗ bông. Thời gian chín được tính từ khi gieo cho đến khi có khoảng 85% số hạt trờn bụng chín. Kết quả thu được theo bảng 3.8:
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của phóng xạ đến thời gian sinh trưởng cỏc dũng lúa
Liều chiếu Đối chứng 10Kr 12Kr 15Kr
Thời gian trỗ bông (ngày) Thời gian chín (ngày) Thời gian trỗ bông (ngày) Thời gian chín (ngày) Thời gian trỗ bông (ngày) Thời gian chín (ngày) Thời gian trỗ bông (ngày) Thời gian chín (ngày) Dòng N18 106±2 142±2 100±2 135±2 105±2 140±2 108±2 145±2 Dòng N46 110±2 149±2 110±2 146±2 112±2 150±2 112±2 147±2 Dòng N91 106±2 142±2 106±2 144±2 106±2 145±2 110±2 149±2 Dòng NV1 115±2 155±2 117±2 155±2 115±2 148±2 117±2 156±2
Bảng số liệu cho thấy:
- Đối với dòng N18, thời gian trỗ bông ở liều chiếu 12krad và 15krad không chênh lệch đáng kể so với lô đối chứng. Ở liều chiếu 10krad thời gian trỗ bông sớm hơn 6 ngày so với lô đối chứng và sớm hơn 8 ngày so với liều chiếu 15krad. Điều này dẫn đến thời gian chín ở liều chiếu 10krad cũng sớm hơn so với lô đối chứng 7 ngày và sớm hơn 10 ngày so với liều chiếu 15krad. Đây có thể được coi là biến dị rút ngắn thời gian sinh trưởng ở lúa.
- Đối với dòng N46, thời gian sinh trưởng ở các liều chiếu không có sự chênh lệch đáng kể so với lô đối chứng.
- Đối với dòng N91, thời gian sinh trưởng ở liều chiếu 10krad và 12krad tương tự như ở lô đối chứng. Ở liều chiếu 15krad, thời gian sinh trưởng kéo dài hơn một chút so với lô đối chứng, cụ thể, thời gian trỗ bông muộn hơn 4 ngày, thời gian chín muộn hơn 7 ngày.
Luận văn Thạc sỹ Sinh học Vũ Xuân Dương
- Đối với dòng NV1, thời gian trỗ bông ở các liều chiếu tương đối đồng đều, điều này kéo theo thời gian chín ở liều chiếu 10krad và 15krad và lô đối chứng cũng đồng đều. Riêng ở liều chiếu 12krad mặc dù cùng trỗ bông với lô đối chứng nhưng lại chín sớm trước 7 ngày so với lô đối chứng.
Hình 3.21: Biến dị chín sớm ở dòng lúa N18 liều chiếu 10Kr
3.3.4. Ảnh hưởng của phóng xạ đến phổ điện di của cỏc dũng lỳa nghiên cứu
Nhằm từng bước tiến tới làm sáng tỏ cơ chế phân tử của các dạng đột biến về chiều cao cây lúa và phát hiện ra những maker phân tử có ý nghĩa trong việc chọn tạo giống lúa nửa lùn hoặc lùn. Chúng tôi tiến hành phân tích và so sánh phổ điện di isozyme của các dạng biến dị thấp cây thu được ở các liều chiếu xạ khác nhau so với lô đối chứng không chiếu xạ.
Các mẫu sử dụng để điện di được ký hiệu như sau:
1. N18-ĐC 5. N46-ĐC 9. N91-ĐC 13. NV1-ĐC 2. N18-10Kr 6. N46-10Kr 10. N91-10Kr 14. NV1-10Kr 3. N18-12Kr 7. N64-12Kr 11. N91-12Kr 15. NV1-12Kr 4. N18-15Kr 8. N46-15Kr 12. N91-15Kr 16. NV1-15Kr
Luận văn Thạc sỹ Sinh học Vũ Xuân Dương