Các hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Một phần của tài liệu tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đại tín chi nhánh hà nội (2) (Trang 32 - 37)

Huy động vốn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn bằng VND và ngoại tệ từ các nguồn vốn trong nước dưới các hình thức chủ yếu sau:

o Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của KH

o Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu dưới tên ngân hàng TMCP Đại Tín

o Vay vốn của các tổ chức tài chính trên các loại thị trường

Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng

o Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo cơ chế hiện hành bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, hộ gia đình và cá nhân có nhu cầu

o Chiết khấu các chứng từ có giá

o Các nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh

o Mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối

o Dịch vụ thanh toán trong nước và ngoài nước giữa các khách hàng

o Tham gia đấu thầu mua trái phiếu, tín phiếu Chính phủ, trái phiếu NHNN, trái phiếu kho bạc nhà nước trên thị trường do NHNN tổ chức khi được Tổng giám đốc cho phép

o Dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng

2.2.2 Khái quát tình hình kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín chi nhánh Hà Nội

2.2.2.1 Hoạt động huy động vốn:

Trước tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, công tác huy động vốn của các ngân hàng thương mại cũng rất gian nan. Đứng trước tình hình ấy, chi nhánh đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong hoạt động huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn vào hoạt động kinh doanh của mình bằng các nghiệp vụ huy động vốn phong phú với nhiều loại tiền gửi khác nhau, lãi suất linh hoạt thu hút khách hàng. Và đặc biệt là sự định hướng chỉ đạo hết sức đúng đắn và hỗ trợ sâu sát của ban lãnh đạo chi nhánh Hà Nội, ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín, chi nhánh đã đạt được những kết quả tốt trong công tác huy động vốn của mình.

Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn huy động

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng nguồn vốn 725,335 928,429 1,058,409

Nguồn vốn nội tệ 495,234 628,947 698,131

Nguồn vốn ngoại tệ 230,101 299,482 360,278

Nguồn: Báo cáo nhanh hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Biểu đồ 2.1: tổng huy động vốn.

Nguồn: Báo cáo nhanh hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Như vậy , qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng lên, từ 725,335 triệu đồng năm 2010 tới 1,058,409 triệu đồng năm 2012 tương ứng với tốc độ tăng xấp xỉ 46%. Nguyên nhân là do hàng năm chi nhánh đều đưa ra nhiều đợt huy động vốn với nhiều kì hạn và lãi suất hấp dẫn, đồng thời chi nhánh đã có chiến lược kinh doanh phù hợp, thường xuyên đưa ra các hình thức huy động tiết kiệm dự thưởng nhân các ngày lễ, tết, kỉ niệm nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức kinh tế, đáp ứng hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển

2.2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng, là kênh đầu tư mang lại nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Ngân hàng cung cấp tín dụng để bù đắp vốn thiếu hụt tạm thời cho các hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp và các cá nhân trong nền kinh tế. Trong những năm qua tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động cho vay tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Mặc khác chịu tác động trực tiếp của hoạt động huy động vốn nên dư nợ tín dụng của chi nhánh có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng giảm.

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn:

Nguồn: Báo cáo nhanh hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Tương quan với số lượng huy động được, tăng trưởng tín dụng cũng được tăng lên về số tuyệt đối, nhưng tỷ lệ tăng chậm hơn. Cụ thể năm 2011 tổng dư nợ là 603.479 trđ tăng 110.251 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng 22% so với năm 2010. Nhưng bước sang năm 2012 tốc độ đó giảm xuống, chỉ tăng thêm 63.319 trđ tương ứng với tỷ lệ 10%. Đối với loại tiền cho vay năm 2012 thì quy mô cho vay bằng ngoại tệ và nội tệ vẫn tăng, nhưng xu hướng về tốc độ là giảm so với năm 2011. Nội tệ cho vay năm 2011 tăng 19% trong khi năm 2012 chỉ tăng 12%. Tương tự đối với ngoại tệ, cho vay năm 2011 tăng 35% trong khi năm 2012 chỉ tăng 4%.

Biểu đồ 2.2 Dư nợ tín dụng chi nhánh

Nguồn: Báo cáo nhanh hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Nguyên nhân tốc độ tăng trưởng cho vay trong thời gian qua không cao là do nguồn vốn huy động hạn chế, một phần do chính sách thắt chặt cho vay phi sản xuất và ngưng cho vay vàng nên đối tượng cho vay cũng bị thu hẹp đối với toàn ngân hàng nói chung và đối với chi nhánh nói riêng. Ngoài ra do nền kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp làm ăn rất khó khăn, việc vay vốn ngân hàng làm cho doanh nghiệp sau khi trừ chi phí và lãi có thể dẫn đến mức lợi nhuân thấp hoặc lỗ. Bên cạnh đó do vấn đề nợ xấu trở thành mối đe dọa cho các ngân hàng, đặc biệt là

các ngân hàng nhỏ, uy tín không cao. Chính vì thế chi nhánh cũng hạn chế cho vay hơn để giảm thiểu rủi ro tín dụng

2.2.2.3 Lợi nhuận trước thuế:

Bảng 2.3: Số liệu lợi nhuận trước thuế:

Nguồn báo cáo nhanh hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế

Nguồn: Báo cáo nhanh hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 15.121 triệu đồng, đạt 126% kế hoạch được giao của chi nhánh, năm 2011 đạt 19.204 triệu đồng, tăng 27% so với năm 2010 và đạt 106% kế hoạch được giao; năm 2012 đạt 24.005triệu đồng, Tăng 4.861 trđ so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng 25% so với năm 2011 và đạt 92% so với kế hoạch đạt ra. Qua số liệu trên ta thấy, do nền kinh tế có nhiều những biến động không tốt cùng với việc khó khăn trong huy động vốn nên năm 2012 chi nhánh đã không hoàn thành được kế hoạch về lợi nhuận trước thuế đặt ra. Tuy nhiên nhìn tổng thể lại thì NHTMCP Đại Tín Chi nhánh Hà Nội vẫn thực hiện tốt công tác đảm bảo tốt hoạt động kinh doanh có lãi, đồng thời đã mở rộng được mạng lưới kinh doanh, đa dạng hóa các danh mục sản phẩm, và cố gắng đáp ứng tốt nhất nhu cầu

của khách hàng, làm tăng doanh thu và hướng tới mục tiêu lợi nhuận cho Ngân hàng.

2.3 Thực trạng hiêu quả hoạt động huy động vốn tại NHTMCP Đại Tín chi nhánh Hà Nội

Xác định công tác huy động vốn là trọng tâm và xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín chi nhánh Hà Nội, chi nhánh đã tập trung thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh công tác huy động vốn. Hiện nay, công tác huy động vốn đặc biệt là huy động trung dài hạn là bài toán khó đối với các NHTM. Điều này đòi hỏi các NHTM phải có các biện pháp hữu hiệu, có các chiến lược huy động vốn đúng đắn để thu hút được nguồn vốn đảm bảo cho đầu ra của ngân hàng. Chỉ trên cơ sở có nguồn vốn ổn định và giá cả hợp lý các NHTM mới thực hiện được mục tiêu lợi nhuận của mình

Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế thường là nguồn vốn rẻ nhất, nhưng không có tính ổn định. Đó là những nguồn thu từ kết quả hoạt động kinh doanh, liên kết…Các nguồn vốn này phần lớn được chu chuyển vào các tổ chức kinh tế thông qua tài khoản thanh toán tại các ngân hàng nhưng cũng tồn tại một số nguồn của các TCKT không qua ngân hàng. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải có chính sách mềm dẻo, phù hợp để thu hút nguồn vốn này. Trong thời gian qua, mặc dù cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng chi nhánh luôn bám sát mục tiêu kinh doanh, thực hiện tốt chính sách khách hàng, từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn. Kết quả huy động vốn đạt được qua những năm qua thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Một phần của tài liệu tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đại tín chi nhánh hà nội (2) (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w