Phương pháp trồng nấm Sò (Pleurotus pulmonarius)

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sử dụng bã sắn trước và sau lên men thu enzyme để nuôi trồng nấm ăn (Trang 43 - 44)

- Những điều kiện cơ bản để trồng nấm sò [1]:

* Nấm sò có thể trồng quanh năm nhưng thuận lợi nhất từ tháng 9 năm trước tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ thích hợp nhất với nấm sò:

+ Nhúm chịu lạnh từ 13- 200C (P. ostreatus).

+ Đối với nhúm chịu nhiệt độ cao từ 24- 280C (P.pulmonarius). * Độ ẩm cơ chất trồng nấm từ 60- 65%, độ ẩm không khí >80% * Cơ chất trồng nấm và nước tưới cần pH=6,5- 7,0.

* Ánh sáng: Không cần thiết trong thời kỳ nuôi sợi, khi nấm hình thành quả thể cần ánh sáng khuếch tán (đọc sách được trong phòng).

* Độ thông thoáng: Cần thiết trong giai đoạn nuôi sợi. Khi nấm lên thông thoáng vừa phải.

* Dinh dưỡng: Sợi nấm sò sử dụng trực tiếp nguồn cellulose của cơ chất. Có thể bổ sung thêm các chất phụ gia giàu chất đạm, khoáng trong giai đoạn xử lý nguyên liệu.

- Nguyên liệu trồng nấm sò: Tất cả các loại nguyên liệu có chứa cellulose đều có thể dùng để trồng nấm sò. Nhưng phổ biến nhất là trồng nấm sò trên rơm rạ, bông phế liệu, mùn cưa dễ xử lý, hiệu quả cao. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng loại nguyên liệu mới là bã sắn kết hợp với rơm để nuôi trồng nấm sò. Dưới đõy là các phương pháp xử lý từng loại nguyên liệu cụ thể:

* Xử lý nguyên liệu rơm rạ: Rơm rạ chặt ngắn 10-15cm, ngâm trong nước vôi 15-20 phút, vớt ra để ráo nước 1-2 ngày sao cho độ ẩm đạt 65% là được.

* Xử lý bã sắn phế thải: Bã sắn các loại được phối trộn khoáng và làm ẩm đến khoảng 65% bằng nước.

Các nguyên liệu này sau khi kiểm tra đủ độ ẩm, cho vào túi nylon chịu nhiệt đem hấp khử trùng trong nồi áp suất ở áp suất 1 atmotphe, nhiệt độ 1210C, thời gian 60 phút.Để nguội, phối trộn rơm rạ và bã sắn theo những tỷ lệ thí nghiệm. Đóng bịch vào túi nilon chịu nhiệt kích cỡ 25ì35cm, trọng lượng 1,2-1,5kg/túi, nút túi bằng ống nhựa và bông không thấm nước đem hấp khử trùng lần 2 tương tự như lần 1. Sau khi hấp xong lấy bịch nấm ra để nguội trong phòng cấy vô trùng và cấy giống.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sử dụng bã sắn trước và sau lên men thu enzyme để nuôi trồng nấm ăn (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)