Hệ thống truyền lực của ô tô có tác dụng truyền chuyển động hay lực hoặc mômen xoắn từ động cơ đến các bánh ô tô chủ động. Trị số của lực hay mômen xoắn này có thể thay đổi theo điều kiện làm việc của ô tô.
Các yêu cầu cơ bản của hệ thống truyền lực cho ô tô thiết kế:
- Có kích thước nhỏ gọn để dễ dàng bố trí lên ô tô.
- Sức kéo của hệ thống truyền lực có khả năng tải được khối lượng khoảng 578kg, vận tốc ≤ 30(km/h).
- Hệ thống phải có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, giá thành hợp lý nhưng vẫn đảm bảo thõa mãn được các đặc tính kỹ thuật cơ bản của hệ thống truyền lực cho ô tô thiết kế.
3.5.2. Phân tích các phương án bố trí hệ thống truyền lực trên ô tô
Hiện nay trên ô tô điện có rất nhiều kiểu bố trí hệ thống truyền lực khác nhau, các kiểu bố trí đó chủ yếu là dựa vào sự biến thể về cách bố trí động cơ điện cũng như đặc điểm của động cơ điện, sau đây là một số kiểu bố trí thông dụng:
Hình 3.27: Cấu hình hệ thống truyền lực cho ô tô điện
M- Động cơ điện; GT- Hộp giảm tốc; VS- Truyền lực chính và vi sai
Ở phương án (a) thì động cơ điện và cầu chủ động được đặt thành một hàng dọc, cầu chủ động nằm ở phía sau và để truyền mômentừ động cơ đến cầu chủ động thì người ta dùng trục các đăng. Ưu điểm chính của phương án là tính điều khiển và ổn định tốt khi ô tô chạy trên đường cong.Nhược điểm của phương án này là sử dụng trục các đăng nên làm tăng khối lượng của ô tô, giảm hệ số tin cậy.
Với phương án (b) thì động cơ điện, cặp bánh răng cố định và bộ vi sai có thể được bố trí tích hợp thành cụm trong khoảng giữa hai bán trục bánh ô tô chủ động. Việc điều khiển càng đơn giản và chắc chắn, tăng trọng lượng phân bố lên cầu chủ động do đó có khả năng tận dụng được trọng lượng bám trong các điều kiện đường thông thường. Nhưng cũng chính điều này có thể làm cho lốp sau mài mòn lớn.
Trong phương án (c) thì truyền động vi sai được thay thế bằng cách sử dụng hai động cơ điện. Mỗi động cơ dẫn động một bánh ô tô và hoạt động ở một tốc độ khác
nhau khi ô tô chuyển hướng hay quay vòng.Yêu cầu chính là việc điều khiển hai động cơ điện phải chính xác trong từng chế độ hoạt động của ô tô.
Nhằm loại bỏ hoàn toàn truyền động bánh răng giữa động cơ điện và bánh ô tô chủ động, ở phương án (d) thì đầu ra của rotor động cơ điện tốc độ thấp đặt bên trong bánh ô tô có thể được kết nối trực tiếp với các bánh ô tô. Việc kiểm soát tốc độ của động cơ điện tương đương với việc kiểm soát tốc độ của bánh ô tô cũng như tốc độ của ô tô. Tuy nhiên đòi hỏi các động cơ điện phải có một mômen xoắn cao hơn để đảm bảo được việc khởi động và tăng tốc ô tô một cách hiệu quả hơn.
Từ những phương án trên thì ta thấy mỗi một phương án đều có những ưu nhược điểm riêng và tùy thuộc vào mục đích cũng như ý đồ của người thiết kế mà sẽ lựa chọn các phương án thích hợp. Với ý tưởng của nhóm là thiết kế một chiếc ô tô chạy bằng năng lượng điện là chính nhưng kèm theo đó là sử dụng thêm mặt trời bổ sung vì hiện nay khả năng tích trữ điện từ nguồn năng lượng mặt trời còn rất hạn chế.